Đề thi HK2 môn Địa Lý 7 năm 2021
Trường THCS Nguyễn Chí Thanh
-
Câu 1:
Lĩnh vực không phải mục đích của EU là:
A. Kinh tế.
B. Luật pháp.
C. Nội vụ.
D. Chính trị.
-
Câu 2:
Đặc điểm không nằm trong tự do di chuyển là:
A. Tự do đi lại
B. Tự do cư trú
C. Tự do lựa chọn nơi làm việc
D. Tự do du lịch
-
Câu 3:
Tổ chức (hoặc hoạt động) không thể hiện sự hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của các nước EU là:
A. Cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu
B. Cơ quan hàng không vũ trụ NASA
C. Tổ hợp công nghiệp hàng không E bớt
D. Đường hầm giao thông qua biển Măng xơ
-
Câu 4:
Nước ở Bắc Âu được coi là xứ sở của băng tuyết là:
A. Na Uy.
B. Thuỵ Điển.
C. Ai-xơ-len.
D. Phần Lan.
-
Câu 5:
Nước có nhiều hồ - đầm nhất ở Bắc Âu là:
A. Na Uy.
B. Thụy Điển.
C. Phần Lan.
D. Ai-xơ-len
-
Câu 6:
Nước có nhiều dạng địa hình fio nổi tiếng:
A. Na Uy.
B. Thụy Điển.
C. Phần Lan.
D. Ai-xơ-len.
-
Câu 7:
Ngành nông nghiệp châu Âu không có đặc điểm:
A. Phát triển ở trình độ cao.
B. Áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
C. Gắn liền với công nghiệp chế biến.
D. Quy mô sản xuất lớn và rất lớn.
-
Câu 8:
Sự hợp tác rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất máy bay ở châu Âu thể hiện:
A. Mỗi quốc gia châu Âu được phân công sản xuất một số bộ phận của máy bay
B. Mỗi quốc gia châu Âu sản xuất một máy bay riêng biệt không giống các nước khác
C. Mỗi quốc gia châu Âu chỉ được phân công sản xuất hai loại máy bay
D. Mỗi quốc gia châu Âu được phân công sản xuất các máy bay có công suất lớn
-
Câu 9:
Lĩnh vực dịch vụ ở châu Âu phát triển đa dạng được thể hiện:
A. Phát triển ở một vài nước nhưng phục vụ cho mọi ngành kinh tế
B. Rộng khắp và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế
C. Phát triển trọng điểm ở các nước Tây Âu, Nam Âu và Đông Âu
D. Rộng khắp các nước nhưng chỉ phục vụ ngành dịch vụ là chủ yếu
-
Câu 10:
Mật độ dân số trung bình ở châu Âu là:
A. Dưới 50 người/km2
B. Từ 50 – 60 người/km2
C. Từ 60 – 70 người/km2
D. Trên 70 người/km2
-
Câu 11:
Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm:
A. Mức độ đô thị hóa cao
B. Mức độ đô thị hóa thấp
C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát
D. Mức độ đô thị hóa rất thấp
-
Câu 12:
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở châu Âu:
A. Rất thấp.
B. Thấp.
C. Cao.
D. Rất cao.
-
Câu 13:
Tính chất ôn đới lục địa của khí hậu châu Âu không thể hiện ở đặc điểm:
A. Mùa đông kéo dài và có tuyết rơi
B. Mùa hạ nóng, có mưa
C. Lượng mưa không lớn, trên dưới 700mm
D. Mưa vào thu – đông và có nhiều nước hơn mùa hạ
-
Câu 14:
Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là:
A. Khí hậu ôn đới hải dương
B. Khí hậu ôn đối lục địa.
C. Khí hậu địa trung hải.
D. Khí hậu hàn đới.
-
Câu 15:
Điểm không phải là nét đặc trưng của khí hậu ôn đới hải dương ở châu Âu:
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 00C.
B. Lượng mưa phân hoá theo mùa.
C. Mùa hạ mát, mùa đông ấm.
D. Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên.
-
Câu 16:
Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng:
A. Lá rộng
B. Lá kim
C. Lá cứng
D. Hỗn giao
-
Câu 17:
Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường:
A. Nhiều phù sa.
B. Hay đóng băng.
C. Cửa sông rất giàu thủy sản.
D. Gây ô nhiễm.
-
Câu 18:
Bộ tộc nào không phải là người bản địa của châu Đại Dương:
A. Ô-xtra-lô-it.
B. Mê-la-nê-diêng.
C. Pô-li-nê-diêng.
D. Nê-gro-it.
-
Câu 19:
Nước có tỉ lệ dân thành thị cao nhất châu Đại Dương:
A. Pa-pua Niu Ghi-nê.
B. Ôt-xtrây-li-a.
C. Va-nua-tu.
D. Niu Di-len.
-
Câu 20:
Các quốc gia châu Đại Dương không xuất khẩu sản phẩm:
A. Khoáng sản
B. Nông sản
C. Hải sản
D. Thiết bị, máy móc
-
Câu 21:
Vành đai lửa Thái Bình Dương là nơi:
A. Rất giàu có về tài nguyên khoáng sản
B. Thường xuyên có động đất, núi lửa phun trào
C. Phát triển kinh tế năng động nhất thế giới
D. Giàu tài nguyên sinh vật, thủy sản nhất thế giới
-
Câu 22:
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu:
A. Nóng, ẩm và khô.
B. Nóng, ẩm và điều hòa.
C. Nóng, khô và lạnh.
D. Khô, nóng và ẩm.
-
Câu 23:
Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtray-li-a là:
A. Hoang mạc
B. Đại dương
C. Biển
D. Thảm thực vật
-
Câu 24:
Loài động vật là biểu tượng cho đất nước Ô-xtrây-li-a là:
A. Gấu.
B. Chim bồ câu.
C. Khủng long.
D. Kang-gu-ru.
-
Câu 25:
Nhiệt độ thấp nhất đo được ở châu Nam Cực là:
A. - 88,30C.
B. - 900C.
C. - 94,50C.
D. - 1000C.
-
Câu 26:
Châu Nam Cực giàu có những khoáng sản:
A. Vàng, kim cường, đồng, sắt.
B. Vàng, đồng, sắt, dầu khí.
C. Than đá, sắt, đồng, dầu mỏ.
D. Than đá, vàng, đồng, manga.
-
Câu 27:
Loài động vật không sống ở Nam Cực là:
A. Chim cánh cụt.
B. Hải cẩu.
C. Gấu trắng.
D. Đà điểu.
-
Câu 28:
Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia:
A. Hoa Kì.
B. Liên bang Nga.
C. Của 12 quốc gia kí hiệp ước Nam Cực ngày 1/12/1959.
D. Là tài sản chung của toàn nhân loại.
-
Câu 29:
Loài vật biểu tượng cho châu Nam Cực là:
A. Cá Voi xanh.
B. Hải Cẩu.
C. Hải Báo.
D. Chim Cánh Cụt.
-
Câu 30:
Người dân vùng cực thắp sáng bằng:
A. Dầu hoả.
B. Xăng.
C. Mỡ các loài động vật.
D. Khí đốt.
-
Câu 31:
Các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ là:
A. Bra-xin, Pa-na-ma, Chi-lê.
B. Chi-lê, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
C. Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Pa-na-ma.
D. Bra-xin, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la.
-
Câu 32:
Ở vùng biển Ca-ri-bê, các ngành công nghiệp chủ yếu là:
A. Sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm.
B. Khai khoáng và công nghiệp chế biến.
C. Công nghiệp chế biến, luyện kim màu.
D. Công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản.