Đề thi HK2 môn Địa lí 12 năm 2021
Trường THPT Quan Sơn
-
Câu 1:
Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu ngành công nghiệp nước ta không bao gồm nhóm ngành lớn nào?
A. Nhóm ngành công nghiệp khai thác
B. Nhóm ngành công nghiệp chế biến
C. Nhóm ngành công nghiệp dệt may
D. Nhóm ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
-
Câu 2:
Những vùng nào sau đây có mức độ tập trung các khu công nghiệp cao nhất cả nước?
A. Đông Nam Bộ và đông bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.
-
Câu 3:
Đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.
A. Hoá chất - phân bón - cao su.
B. Luyện kim.
C. Chế biến gỗ và lâm sản.
D. Sành - sứ - thuỷ tinh.
-
Câu 4:
Đâu không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
A. Đem lại hiệu quả kinh tế cao
B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm
C. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác
D. Có thế mạnh lâu dài để phát triển
-
Câu 5:
Trong cơ cấu sản xuất công nghiệp theo ngành ở nước ta, ngành nào chiếm tỷ trọng cao nhất?
A. Công nghiệp năng lượng
B. Công nghiệp khai thác
C. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
D. Công nghiệp chế biến
-
Câu 6:
Tài nguyên dầu khí nước ta đang được khai thác nhiều nhất ở các bể trầm tích nào sau đây?
A. Thổ Chu- Mã Lai, Sông Hồng.
B. Sông Hồng, Cửu Long.
C. Nam Côn Sơn, Cửu Long.
D. Thổ Chu- Mã Lai, Nam Côn Sơn.
-
Câu 7:
Ý nào sau đây không đúng với tình hình phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay?
A. Sản lượng điện tăng liên tục tăng rất nhanh
B. Thủy điện luôn chiếm hơn 70%
C. Đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống đường dây siêu cao áp 500kV, 220kV
D. Đã và đang sử dụng khí vào sản xuất điện
-
Câu 8:
Đường dây 500 KV nối địa điểm nào với nhau?
A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hoà Bình - Phú Lâm.
C. Lạng Sơn - Cà Mau.
D. Hoà Bình - Cà Mau.
-
Câu 9:
Đâu là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
A. Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu.
B. Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
C. Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường.
D. Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ.
-
Câu 10:
Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là gì?
A. Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
B. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.
C. Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.
D. Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.
-
Câu 11:
Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là gì?
A. Có thị trường xuất khẩu rộng mở.
B. Có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.
C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.
D. Có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.
-
Câu 12:
Những trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm có ý nghĩa quốc gia?
A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
B. Hà Nội, Hải Phòng.
C. TP. Hồ Chí Minh, Đã Nẵng.
D. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh.
-
Câu 13:
Những trung tâm nào sau đây được xếp vào nhóm trung tâm trung bình?
A. Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh
B. Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng
C. Biên Hòa, Vinh, Hà Nội, Đà Nẵng
D. Việt Trì, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang
-
Câu 14:
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định nhằm đạt được
A. Mục tiêu đã định trước.
B. Mục tiêu về mặt xã hội.
C. Hiệu quả cao trong khai thác tài nguyên thiên nhiên.
D. Hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội.
-
Câu 15:
Một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?
A. Hình thành các vùng công nghiệp.
B. Xây dựng các khu công nghiệp.
C. Phát triển các trung tâm công nghiệp.
D. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
-
Câu 16:
Khu công nghiệp tập trung ở nước ta ra đời vào thời kì nào?
A. Từ năm 1960 ở miền Bắc.
B. Từ sau 1975, khi đất nước đã thống nhất.
C. Từ sau Đổi mới nền kinh tế - xã hội.
D. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX.
-
Câu 17:
Đâu là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta.
A. Mật độ thuộc loại cao nhất khu vực.
B. Hơn một nửa đã được trải nhựa.
C. Về cơ bản đã phủ kín các vùng.
D. Chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam.
-
Câu 18:
Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển
A. các tam giác châu với bãi triều rộng.
B. vịnh, cửa sông, cồn cát.
C. đầm phá, bờ biển mài mòn.
D. các vũng, vịnh nước sâu.
-
Câu 19:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 23, Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là gì?
A. Hà Nội - Đồng Đăng.
B. Hà Nội - Lào Cai.
C. Lưu Xá – Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.
D. Thống Nhất.
-
Câu 20:
Ngành giao thông vận tải đường hàng không của nước ta có bước tiến rất nhanh trong những năm gần đây là nhờ đâu?
A. có nguồn lao động dồi dào.
B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. đô thị hóa ngày càng phát triển.
D. hiện đại hóa cơ sở vật chất.
-
Câu 21:
Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là gì?
A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long
B. Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
C. Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
D. Phố cổ Hội An, Huế
-
Câu 22:
Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật của nước ta?
A. Hơn 30 vườn quốc gia.
B. Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng.
C. Nhiều loại động vật hoang dã, thủy hải sản.
D. Có nhiều hệ sinh thái khác nhau.
-
Câu 23:
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là gì?
A. Các nước châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.
B. Châu Phi.
C. Hoa Kì.
D. Trung Quốc.
-
Câu 24:
Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là gì?
A. Lương thực, thực phẩm.
B. Nguyên liệu, tư liệu sản xuất.
C. Máy móc thiết bị.
D. Hàng tiêu dùng.
-
Câu 25:
Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, ngành du lịch nước ta phát triển nhanh do nguyên nhân chính nào sau đây:
A. Tài nguyên du lịch phong phú
B. Chính sách đổi mới của nhà nước
C. Khai thác nhiều điểm du lịch hấp dẫn
D. Quy hoạch hợp lý các vùng du lịch
-
Câu 26:
Trung du miền núi phía Bắc có Đất hiếm phân bố chủ yếu ở tỉnh nào?
A. Lào Cai.
B. Lai Châu.
C. Cao Bằng.
D. Yên Bái.
-
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi phía Bắc?
A. Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố đan xen với nhau.
B. Dân cư thưa nhất cả nước, các dân tộc phân bố theo các khu vực riêng biệt.
C. Số dân ít, thành phần dân tộc đa dạng, các dân tộc phân bố đan xen với nhau.
D. Số dân ít, nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố theo các khu vực riêng biệt.
-
Câu 28:
Thế mạnh về kinh tế biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ được biểu hiện qua việc có thể phát triển các ngành nào?
A. Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản xa bờ.
B. Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản biển.
C. Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản.
D. Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển.
-
Câu 29:
Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, sản xuất rau ôn đới, hạt giống là thế mạnh nổi bật của địa phương nào sau đây?
A. Mẫu Sơn (Lạng Sơn).
B. Mường Nhé (Điện Biên).
C. Sa Pa (Lào Cai).
D. Đồng Văn (Hà Giang).
-
Câu 30:
Ý nào không đúng trong việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Ngăn chặn được các thiên tai đến với vùng.
B. Nâng cao đời sống, thay đổi tập quán sản xuất của người dân.
C. Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới.
D. Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng.
-
Câu 31:
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Vĩnh Phúc.
B. Bắc Giang.
C. Hưng Yên.
D. Ninh Bình.
-
Câu 32:
Để bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên đất của Đồng bằng sông Hồng nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng, giải pháp nào dưới đây không hợp lí?
A. Canh tác hợp lý, chống bạc màu, nhiễm phèn, mặn.
B. Áp dụng các biện pháp thủy lợi, đào hố vẩy cá.
C. Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất.
D. Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
-
Câu 33:
Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ nào?
A. Xuân.
B. Hè thu.
C. Mùa.
D. Đông.
-
Câu 34:
Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là gì?
A. khai thác các thế mạnh của vùng.
B. tăng cường hiện đại cơ sở hạ tầng.
C. giải quyết nhiều việc làm cho vùng.
D. tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 35:
Đồng bằng sông Hồng do phù sa của sông nào bồi đắp?
A. sông Hồng và sông Đà.
B. sông Hồng và sông Mã.
C. sông Hồng và sông Thái Bình.
D. sông Hồng và sông Cả.
-
Câu 36:
Vùng đồi núi Bắc Trung Bộ có thế mạnh về đặc điểm nào?
A. chăn nuôi trang trại với quy mô lớn
B. phát triển chuyên canh quy mô lớn
C. chăn nuôi đại gia súc
D. phát triển sản xuất lương thực
-
Câu 37:
Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ là gì?
A. Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An
B. Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế
C. Di tích cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng
D. Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế
-
Câu 38:
Đâu không phải là ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.
B. Phát huy các thế mạnh sẵn có cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Tác động đến sự phân bố sản xuất theo hướng Đông – Tây.
D. Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
-
Câu 39:
Tỉnh/ thành phố nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Nghệ An.
B. Thừa Thiên Huế.
C. Thanh Hóa.
D. Hà Tĩnh
-
Câu 40:
Điều kiện nào sau đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp?
A. Cửa ngõ thông ra biển để mở rộng giao lưu với các nước.
B. Giáp với đồng bằng sông Hồng, có nguồn lao động và thị trường.
C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
D. Có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp.