Đề thi HK2 môn GDCD 7 năm 2023-2024
Trường THCS Chu Văn An
-
Câu 1:
Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện người không có tính tiết kiệm tiền?
A. Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có.
B. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
C. Bớt bát mát mặt.
D. Phí của trời, mười đời chẳng có.
-
Câu 2:
Học sinh tranh thủ thời gian rảnh để làm các sản phẩm thủ công để bán lấy tiền phụ giúp thêm bố mẹ và làm từ thiện. Việc làm đó thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Biết sống có kế hoạch.
B. Biết học tập tự giác, tích cực.
C. Biết tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
D. Biết giữ gìn truyền thống quê hương.
-
Câu 3:
Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về vấn đề quản lí tiền?
A. Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.
B. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.
C. Làm ra tiền đã khó nhưng quản lí chi tiêu, thực hành tiết kiệm còn khó hơn.
D. Học sinh có thể tăng thêm thu nhập bằng cách làm đồ thủ công để bán.
-
Câu 4:
M muốn mua một quả bóng rổ đá giá 100.000 đồng nhưng bạn chỉ có 40.000 đồng. M hỏi vay bạn Q thêm 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q cùng chơi. Nếu là Q, em nên lựa chọn các ứng xử nào sau đây để thể hiện mình là người biết quản lí tiền.
A. Không cho M vay, vì sợ bạn không trả cho mình.
B. Cho M vay, vì bạn sẽ cho mình chơi cùng.
C. Khuyên M nên tiết kiệm tiền khi nào đủ tiền sẽ mua bóng.
D. Nói dối M là: mình không có tiền nên không thể cho M vay.
-
Câu 5:
Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng với 3 người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?
A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình.
B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử.
C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá.
D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.
-
Câu 6:
Nhận định nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật của nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý.
C. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá.
D. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý.
-
Câu 7:
Em tán thành với ý kiến nào sau đây khi nói về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao.
B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.
C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết.
D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
-
Câu 8:
Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây khiến con người sa vào tệ nạn xã hội?
A. Bố mẹ nuông chiều con cái.
B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội.
C. Kinh tế kém phát triển.
D. Lười làm, ham chơi, đua đòi.
-
Câu 9:
Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về vấn đề tệ nạn xã hội?
A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.
B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.
D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS.
-
Câu 10:
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về các vấn đề tệ nạn xã hội?
A. Sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật.
B. Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật.
C. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
D. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.
-
Câu 11:
Những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là gì?
A. tệ nạn xã hội.
B. vi phạm đạo đức.
C. vi phạm quy chế.
D. vi phạm pháp luật.
-
Câu 12:
Nhận định nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy?
A. Làm rối loạn trật tự xã hội.
B. Là một nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.
C. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
-
Câu 13:
Tệ nạn xã hội nào sau đây được xem là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?
A. Cờ bạc.
B. Ma túy và mại dâm.
C. Rượu chè.
D. Thuốc lá.
-
Câu 14:
Pháp luật không nghiêm cấm các trường hợp nào sau đây?
A. Hành nghề mê tín, dị đoan.
B. Mua bán trái phép chất ma túy.
C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh.
D. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
-
Câu 15:
Ý nào sau đây không phải là biện pháp để phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Nhận thức được tác hại của các tệ nạn xã hội.
B. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
C. Sống giản dị, lành mạnh.
D. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.
-
Câu 16:
Nhận định nào dưới đây không phản ánh đúng với hậu quả của tệ nạn xã hội?
A. Gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tâm lí.
B. Suy giảm kinh tế bản thân và gia đình.
C. Cản trở sự phát triển của đất nước.
D. Góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội.
-
Câu 17:
Trường hợp nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.
B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.
C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.
D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.
-
Câu 18:
Khi được một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Đồng ý vào chơi cùng bạn.
B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi.
C. Khuyên bạn không nên chơi vì đó cũng là một hình thức đánh bạc.
D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia.
-
Câu 19:
Nếu tình cờ phát hiện kẻ buôn bán ma tuý, em nên lựa chọn cách hành động nào sau đây?
A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị kẻ buôn bán ma túy trả thù.
B. Ngay lập tức hô hoán rồi cùng người dân xung quanh vây bắt.
C. Không quan tâm vì chống tội phạm ma túy không phải là việc của mình.
D. Bí mật báo cho cơ quan công an biết để họ kịp thời theo dõi, vây bắt.
-
Câu 20:
Một nhóm bạn gồm P, L, K rủ T cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, T đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi đánh bài ăn tiền vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Bạn P.
B. Bạn K.
C. Bạn L.
D. Bạn T.
-
Câu 21:
Bộ luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã nghiêm cấm hành vi nào giữa con cái với cha mẹ?
A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.
-
Câu 22:
Quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào?
A. Luật trẻ em.
B. Luật lao động.
C. Luật tố tụng hình sự.
D. Luật Hôn nhân và gia đình.
-
Câu 23:
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với con cái?
A. phân biệt đối xử giữa các con.
B. nuôi dạy con thành công dân tốt.
C. ép buộc con làm điều trái pháp luật.
D. ép buộc con làm điều trái đạo đức.
-
Câu 24:
Những việc làm nào dưới đây là không thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
A. Lễ phép, kính trọng.
B. Chăm sóc, giúp đỡ.
C. Ngược đãi, xúc phạm.
D. Vâng lời, ngoan ngoãn.
-
Câu 25:
Câu tục ngữ nào dưới đây là nói đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?
A. Đi thưa về gửi.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Một giọt máu đào, hơn ao nước lã.
D. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
-
Câu 26:
Pháp luật không thừa nhận những hành vi nào sau đây?
A. Ông bà nội, ông bà ngoại trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu.
B. Anh em yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
C. Bố mẹ tôn trọng ý kiến của các con.
D. Phân biệt đối xử con trong giá thú và con ngoài giá thú.
-
Câu 27:
Các hành vi đánh đập, chửi mắng bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm quyền và nghĩa vụ của ai?
A. cha mẹ đối với con.
B. con, cháu đối với cha mẹ, ông bà.
C. ông bà với các cháu.
D. anh, chị, em với nhau.
-
Câu 28:
Câu tục ngữ nào sau đây là nói lên mối quan hệ giữa anh chị, em trong gia đình?
A. Sảy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
B. Anh em như thể chân tay.
C. Con hơn cha là nhà có phúc.
D. Máu chảy ruột mềm.
-
Câu 29:
Quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong gia đình không đề cập đến các mối quan hệ nào?
A. Cha mẹ với con cái.
B. Ông bà và con cháu.
C. Anh chị em với nhau.
D. Giáo viên với học sinh.
-
Câu 30:
Việc làm thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là gì?
A. ép buộc con làm theo ý mình.
B. ép con nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
C. không coi trọng ý kiến của con.
D. nuôi dạy, bảo vệ và tôn trọng con.
-
Câu 31:
Câu tục ngữ: "Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần" khuyên chúng ta những gì?
A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
B. Anh, em phải trung thực với nhau.
C. Anh, em phải lo cho nhau.
D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
-
Câu 32:
Đối với các hành vi ngược đãi cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?
A. Lên án, phê phán, tố cáo.
B. Nêu gương.
C. Học làm theo.
D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
-
Câu 33:
Mẹ của bạn V mất khi bạn học lớp 8, đúng lúc bố của V là anh T phải đi công tác xa nhà nên V cùng em trai là K phải về sống chung với ông bà nội là ông D và bà C. Tại đây, K thường trốn học đi chơi điện tử nên bố của V đã nhờ ông bà tăng cường giám sát K. Bị K chống đối quyết liệt, ông D đuổi K ra khỏi nhà mặc dù bà C đã tìm cách ngăn cản. Những ai sau đây chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Ông D và K.
B. Bạn V và K.
C. Bạn V, bà C, anh T.
D. Anh T, ông D và bà C.
-
Câu 34:
Bà bị ốm, bố mẹ bận việc nên dặn C ở nhà chăm sóc bà nội. Nhưng C đã hẹn với K cùng đi xem phim. Nếu là C, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Từ chối lời đề nghị của bố mẹ để đi xem phim cùng bạn.
B. Vẫn ở nhà như lời bố mẹ yêu cầu nhưng không chăm sóc bà.
C. Ở nhà chăm sóc bà và hẹn bạn K sẽ đi chơi vào dịp khác.
D. Nói dối bố mẹ là có buổi học không thể nghỉ để đi chơi với K.
-
Câu 35:
Bạn L và em trai học cùng trường. Nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ. Nếu là L, em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Hứa với bố sẽ săm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.
B. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.
C. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.
D. Tự ý lấy tiền tiết kiệm rồi lén dẫn em đi thăm quan.
-
Câu 36:
Căng thẳng là tình trạng tâm lí mà con người cảm thấy bản thân phải chịu áp lực về điều gì?
A. tinh thần, thể chất.
B. tiền bạc.
C. gia đình.
D. bạn bè.
-
Câu 37:
Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc trong 1 thời gian dài có thể gặp các vấn đề về điều gì?
A. tiền bạc.
B. giao tiếp xã hội.
C. mối quan hệ xã hội.
D. sức khỏe tinh thần và thể chất.
-
Câu 38:
Hiện tượng mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của:
A. học sinh lười học.
B. cơ thể bị căng thẳng.
C. học sinh chăm học.
D. người trưởng thành.
-
Câu 39:
Đâu là cách ứng phó tích cực khi bị tâm lí căng thẳng?
A. đối mặt và suy nghĩ tích cực.
B. vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.
C. yêu thương bản thân.
D. Tất cả các phương án đều đúng.
-
Câu 40:
Đâu là tác động tiêu cực của trạng thái căng thẳng tâm lí?
A. Suy nhược về thể chất và tinh thần.
B. Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ.
C. Kết quả học tập giảm sút.
D. Đạt được kết quả cao trong học tập.