Đề thi HK2 môn Địa Lý 7 năm 2021
Trường THCS Phạm Văn Đồng
-
Câu 1:
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, thực dân châu Âu xâm nhập và chiếm thuộc địa, đưa người da đen ở châu Phi bán sang châu lục nào làm nô lệ?
A. Châu Âu
B. Châu Phi
C. Châu Á
D. Châu Đại Dương
-
Câu 2:
Kim Tự Tháp là công trình kiến trúc cổ nổi tiếng ở:
A. Bắc Phi
B. Trung Phi
C. Nam Phi
D. Đông Phi
-
Câu 3:
Vùng Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô là vùng đất Bắc Mĩ thường có bão, lũ lớn là do:
A. các khối khí lạnh ẩm xâm nhập
B. các khối khí nóng ẩm xâm nhập
C. ảnh hưởng của dòng biển nóng
D. ảnh hưởng của dòng biển lạnh
-
Câu 4:
Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là:
A. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô.
B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô.
C. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét.
D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô.
-
Câu 5:
Vùng cửa biển, cửa sông ở Trung và Nam Mĩ là nơi:
A. chủ yếu là hoang mạc
B. không có dân sinh sống
C. dân cư tập trung thưa thớt
D. dân cư tập trung đông
-
Câu 6:
Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ?
A. Các công ti tư bản nước ngoài.
B. Các đại điền chủ.
C. Các hộ nông dân.
D. Các hợp tác xã.
-
Câu 7:
Các nước mới gia nhập Khối thị trường chung Mec-cô-xua là:
A. Chi-lê, Bô-li-vi.
B. Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê.
C. Age-ti-na, Bô-li-vi.
D. Pa-na-ma, Chi-lê.
-
Câu 8:
Đồng hồ BigBen là đồng hồ lớn và nổi tiếng ở nước nào?
A. Pháp.
B. Italia.
C. Tây Ban Nha.
D. Anh.
-
Câu 9:
Liên minh Châu Âu ra đời vào năm:
A. 1951.
B. 1957.
C. 1958.
D. 1967.
-
Câu 10:
Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là:
A. Khối thị trường chung châu Âu.
B. Cộng đồng châu Âu.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.
-
Câu 11:
Hình thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở châu Âu là:
A. Hộ gia đình và các trang trại.
B. Hộ gia đình và hợp tác xã.
C. Trang trại và các vùng nông nghiệp.
D. Trang trại và hợp tác xã.
-
Câu 12:
Chiếm tỉ trọng cao hơn trong nông nghiệp châu Âu là:
A. Trồng trọt.
B. Chăn nuôi.
C. Đánh cá.
D. Đánh, bắt cá.
-
Câu 13:
Ngành được coi là ngành truyền thống của châu Âu là:
A. Sản xuất ô tô.
B. Cơ khí.
C. Sản xuất máy bay.
D. Lọc dầu.
-
Câu 14:
Chiếm tỉ trọng cao hơn trong nền kinh tế châu Âu là ngành:
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Dịch vụ.
D. Thương mại.
-
Câu 15:
Vùng Ham-bua là vùng công nghiệp nổi tiếng của châu Âu nằm ở:
A. Anh.
B. Pháp.
C. LB Đức.
D. LB Nga.
-
Câu 16:
Nước có mật độ dân số cao nhất châu Âu:
A. Va-ti-căng.
B. Ai-xơ-len.
C. Đan mạch.
D. Mô-na-cô.
-
Câu 17:
Gia tăng tự nhiên ở châu Âu rất thấp, nhiều nước còn âm nhưng dân số vẫn tăng do:
A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn
B. Thành phần dân nhập cư
C. Tỉ lệ tử vong ở người già lớn
D. Chính sách dân số
-
Câu 18:
Nguyên nhân quá trình đô thị hóa nông thôn ở châu Âu được đẩy nhanh là do:
A. Chính sách mở rộng và thúc đẩy sản xuất nông thôn
B. Sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước vào quá trình đô thị nông thôn
C. Phát triển sản xuất nông thôn và mở rộng ngoại ô đô thị
D. Trình độ dân nông thôn ngày càng cao cùng sự hỗ trợ từ nhà nước
-
Câu 19:
Giải thích tại sao dân cư châu Âu tập trung đông ở Trung, Tây và Nam Âu?
A. Ít tài nguyên khoáng sản nhưng giao thông thuận lợi
B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục
C. Là vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai mãu mỡ
D. Khí hậu thuận lợi, giao thông đi lại dễ dàng
-
Câu 20:
Khí hậu ôn đới lục địa có ở khu vực các nước:
A. Các nước Bắc Âu
B. Các nước Tây Âu
C. Các nước Đông Âu
D. Các nước Nam Âu.
-
Câu 21:
Khí hậu ôn đới hải dương có ở khu vực:
A. Các nước Bắc Âu.
B. Các nước Tây Âu.
C. Các nước Đông Âu.
D. Các nước Nam Âu.
-
Câu 22:
Khí hậu địa trung hải có ở khu vực:
A. Các nước Bắc Âu.
B. Các nưốc Tây Âu.
C. Các nước Đông Âu.
D. Các nước Nam Âu.
-
Câu 23:
Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là:
A. Py-rê-nê
B. Xcan-đi-na-vi
C. Cát-pát
D. An-pơ
-
Câu 24:
Nguyên nhân đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới là do:
A. Có biển và đại dương bao bọc xung quanh châu lục
B. Diện tích đồng bằng nhỏ hẹp, nhiều dãy núi cao
C. Vị trí nằm trong đới ôn hoà
D. Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, chịu ảnh hưởng của biển
-
Câu 25:
Nguyên nhân khí hậu châu Âu mang tính hải dương sâu sắc là do:
A. Ba mặt có biển và đại dương bao bọc
B. Diện tích chủ yếu là vùng đồng bằng
C. Vị trí nằm trong đới ôn hoà
D. Đường bờ biển ít bị cắt xẻ, ít ảnh hưởng của biển
-
Câu 26:
Giải thích vì sao ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông?
A. Ảnh hưởng của dòng biển nóng
B. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh
C. Ảnh hưởng bởi địa hình chắn gió
D. Ảnh hưởng bởi vị trí gần cực, cận cực
-
Câu 27:
Người bản địa chiếm % dân số là:
A. 20%.
B. 30%.
C. 40%.
D. 45%.
-
Câu 28:
Vùng tập trung đông dân nhất Ôt-xtrây-li-a:
A. Vùng trung tâm.
B. Vùng phía tây và tây bắc.
C. Vùng phía đông, đông nam và tây nam.
D. Vùng tây bắc và tây nam.
-
Câu 29:
Châu Đại Dương có một số đảo thuộc chủ quyền của một số quốc gia ở châu lục khác như:
A. Anh, Pháp, Hoa Kì và Chi-lê.
B. Anh, Pháp, Trung Quốc, Hoa Kì.
C. Pháp, Đức, Anh, Hoa Kì.
D. Đức, Anh, Nga, Hoa Kì.
-
Câu 30:
Khoáng sản tập trung chủ yếu ở:
A. Đông Thái Bình Dương
B. Bắc Thái Bình Dương.
C. Tây Thái Bình Dương.
D. Nam Thái Bình Dương.
-
Câu 31:
Nguyên nhân các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương là do:
A. Phần lớn diện tích là hoang mạc có cây xanh
B. Phần lớn diện tích là biển và đại dương bao quanh
C. Phần lớn diện tích lãnh thổ là thảo nguyên xanh
D. Phần lớn diện tích là rừng, cây công nghiệp dài ngày
-
Câu 32:
Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?
A. Có đường chí tuyến nam, dòng biển lạnh và địa hình
B. Nằm trong vòng nội chí tuyến, dòng biển lạnh
C. Có khí hậu khô nóng, địa hình chắc gió từ biển vào
D. Ảnh hưởng của các dãy núi chắn gió, dòng biển nóng