Đề thi HK2 môn Công Nghệ 11 năm 2021-2022
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Xác định: Mặt trước của dao tiện là gì?
A. mặt đối diện bề mặt đang gia công
B. mặt tiếp xúc với phôi
C. mặt tì của dao trên đài giá dao
D. lưỡi cắt chính
-
Câu 2:
Dao tiện cắt đứt có bao nhiêu góc
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
-
Câu 3:
Cho biết: Góc kí hiệu α trên dao tiện là góc?
A. Góc trước
B. Góc sau
C. Góc sắc
D. Góc trên
-
Câu 4:
Cho biết: Chuyện động tiến dao dọc khi tiện:
A. Dao tịnh tiến dọc phôi
B. Dao đi vào tâm phôi
C. Phối hợp cả hai
D. Dao quay tròn
-
Câu 5:
Máy tiện có thể tiện được?
A. Mặt tròn xoay trong và ngoài
B. Các loại ren trong, ngoài, mặt đầu
C. Côn trong và ngoài
D. Cả A, B,C đều đúng
-
Câu 6:
Xác định: Một quy trình công nghệ thường có bao nhiêu bước?
A. Chín bước
B. Mười bước
C. Mười một bước
D. Tám bước.
-
Câu 7:
Hãy xác định: Động cơ đốt trong (ĐCĐT) ra đời vào năm nào?
A. 1877
B. 1885
C. 1897
D. 1860
-
Câu 8:
Động cơ đốt trong (ĐCĐT)là động cơ biến đổi
A. Nhiệt năng thành cơ xảy ra bên ngoài của xe
B. Nhiệt năng thành cơ năng xảy ra bên trong của xe
C. Nhiệt năng thành cơ năng xảy ra bên trong của xilanh
D. Nhiệt năng thành cơ năng xảy ra bên ngoài của xilanh
-
Câu 9:
Động cơ đốt trong (ĐCĐT) cấu tạo gồm?
A. Ba cơ cấu, bốn hệ thống
B. Hai cơ cấu, ba hệ thống
C. Hai cơ cấu, bốn hệ thống
D. Ba cơ cấu, ba hệ thống
-
Câu 10:
Động cơ đốt trong (ĐCĐT) phân loại theo?
A. Nhiên liệu
B. Hành trình của pit-tông
C. Chuyển động
D. Giá tiền
-
Câu 11:
Xác định: Điểm chết dưới (ĐCD)?
A. Pittong gần tâm trục khuỷu
B. Pittong ở trung tâm của trục khuỷu và đổi chiều chuyển động
C. Pittong gần tâm trục khuỷu và đang đổi chiều chuyển động
D. Pittong xa tâm trục khuỷu và đang đổi chiều chuyển động
-
Câu 12:
Khi Pittong ở ĐCD kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích
A. Buồng cháy
B. Công tác
C. Toàn phần
D. Làm việc
-
Câu 13:
Hãy cho biết: Động cơ 4 kỳ, kỳ nén pittong đi từ đâu?
A. ĐCT xuống
B. ĐCT lên
C. ĐCD xuống
D. ĐCD lên
-
Câu 14:
Cho biết: Động cơ 4 kỳ, kỳ nén xupap
A. Nạp mở, thải đóng
B. Nạp mở, thải mở
C. Nạp đóng, thải đóng
D. Nạp đóng, thải mởa
-
Câu 15:
Em hãy cho biết: Động cơ điezen 4 kỳ, kỳ cuối kỳ nạp xảy ra hiện tượng gì?
A. Phun nhiên liệu
B. Phun hòa khí
C. Đánh lửa
D. Phun không khí .
-
Câu 16:
Em hãy xác định trong động cơ đốt trong có cấu tạo gồm bao nhiêu phần?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
-
Câu 17:
Bộ chế hoà khí dùng vòi phun(Hệ thống phun xăng) có ưu điểm?
A. Cung cấp lượng xăng và không khí phù hợp với chế độ làm việc của ĐC.
B. Giúp cho ĐC cháy hoàn hảo hơn.
C. ĐC có thể làm việc bình thường khi bị nghiêng, thậm chí bị lật ngược
D. Cả ba phuơng án đề đúng
-
Câu 18:
Xác định: Ở ĐC xăng, nhiên liệu và không khí được đưa và trong xi lanh như thế nào?
A. Nhiên liệu và không khí được hoà trộn bên ngoài xi lanh trước khi đi vào xi lanh ở kì nạp.
B. Nhiên liệu và không khí được hoà trộn bên ngoài xi lanh trước khi đi vào xi lanh ở kì nén.
C. Nhiên liệu và không khí được hoà trộn bên ngoài xi lanh trước khi đi vào xi lanh ở kì thải.
D. Nhiên liệu và không khí được hoà trộn bên ngoài xi lanh
-
Câu 19:
Đâu là ý kiến sai khi nói về bộ chế hòa khí?
A. Bộ chế hoà khí có cả trong ĐC xăng và ĐC điêzen
B. Bộ chế hoà khí chỉ có trong ĐC xăng.
C. Bộ chế hoà khí hoà trộn xăng và không khí ở ngoài xilanh
D. Bộ chế hoà khí không có trong động Điêzen.
-
Câu 20:
Công thức mối quan hệ giữa hành trình píttông (S) vói bán kính quay của trục khuỷu ( R):
A. S=R
B. S= 1.5R
C. S= 2R
D. S= 2.5R
-
Câu 21:
Chu trình làm việc của ĐCĐT lần lượt xảy ra các quá trình nào?
A. Nạp – nén – nổ – xả.
B. Nạp – nổ – xả - nén.
C. Nạp – nổ – nén – xả
D. Nổ – nạp – nén – xả.
-
Câu 22:
Cái Yếm của xe máy có tác dụng chính gì?
A. Bảo vệ ĐC
B. Cản gió vào ĐC
C. Che kín cho ĐC
D. Tấm hướng gió vào làm mát ĐC
-
Câu 23:
Trong ĐCĐT 4 kỳ, số vòng quay trục khuỷu gấp số vòng quay trục cam bao nhiêu?
A. Bằng nhau
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
-
Câu 24:
Người ta giảm vận tốc tàu thủy bằng cách nào?
A. Đạp phanh
B. Tắt máy
C. Đảo chiều quay chân vịt
D. Cả ba
-
Câu 25:
Thể tích được giới hạn bởi ĐCT và ĐCD là thể tích.
A. Buồng cháy
B. Công tác
C. Toàn phần
D. Cả ba
-
Câu 26:
Hãy cho biết: Động cơ 4kỳ, kỳ nạp pittong đi từ đâu?
A. ĐCT xuống
B. ĐCT lên
C. ĐCD xuống
D. ĐCD lên
-
Câu 27:
Ở động cơ đốt trong 4 kỳ, xác định kỳ nào sinh công?
A. Kỳ 1
B. Kỳ 2
C. Kỳ 3
D. Kỳ 4
-
Câu 28:
Xác định: Động cơ 4 kỳ, kỳ nổ xupap là?
A. Nạp mở, thải đóng
B. Nạp mở, thải mở
C. Nạp đóng, thải đóng
D. Nạp đóng, thải mở
-
Câu 29:
ĐC xăng 4 kỳ, kỳ cuối kỳ nạp xảy ra hiện tượng
A. Phun nhiên liệu
B. Phun hòa khí
C. Đánh lửa
D. Phun xăng
-
Câu 30:
Xác định: ĐC xăng 2 kỳ nạp nhiên liêu vào đâu?
A. Xilanh
B. Các te
C. Vào đường ống nạp
D. Cửa quét
-
Câu 31:
Máy biến áp đánh lửa có nhiệm vụ?
A. Hạ điện áp để có thể đánh lửa qua bugi
B. Tăng điện áp để có thể đánh lửa qua bugi
C. Hạ tần số của dòng điện để có thể đánh lửa qua bugi
D. Tăng tần số của dòng điện để có thể đánh lửa qua bugi
-
Câu 32:
Hãy cho biết: Theo lý thuyết, công suất ĐC 2 kì gấp ĐC 4 kì cùng thể tích mấy lần?
A. 1.5
B. 2
C. 2.5
D. 3
-
Câu 33:
Để tăng tốc độ làm mát nước trong HTLM bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, ta dùng chi tiết nào?
A. Két nước.
B. Van hằng nhiệt
C. Quạt gió
D. Bơm nước
-
Câu 34:
Xác định trong một chu trình làm việc của động cơ bốn kỳ có?
A. 1 hành trình P
B. 2 hành trình P
C. 3 hành trình P
D. 4 hành trình P.
-
Câu 35:
ĐC 4kỳ, kỳ xả pittong đi từ.
A. ĐCT xuống
B. ĐCT lên
C. ĐCD xuống
D. ĐCD lên
-
Câu 36:
ĐC 4kỳ, kỳ nạp xupap
A. Nạp mở, thải đóng
B. Nạp mở, thải mở
C. Nạp đóng, thải đóng
D. Nạp đóng, thải mở
-
Câu 37:
ĐC xăng 2 kỳ thải khí cháy ra đâu?
A. Cửa thải
B. Các te C
C. Vào đường ống nạp
D. Cửa quét
-
Câu 38:
Cho biết: Động cơ 4kỳ, kỳ xả xupap?
A. Nạp mở, thải đóng
B. Nạp mở, thải mở
C. Nạp đóng, thải đóng
D. Nạp đóng, thải mở
-
Câu 39:
Xác định: ĐC đienzen 2 kỳ nạp không khí vào đâu?
A. Xilanh
B. Các te
C. Vào đường ống nạp
D. Cửa quét
-
Câu 40:
Trong một chu trình làm việc của ĐCĐT 4 kỳ được thực hiện mấy vòng quay trục khuỷu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4