Đề thi HK2 môn GDCD 7 năm 2021-2022
Trường THCS Chu Văn An
-
Câu 1:
Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi thi được gọi là gì?
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Truyền giáo.
D. Mê tín dị đoan.
-
Câu 2:
Nhà nước ta là Nhà nước của ai?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì Chính phủ.
B. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
C. Nhà nước ta là Nhà nước của công nhân, trí thức.
D. Nhà nước ta là Nhà nước của thế giới.
-
Câu 3:
Cơ quan nào có quyền lập hiến và lập pháp?
A. Hội đồng nhân dân.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
-
Câu 4:
Lòng tin vào điều gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như thần linh, thượng đế, chúa trời được gọi là gì?
A. Di sản.
B. Tôn giáo.
C. Tín ngưỡng
D. Mê tín dị đoan.
-
Câu 5:
Hãy nêu trách nhiệm công dân với đất nước?
A. Giám sát góp ý vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.
B. Thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
C. Giúp cán bộ nhà nước thi hành nhiệm vụ.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 6:
Hành vi nào cần phải lên án?
A. Giữ trật tự khi đến chùa.
B. Ăn trộm tiền của chùa.
C. Giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói giảm nghèo.
D. Không dẫm lên cỏ, ngắt hoa trong chùa.
-
Câu 7:
Theo em, khi đi tới những nơi thờ tự, chúng ta cần làm gì?
A. Ăn mặc hợp mốt.
B. Nói to.
C. Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan nơi thờ tự.
D. Đốt thật nhiều vàng mã.
-
Câu 8:
Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Lờ đi và coi như không biết.
C. Báo với chính quyền địa phương.
D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.
-
Câu 9:
Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội được gọi là gì?
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Hội đồng nhân dân.
D. Ủy ban nhân dân.
-
Câu 10:
Bộ máy nhà nước được chia thành bao nhiêu cấp?
A. Ba cấp.
B. Bốn cấp.
C. Năm cấp.
D. Sáu cấp.
-
Câu 11:
Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là gì?
A. Tín ngưỡng.
B. Truyền giáo.
C. Tôn giáo.
D. Mê tín dị đoan.
-
Câu 12:
Trong nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta không quy định điều nào sau đây?
A. Công dân không có quyền theo tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.
C. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền thôi không theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
D. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền chuyển sang theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
-
Câu 13:
Đăng kí tạm trú, tạm vắng tới cơ quan nào tại địa phương?
A. Hội đồng nhân dân xã.
B. Đảng ủy xã.
C. Ủy ban nhân dân xã.
D. Công an.
-
Câu 14:
Hành vi nào sau đây không cần lên án?
A. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo.
B. Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Gây mâu thuẫn, mất đoàn kết chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Mặc quần áo ngắn khi đi chùa.
-
Câu 15:
Chủ tịch nước ta nhiệm kì 2021 - 2026 là ai?
A. Ông Nguyễn Phú Trọng.
B. Ông Phùng Xuân Nhạ.
C. Ông Phùng Quang Thanh.
D. Ông Nguyễn Xuân Phúc.
-
Câu 16:
Một số việc mà gia đình em đã làm với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) của em?
A. Bố mẹ đi đăng kí cấp sổ đỏ.
B. Đăng kí cấp lại sổ hộ khẩu gia đình.
C. Xin công chứng một số giấy tờ.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 17:
Nộp đơn khiếu nại tranh chấp đất đai với hàng xóm em sẽ đến cơ quan nào để giải quyết tại địa phương?
A. Chính phủ.
B. Tòa án nhân dân.
C. Ủy ban nhân dân xã.
D. Viện Kiểm sát.
-
Câu 18:
Gia đình em đến Uỷ ban nhân dân xã (phường thị trấn) để giải quyết những công việc nào sau đây?
A. Xin cấp giấy khai sinh.
B. Xin đăng ký hộ khẩu.
C. Xin sổ khám bệnh.
D. Xác nhận bảng điểm học tập.
-
Câu 19:
Ai là người có trách nhiệm cấp sổ hộ khẩu cấp xã?
A. Trưởng công an xã.
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
D. Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã.
-
Câu 20:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Nghị quyết.
B. Thông tư.
C. Quyết định.
D. Pháp luật.
-
Câu 21:
Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. V là người không tự tin.
B. V là người tiết kiệm.
C. V là người nói khoác.
D. V là người trung thực.
-
Câu 22:
Dù gia đình G nghèo nhưng G luôn học tập chăm chỉ và đạt thành tích cao trong học tập. G nói rằng: Gia đình mình tuy nghèo nhưng mọi người rất thương yêu nhau và mình sẽ quyết tâm mai sau trở thành 1 bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho người nghèo. Câu nói của G thể hiện điều gì?
A. G là người tự tin.
B. G là người tự ti.
C. G là người khiêm tốn.
D. G là người tiết kiệm.
-
Câu 23:
Đức tính nào đối lập với trung thực?
A. Khiêm tốn.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Giả dối.
-
Câu 24:
Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ gì với nhau?
A. Rèn luyện, lao động, học tập
B. Học tập, vui chơi, làm việc
C. Hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình
D. Cả A và C đều đúng
-
Câu 25:
Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của ai?
A. Gia đình
B. Nhà trường
C. Gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân.
D. Nhà nước
-
Câu 26:
Hãy chỉ ra đâu là di sản văn hoá phi vật thể?
A. Không gian cồng chiêng Tây Nguyên
B. Thánh địa Mĩ Sơn
C. Cố đô Huế
D. Phố cổ Hội An
-
Câu 27:
“Trẻ em có quyền khai sinh và có quốc tịch” thuộc nhóm quyền gì?
A. Quyền giáo dục.
B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền bảo vệ.
D. Quyền phát triển.
-
Câu 28:
Rừng bị chặt phá trên thượng nguồn gây ra tác động thế nào?
A. Cân bằng sinh thái.
B. Dễ dàng gây mưa.
C. Môi trường sạch đẹp trong lành.
D. Lụt lội, xói mòn, sạc lở đất.
-
Câu 29:
............... là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người.
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Tự nhiên.
C. Thiên nhiên.
D. Môi trường.
-
Câu 30:
Những hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?
A. Đi chợ nấu ăn, làm ra nhiều tiền để giúp gia đình.
B. Rửa chén, rửa bát, quét nhà, bồng em.
C. Chăm chỉ việc nhà, lễ phép với người lớn nhưng lười học.
D. Không lễ phép với các thầy cô khác khi đến họ đến thăm lớp mình.
-
Câu 31:
Hành vi nào sau đây gây ô nhiễm và phá hủy môi trường?
A. Khai thác thủy hải sản theo chu kì.
B. Phá rừng để trồng cây cà phê.
C. Khai thác gỗ theo kế hoạch gắn liền với cải tạo rừng.
D. Trồng cây gây rừng.
-
Câu 32:
Hãy chỉ ra yêu cầu của làm việc có kế hoạch?
A. Chi tiết các nhiệm vụ.
B. Thời gian tùy theo sở thích cá nhân.
C. Không cần đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và học tập.
D. Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.
-
Câu 33:
Hãy chỉ ra yếu tố thuộc về tự nhiên?
A. Nhà máy.
B. Trường học.
C. Rừng cây.
D. Xí nghiệp.
-
Câu 34:
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào?
A. Đặc biệt quan trọng với con người.
B. Thể hiện tâm linh con người.
C. Ngăn chặn tác động xấu của con người.
D. Thể hiện giá trị của con người.
-
Câu 35:
Để có thể thực hiện kế hoạch đã đặt ra cần có đức tính gì?
A. Quyết tâm vượt khó, kiên trì, sáng tạo.
B. Đoàn kết.
C. Yêu thương con người.
D. Chí công vô tư.
-
Câu 36:
Với cách làm việc theo kế hoạch sẽ đem lại kết quả gì?
A. Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.
B. Chủ động thời gian làm việc.
C. Nề nếp.
D. Cả ba ý A, B, C.
-
Câu 37:
Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của .......?
A. Xã hội.
B. Thế giới.
C. Gia đình.
D. Đạo đức.
-
Câu 38:
Để thực hiện tốt “sống và làm việc có kế hoạch” học sinh phải làm gì?
A. Nhờ người khác lập ra kế hoạch cho mình thực hiện.
B. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
C. Chẳng cần kế hoạch.
D. Bố mẹ bảo thì mình làm.
-
Câu 39:
Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội?
A. Đánh chửi người già yếu.
B. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
C. Lăng mạ những người tàn tật.
D. Chơi đùa trên bãi cõ mặc cho có biển cấm dẫm lên cỏ.
-
Câu 40:
Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là gì?
A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.