Đề thi HK2 môn Công nghệ 11 Cánh diều năm 2023-2024
Trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Câu 1:
Động cơ tua bin thuộc bộ phận nào của hệ thống cơ khí động lực?
A. Nguồn động lực
B. Hệ thống truyền lực
C. Máy công tác
D. Nguồn động lực và máy công tác
-
Câu 2:
Máy cơ khí động lực nào sau đây thuộc nhóm hoạt động trên không?
A. Ô tô
B. Tàu ngầm
C. Tàu vũ trụ
D. Xe quân sự
-
Câu 3:
Nghề nào sau đây thuộc nhóm sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực?
A. Thợ hàn
B. Thợ cơ khí và sửa chữa xe cơ giới
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy bay
D. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc nông nghiệp và công nghiệp.
-
Câu 4:
Động cơ nào sau đây được phân loại theo hành trình pit tông?
A. Động cơ xăng
B. Động cơ 4 kì
C. Động cơ thẳng hàng
D. Động cơ gas
-
Câu 5:
Động cơ Diesel không có chi tiết nào sau đây?
A. Nắp máy
B. Thân máy
C. Bugi
D. Cacte
-
Câu 6:
Đối với động cơ xăng 4 kì, ở kì nạp, xi lanh sẽ hút:
A. Xăng
B. Không khí
C. Hỗn hợp xăng và không khí
D. Diesel
-
Câu 7:
Đối với động cơ xăng 4 kì, ở kì nén, xupap sẽ:
A. Xupap đóng
B. Xupap mở
C. Xupap nạp đóng, xupap thải mở
D. Xupap nạp mở, xupap thải đóng
-
Câu 8:
Đối với động cơ Diesel 4 kì, nhiên liệu được đưa vào xilanh ở:
A. Kì nạp
B. Kì nén
C. Cuối kì nén
D. Cuối kì nạp
-
Câu 9:
Cấu tạo động cơ xăng 2 kì có mấy cửa khí?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Ở động cơ xăng 2 kì, chi tiết nào làm nhiệm vụ của van trượt?
A. Cửa nạp
B. Cửa thải
C. Cửa khí
D. Pit tông
-
Câu 11:
Pit tông có loại đỉnh nào sau đây?
A. Đỉnh bằng
B. Đỉnh lồi
C. Đỉnh lõm
D. Đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm
-
Câu 12:
Thanh truyền có:
A. Đỉnh
B. Đầu nhỏ
C. Đầu
D. Thân
-
Câu 13:
Chi tiết nào sau đây của trục khuỷu không có dạng hình trụ?
A. Đầu trục khuỷu
B. Cổ khuỷu
C. Chốt khuỷu
D. Đối trọng
-
Câu 14:
Cơ cấu phân phối khí xupap đặt không có chi tiết nào sau đây?
A. Con đội
B. Đũa đẩy
C. Lò xo
D. Con đội và đũa đẩy
-
Câu 15:
Cánh tản nhiệt được bố trí ở đâu?
A. Thân máy
B. Nắp máy
C. Thân máy và nắp máy
D. Cacte
-
Câu 16:
Vai trò của ô tô là:
A. Vệ sinh môi trường đô thị
B. Nâng chuyển cấu kiện xây dựng
C. Cứu hộ cứu nạn
D. Vệ sinh môi trường đô thị, nâng chuyển cấu kiện xây dựng, cứu hộ cứu nạn.
-
Câu 17:
Ô tô gây ra những tiêu cực nào sau đây?
A. Tai nạn giao thông
B. Ô nhiễm môi trường
C. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
D. Tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
-
Câu 18:
Đâu là bộ phận chính của ô tô?
A. Hệ thống treo
B. Hệ thống lái
C. Hệ thống phanh
D. Hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh
-
Câu 19:
Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực là:
A. Tạo nguồn mô men chủ động giúp ô tô chuyển động
B. Truyền và biến đổi mô men chủ động đến các bánh xe chủ động để bánh xe quay và ô tô chuyển động
C. Điều khiển hướng chuyển động của ô tô
D. Điều khiển giảm tốc độ chuyển động của xe hoặc dừng xe lâu dài.
-
Câu 20:
Nhiệm vụ của hệ thống lái là:
A. Tạo nguồn mô men chủ động giúp ô tô chuyển động
B. Truyền và biến đổi mô men chủ động đến các bánh xe chủ động để bánh xe quay và ô tô chuyển động
C. Điều khiển hướng chuyển động của ô tô
D. Điều khiển giảm tốc độ chuyển động của xe hoặc dừng xe lâu dài.
-
Câu 21:
Li hợp ô tô có:
A. Đĩa ma sát
B. Trục sơ cấp
C. Trục thứ cấp
D. Cần số
-
Câu 22:
Hộp số ô tô có:
A. Đĩa ma sát
B. Đĩa ép
C. Trục trung gian
D. Lò xo ép
-
Câu 23:
Hệ thống treo có mấy bộ phận chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Hệ thống điện, điện tử giúp cho ô tô hoạt động:
A. An toàn
B. Hiệu quả
C. Tiện nghi
D. An toàn, hiệu quả và tiện nghi
-
Câu 25:
Xe máy khác ô tô ở chỗ không có:
A. Li hợp
B. Hộp số
C. Số lùi
D. Phanh
-
Câu 26:
Yêu cầu khi đóng li hợp:
A. Nhanh
B. Dứt khoát
C. Nhạnh và dứt khoát
D. Từ từ
-
Câu 27:
Đối với xe ô tô số tự động, Chuyển về số lùi có kí hiệu:
A. Chữ D
B. Chữ R
C. Chữ N
D. Chữ P
-
Câu 28:
Khi đỗ xe, ta chuyển cần số về vị trí nào?
A. Chữ D
B. Chữ R
C. Chữ N
D. Chữ P
-
Câu 29:
Nguồn động lực được sử dụng phổ biến nhất đó là:
A. Động cơ hơi nước
B. Động cơ đốt trong
C. Động cơ phản lực
D. Động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, động cơ phản lực
-
Câu 30:
Đâu là phương tiện giao thông đường sắt?
A. Ô tô
B. Tàu thủy
C. Tàu hỏa
D. Máy bay
-
Câu 31:
Yêu cầu đối với người làm nghề thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực là:
A. Có chuyên môn về cơ khí, máy động lực
B. Có kiến thức về CAD, CAE.
C. Qua đào tạo chuyên ngành theo quy định
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 32:
Theo nhiên liệu, người ta chia động cơ đốt trong thành mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 33:
Nhiệm vụ của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền là gì?
A. Tạo mô men quay để dẫn động đến máy công tác.
B. Đóng mở cửa nạp, cửa thải đúng thời điểm để nạp khí nạp mới vào xilanh và thải khí đã cháy ra ngoài.
C. Duy trì hoạt động của động cơ.
D. Khởi động để động cơ tự làm việc
-
Câu 34:
Thể tích công tác tính bằng đơn vị nào?
A. cm3
B. cm
C. cm2
D. cm, cm2, cm3.
-
Câu 35:
Thể tích công tác càng lớn thì công suất của động cơ:
A. Càng lớn
B. Càng nhỏ
C. Trung bình
D. Không có mối liên hệ
-
Câu 36:
Kì là một phần của chu trình công tác khi pít tông di chuyển được mấy hành trình?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 37:
Ở kì nén của động cơ Diesel 4 kì, pít tông chuyển động như thế nào?
A. Đi lên
B. Đi xuống
C. Đứng yên
D. Đi lên hoặc đi xuống
-
Câu 38:
Ở kì nào của động cơ Diesel 4 kì, xu páp nạp mở?
A. Kì nạp
B. Kì nén
C. Kì cháy – giãn nở
D. Kì thải
-
Câu 39:
Ở kì nào của động cơ Diesel 4 kì, xu páp thải đóng?
A. Kì nén, kì cháy – giãn nở, kì nạp
B. Kì nén
C. Kì cháy – giãn nở
D. Kì thải
-
Câu 40:
Ở kì 1 của động cơ xăng 2 kì, có thể chia thành mấy giai đoạn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4