Đề thi HK2 môn Địa Lí 7 năm 2021-2022
Trường THCS Duy Tân
-
Câu 1:
Châu lục nào nằm trải dài từ vùng cực Bắc tới vùng cực Nam và nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây?
A. Châu Âu
B. Châu Mĩ
C. Châu Á
D. Châu Phi
-
Câu 2:
Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố ra sao?
A. Rất đều
B. Đều
C. Không đều
D. Rất không đều
-
Câu 4:
Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp như thế nào?
A. Rộng lớn
B. Ôn đới
C. Hàng hóa
D. Công nghiệp
-
Câu 5:
Ưu thế của công nghiệp Mê-hi-cô hiện nay là gì?
A. Khai khoáng, luyện kim
B. Dệt, thực phẩm
C. Khai khoáng và chế biến lọc dầu
D. Cơ khí và điện tử
-
Câu 6:
Dãy núi cao, đồ sộ nhất Nam Mĩ là gì?
A. Andet
B. Cooc-di-e
C. Atlat
D. Himalaya
-
Câu 7:
Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở đâu?
A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni
B. Miền núi An-đét
C. Quần đảo Ảng-ti
D. Eo đất phía tây Trung Mĩ
-
Câu 8:
Bộ tộc người bản địa của Trung và Nam Mĩ là gì?
A. Người In-ca
B. Người Mai-a
C. Người A-xơ-tếch
D. Người Anh-điêng
-
Câu 9:
Các công ty đã mua diện tích đất rộng lớn để lập đồn điền trồng trọt, chăn nuôi và chế biến xuất khẩu thuộc quốc gia nào?
A. Hoa Kì và Anh
B. Hoa Kì và Pháp
C. Anh và Pháp
D. Pháp và Ca-na-da
-
Câu 10:
Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chia làm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau. Khu vực nào có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển?
A. Các nước công nghiệp mới (Bra-xin, Ac-hen-ti-na)
B. Các nước nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ
C. Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê
D. Cả ba khu vực đều phát triển
-
Câu 11:
Diện tích của châu Nam Cực là bao nhiêu?
A. 10 triệu km2
B. 12 triệu km2
C. 14,1 triệu km2
D. 15 triệu km2
-
Câu 12:
Tổng diện tích của châu Đại Dương là bao nhiêu?
A. 7,7 triệu km2
B. 8,5 triệu km2
C. 9 triệu km2
D. 9,5 triệu km2
-
Câu 13:
Người bản địa chiếm bao nhiêu % dân số?
A. 20%
B. 30%
C. 40%
D. 45%
-
Câu 14:
Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi nào?
A. Dãy Hi-ma-lay-a
B. Dãy núi U-ran
C. Dãy At-lat
D. Dãy Al-det
-
Câu 15:
Khí hậu ôn đới lục địa có ở khu vực các nước nào?
A. Các nước Bắc Âu
B. Các nước Tây Âu
C. Các nước Đông Âu
D. Các nước Nam Âu
-
Câu 16:
Các dân tộc châu Âu thuộc nhóm ngôn ngữ nào?
A. Giec-man
B. Hi lạp
C. Đan xen hai ngôn ngữ
D. Các ngôn ngữ khác
-
Câu 17:
Hình thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở châu Âu là gì?
A. Hộ gia đình và các trang trại
B. Hộ gia đình và hợp tác xã
C. Trang trại và các vùng nông nghiệp
D. Trang trại và hợp tác xã
-
Câu 18:
Nước nào sau đây không thuộc khu vực Bắc Âu?
A. Ai-xơ-len
B. Na Uy
C. Thuỵ Điển
D. Đan Mạch
-
Câu 19:
Dãy núi An-pơ và Các-pát thuộc miền địa hình nào sau đây?
A. Miền đồng bằng phía bắc
B. Miền núi già ở giữa
C. Miền núi trẻ ở phía nam
D. Miền núi trẻ ở giữa
-
Câu 20:
Phần lớn diện tích Nam Âu có dạng địa hình ra sao?
A. Núi già và cao nguyên
B. Núi trẻ và cao nguyên
C. Núi trẻ và sơn nguyên
D. Núi già và đồng bằng
-
Câu 21:
Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu là gì?
A. Núi
B. Đồi
C. Đồng bằng
D. Cao nguyên, sơn nguyên
-
Câu 22:
Liên minh Châu Âu ra đời vào năm nào?
A. 1951
B. 1957
C. 1958
D. 1967
-
Câu 23:
Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là gì?
A. Khối thị trường chung châu Âu
B. Cộng đồng châu Âu
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu
D. Liên minh châu Âu
-
Câu 24:
Đông Âu có dạng khí hậu gì?
A. Ôn đới lục địa
B. Ôn đới hải dương
C. Địa trung hải
D. Cận nhiệt đới
-
Câu 25:
Nam Âu là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản ra sao?
A. Phong phú và đa dạng
B. Nghèo nàn nhất châu Âu
C. Phân bố tập trung nhất
D. Đa dạng nhưng chất lượng kém
-
Câu 26:
Lúa mạch được trồng nhiều ở đâu của châu Âu?
A. Đồng bằng Tây và Trung Âu
B. Vùng đất thấp ven Biển Bắc
C. Bình nguyên hạ lưu sông Đa-nuyp
D. Ven biển phía tây
-
Câu 27:
Nước nào có nhiều núi lửa nhất ở Bắc Âu?
A. Phần Lan
B. Thụy Điển
C. Na-Uy
D. Ai-xơ-len
-
Câu 28:
Chiếm tỉ trọng cao hơn trong nông nghiệp châu Âu là ngành gì?
A. Trồng trọt
B. Chăn nuôi
C. Đánh cá
D. Đánh, bắt cá
-
Câu 29:
Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào?
A. Nê-grô-ít
B. Môn-gô-lô-ít.
C. Ơ-rô-pê-ô-ít
D. Ôt-xtra-lô-ít
-
Câu 30:
Khí hậu ôn đới hải dương có ở khu vực nào của châu Âu?
A. Các nước Bắc Âu
B. Các nước Tây Âu
C. Các nước Đông Âu
D. Các nước Nam Âu
-
Câu 31:
Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành yếu tố nào?
A. Nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền
B. Nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền
C. Nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền
D. Nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền
-
Câu 32:
Vùng nào tập trung đông dân nhất Ôt-xtrây-li-a?
A. Vùng trung tâm
B. Vùng phía tây và tây bắc
C. Vùng phía đông, đông nam và tây nam
D. Vùng tây bắc và tây nam
-
Câu 33:
Châu Đại dương nằm giữa hai đại dương nào?
A. Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương
B. Ấn Độ Dương – Đại Tây Dương
C. Đại Tây Dương – Bắc Băng Dương
D. Bắc Băng Dương – Thái Bình Dương
-
Câu 34:
Châu Nam Cực bao gồm những lãnh thổ nào?
A. Lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa
B. Lục địa Nam Cực
C. Châu Nam Cực và các đảo ven bờ
D. Một khối băng khổng lồ thống nhất
-
Câu 35:
Các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ là gì?
A. Bra-xin, Pa-na-ma, Chi-lê
B. Chi-lê, U-ru-goay, Pa-ra-goay
C. Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Pa-na-ma
D. Bra-xin, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la
-
Câu 36:
Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ là gì?
A. Hợp tác xã
B. Trang trại
C. Điền trang
D. Hộ gia đình
-
Câu 37:
Vùng nào thưa dân nhất (mật độ dân số thấp nhất) ở Trung và Nam Mĩ?
A. Vùng cửa sông
B. Vùng ven biển
C. Vùng núi An-đét và trên các cao nguyên
D. Vùng đồng bằng sông A-ma-dôn
-
Câu 38:
Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng gì?
A. Xích đạo
B. Cận xích đạo
C. Rừng rậm nhiệt đới
D. Rừng ôn đới
-
Câu 39:
Xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn nào?
A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa
B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta
C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn
D. A-ma-dôn, La-pla-ta, Pam-pa
-
Câu 40:
“Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của vùng nào?
A. vùng công nghiệp mới của Bắc Mĩ
B. vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì
C. vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì
D. vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì