Đề thi HK2 môn Địa Lý 7 năm 2021
Trường THCS Phạm Ngũ Lão
-
Câu 1:
Tự do lưu thông hàng hóa là:
A. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
B. Tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.
C. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.
D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.
-
Câu 2:
Đồng tiền chung được Liên Minh Châu Âu đưa vào sử dụng là:
A. Ơ - rô.
B. Đôla.
C. Rúp.
D. Bảng.
-
Câu 3:
Liên minh châu Âu có mục đích chủ yếu nhất là liên kết trên lĩnh vực:
A. Kinh tế
B. An ninh
C. Chính trị
D. Quân sự
-
Câu 4:
Khu vực kinh tế dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là:
A. APEC
B. NAFTA
C. EU
D. ASEAN
-
Câu 5:
Liên minh châu Âu chiếm bao nhiêu % trong hoạt động ngoại thương thế giới?
A. 30%.
B. 40%.
C. 50%.
D. 60%.
-
Câu 6:
Nước có nhiều dạng địa hình fio nổi tiếng:
A. Na Uy.
B. Thụy Điển.
C. Phần Lan.
D. Ai-xơ-len.
-
Câu 7:
Thế mạnh không phải của các nước Bắc Âu:
A. Kinh tế biển.
B. Rừng (khai thác gỗ, giấy...).
C. Thủy năng.
D. Các loại khoáng sản.
-
Câu 8:
Khí hậu Bắc Âu không thuận lợi cho ngành kinh tế:
A. Chăn nuôi.
B. Trồng trọt.
C. Đánh cá.
D. Sản xuất công nghiệp.
-
Câu 9:
Các dân tộc ở Bắc Âu nổi tiếng về nghề:
A. Luyện kim màu và khai khoáng.
B. Khai khoáng và đánh bắt thủy sản.
C. Hàng hải và đánh cá.
D. Hàng hải và khai khoáng.
-
Câu 10:
Nguyên nhân ngành trồng trọt ở các nước Bắc Âu khó phát triển là do:
A. Khí hậu khắc nghiệt
B. Đất đai đầm lầy
C. Nguồn nước tưới khó khăn
D. Địa hình hiểm trở
-
Câu 11:
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với đời sống và sản xuất là:
A. Sông ngòi thường gây lũ lớn về mùa hạ
B. Biển đóng băng về mùa đông
C. Biển nghèo tài nguyên hải sản
D. Khí hậu nóng ẩm sinh nhiều mầm bệnh
-
Câu 12:
Giải thích tại sao có sự khác biệt về mặt khí hậu giữa phía Đông và phía Tây dãy Xcan-đi-na-vi?
A. Ảnh hưởng của dòng biển nóng, địa hình và gió Tây ôn đới
B. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh và gió Tây ôn đới
C. Ảnh hưởng của địa hình và gió Tín Phong bán cầu Bắc
D. Ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và địa hình
-
Câu 13:
Các hộ gia đình tổ chức sản xuất theo hướng:
A. Độc canh.
B. Đa canh.
C. Chuyên môn hóa.
D. Liên hiệp hóa.
-
Câu 14:
Ngôn ngữ số người sử dụng nhiều nhất ở châu Âu là:
A. Tiếng Pháp.
B. Tiếng Đức.
C. Tiếng Nga.
D. Tiếng Anh.
-
Câu 15:
Đô thị hóa ở châu Âu không có đặc điểm:
A. Tỉ lệ dân thành thị cao.
B. Các thành phố nối tiếp nhau thành dải đô thị.
C. Đô thị hóa nông thôn phát triển.
D. Dân thành thị ngày càng tăng.
-
Câu 16:
Mật độ dân số chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất ở châu Âu là:
A. Trên 125 người/km2.
B. Từ 25 - 125 người/km2.
C. 10 - 25 người/km2.
D. Dưới 10 người/km
-
Câu 17:
Nước có mật độ dân số thấp nhất châu Âu:
A. Va-ti-căng.
B. Ai-xơ-len.
C. Đan mạch.
D. Mô-na-cô.
-
Câu 18:
Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm:
A. Mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, mùa hạ nóng và có mưa.
B. Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.
C. Mùa đông không lạnh lắm và có mưa, mùa hạ nóng và khô.
D. Có mưa lớn sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao.
-
Câu 19:
Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa, lần lượt có rừng:
A. Lá kim, lá rộng, hỗn giao và thảo nguyên.
B. Lá kim, hỗn giao, lá cứng và thảo nguyên.
C. Lá cứng, hỗn giao, thảo nguyên và lá rộng.
D. Thảo nguyên, lá kim, lá cứng và hỗn giao.
-
Câu 20:
Châu Âu có 4 kiểu khí hậu:
A. Ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.
B. Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.
C. Ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa, hàn đới, địa trung hải.
D. Ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, cực đới, địa trung hải.
-
Câu 21:
Địa hình chủ yếu của châu Âu là:
A. Núi già
B. Núi trẻ
C. Đồng bằng
D. Cao nguyên cổ.
-
Câu 22:
Các khoảng sản chính của châu Đại Dương là:
A. Boxit, niken, sắt, than đá, dầu mỏ.
B. Boxit, dầu mỏ, vàng, đồng, apatit.
C. Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồng, manga.
D. Sắt, niken, đồng, sắt, apatit, kim cương.
-
Câu 23:
Các nước có nền kinh tế nhất châu Đại Dương là:
A. Ô-xtray-li-a và Niu Di-len.
B. Niu Di-len và Pa-pua-niu-ghi-nê.
C. Ô-xtray-li-a và Pa-pua-niu-ghi-nê.
D. Niu Di-len và Dac-Uyn.
-
Câu 24:
Khoáng sản nào ở châu Đại Dương có trữ lượng chiếm tới 1/3 trữ lượng thế giới:
A. Niken.
B. Bôxít.
C. Vàng.
D. Sắt.
-
Câu 25:
Châu Đại Dương nằm trong vành đai:
A. Vành đai nóng.
B. Vành đai lạnh.
C. Cả vành đai nóng và vành đai lạnh.
D. Vành đai ôn hòa.
-
Câu 26:
Đâu không phải là nguyên nhân đe dọa cuộc sống dân cư trên các đảo thuộc châu Đại Dương:
A. Bão nhiệt đới
B. Ô nhiễm môi trường biển
C. Nước biển dâng
D. Giàu có về hải sản
-
Câu 27:
Nguyên nhân cơ bản để khí hậu châu Đại Dương ôn hòa là:
A. Nằm ở đới ôn hòa
B. Nhiều thực vật
C. Được biển bao quanh
D. Mưa nhiều
-
Câu 28:
Diện tích của châu Nam Cực là:
A. 10 triệu km2.
B. 12 triệu km2.
C. 14,1 triệu km2.
D. 15 triệu km2.
-
Câu 29:
Châu Nam Cực bao gồm:
A. Lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
B. Lục địa Nam Cực.
C. Châu Nam Cực và các đảo ven bờ.
D. Một khối băng khổng lồ thống nhất.
-
Câu 30:
Châu Nam Cực còn được gọi là:
A. Cực nóng của thế giới.
B. Cực lạnh của thế giới.
C. Lục địa già của thế giới.
D. Lục địa trẻ của thế giới.
-
Câu 31:
Việc khai thác rừng A-ma-dôn vào mục đích kinh tế đã tác động như thế nào tới môi trường của khu vực và thế giới?
A. Ảnh hưởng rất lớn tới môi trường toàn cầu vì A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới.
B. Không ảnh hưởng nhiều tới môi trường toàn cầu mà chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường của khu vực Nam Mĩ.
C. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang có chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn. Nếu khai thác có kế hoạch thì không ảnh hưởng gì tới môi trường.
D. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang không chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn.
-
Câu 32:
Khối thị trường chung Mec-cô-xua thành lập năm nào?
A. Năm 1990.
B. Năm 1991.
C. Năm 1995.
D. Năm 2000.