Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2022-2023
Trường THPT Trần Quang Khải
-
Câu 1:
Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm tăng lên 2 lần và độ lớn của mỗi điện tích tăng 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
A. tăng 4 lần.
B. giảm 4 lần.
C. không đổi.
D. giảm 16 lần.
-
Câu 2:
Một quả cầu nhỏ mang điện tích q = -10-7 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm cách quả cầu 10cm có độ lớn là:
A. 9.104 V/m.
B. 9.106 C.
C. 9.106 V/m.
D. 9.104 C.
-
Câu 3:
Lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí sẽ thay đổi như thế nào khi đặt một tấm kính xen vào giữa hai điện tích đó ?
A. Phương, chiều và độ lớn không đổi.
B. Phương không đổi, nhưng chiều ngược lại và độ lớn thì giảm.
C. Phương, chiều không đổi, độ lớn tăng.
D. Phương, chiều không đổi và độ lớn giảm.
-
Câu 4:
Một điện tích q = 2.10-9 C chạy từ một điểm M có điện thế VM = 10V đến điểm N có điện thế VN = 4V, N cách M một khoảng cách 5cm. Công của lực điện là:
A. 2.10-8 J.
B. 12.10-9 J.
C. 8.10-9 J.
D. 10-8 J.
-
Câu 5:
Biết khối lượng mol nguyên tử và hóa trị của đồng lần lượt là 64 và 2. Trong thời gian 1h dòng điện 10A đã sản ra một khối lượng đồng bằng:
A. 0,003 g.
B. 11,94 g.
C. 11,94 kg.
D. 0,003 kg.
-
Câu 6:
Lần lượt mắc hai điện trở R1 và R2 vào một hiệu điện thế không đổi U thì cường độ dòng điện trong mạch là I1 = 2A và I2 = 3A. Nếu mắc hai điện trở này nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện trong mạch là:
A. 1,2 A.
B. 5 A.
C. 2,5 A.
D. 1 A.
-
Câu 7:
Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, tích điện cùng dấu \(({q_1}\, \ne \,{q_2}),\) đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì đẩy nhau một lực F1. Nếu cho chúng chạm nhau rồi đưa về vị trí cũ thì chúng
A. hút nhau với một lực F2 > F1.
B. đẩy nhau với một lực F2 < F1.
C. đẩy nhau với một lực F2 > F1.
D. không tương tác với nhau nữa.
-
Câu 8:
Hai điện trở R1 = 2 Ω và R2 = 4 Ω mắc song song với nhau, rồi mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Biết công suất tỏa nhiệt trên R1 là 4W. Công suất tỏa nhiệt trên R2 bằng:
A. 16 W.
B. 8 W.
C. 6 W.
D. 2 W.
-
Câu 9:
Ba điểm A, B, C theo thứ tự nằm trên cùng một đường sức điện của một điện trường đều. Biết AB = 3cm; BC = 6cm và UAB = 20 V. Hiệu điện thế UAC có giá trị là:
A. 20 V.
B. 40 V.
C. 60 V.
D. 80 V.
-
Câu 10:
Một nguồn điện có suất điện động E = 7 V, điện trở trong r = 1 Ω được mắc với mạch ngoài là điện trở RN = 6 Ω. Cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là:
A. I = 1 A; U = 7 V.
B. I = 7 A; U = 6 V.
C. I = 1 A; U = 6 V.
D. I = \(\dfrac{7}{6}\) A; U = 6 V.
-
Câu 11:
Mắc vào hai đầu của một nguồn điện một biến trở R. Biết rằng khi điều chỉnh cho R = R1 thì hiệu suất của nguồn bằng 50%. Hỏi nếu R = R2 = 2R1 thì hiệu suất của nguồn bằng bao nhiêu?
A. 100%.
B. 25%.
C. 67%.
D. 50%.
-
Câu 12:
Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V và điện trở trong r = 1 được mắc với mạch ngoài có điện trở R = 2 để tạo thành mạch kín. Hiệu điện thế mạch ngoài là
A. 4 V
B. 2V
C. 6V
D. 4V
-
Câu 13:
Cho biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α = 0,004 K-1. Một sợi dây đồng có điện trở 74 Ω ở nhiệt độ 50 0C, khi nhiệt độ tăng lên 100 0C thì điện trở của sợi dây đó là
A. 88,8 Ω.
B. 66 Ω.
C. 76 Ω.
D. 96 Ω.
-
Câu 14:
Hạt tải điện trong chất bán dẫn là:
A. ion dương.
B. ion âm.
C. electro tự do.
D. electron dẫn và lỗ trống.
-
Câu 15:
Trong các bán dẫn, bán dẫn loại nào mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống bằng nhau?
A. Bán dẫn loại n.
B. Bán dẫn loại p.
C. Bán dẫn tinh khiết.
D. Bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.
-
Câu 16:
Nếu khoảng cách từ điện tích điểm tới điểm đang xét tăng lên gấp 2 lần thì cường độ điện trường tại điểm đó sẽ
A. giảm đi 4 lần.
B. tăng lên 4 lần.
C. giảm đi 2 lần.
D. tăng lên 2 lần.
-
Câu 17:
Trong cách mắc song song các nguồn giống nhau thì
A. suất điện động của bộ nguồn và điện trở trong đều tăng.
B. suất điện động của bộ nguồn và điện trở trong đều không đổi.
C. suất điện động của bộ nguồn tăng nhưng điện trở trong không đổi.
D. suất điện động của bộ nguồn không đổi nhưng điện trở trong giảm.
-
Câu 18:
Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:
A. E = 4500 (V/m).
B. E = 0,225 (V/m).
C. E = 2250 (V/m).
D. E = 0,450 (V/m).
-
Câu 19:
Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức
A. U = E/d.
B. U = q.E.d.
C. U = E.d.
D. U = q.E/q.
-
Câu 20:
Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:
A. Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron khi va chạm.
B. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.
C. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.
D. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.
-
Câu 21:
Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp đôi thì điện tích của tụ:
A. tăng gấp bốn
B. không đổi
C. tăng gấp đôi
D. giảm một nửa
-
Câu 22:
Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,303(mm) sau khi điện phân trong 2 giờ. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 40cm2. Cho biết Niken có khối lượng riêng là r = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
A. I = 5,0 (A).
B. I = 2,5 (A).
C. I = 5,0 (mA).
D. I = 5,0 (μA).
-
Câu 23:
Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 5 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện trượng đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện đoản mạch và cường độ dòng điện không đoản mạch là
A. 4
B. chưa đủ dữ kiện để xác định.
C. 6
D. 5
-
Câu 24:
Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7, 5 V và 3 Ω thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn
A. 7,5 V và 1 Ω.
B. 7,5 V và 1 Ω.
C. 2,5 V và 1/3 Ω.
D. 2,5 V và 1 Ω.
-
Câu 25:
Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là R= 2 (W). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U= 10 (V). Cho A= 108 và n=1. Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là:
A. 40,3 kg
B. 8,04.10-2 kg
C. 40,3g
D. 8,04 g
-
Câu 26:
Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 1,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 3 (Ω).
B. R = 2 (Ω).
C. R = 4 (Ω).
D. R = 1 (Ω).
-
Câu 27:
Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:
A. Điện trở của các mối hàn.
B. Khoảng cách giữa hai mối hàn.
C. Hệ số nở dài vì nhiệt α.
D. Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.
-
Câu 28:
Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:
A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.
B. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.
C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.
D. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.
-
Câu 29:
Hai điện tích điểm q1 = q2 =+3 (µC) đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. lực hút với độ lớn F = 90 (N).
B. lực hút với độ lớn F = 45 (N).
C. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
D. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
-
Câu 30:
Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó
A. vẫn là 1 ion âm.
B. trung hoà về điện.
C. sẽ là ion dương.
D. có điện tích không xác định được.
-
Câu 31:
Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 = 110V, U2 = 220V. Chúng có công suất định mức bằng nhau, tỉ số điện trở của chúng bằng:
A. \(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 8\)
B. \(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 2\)
C. \(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 3\)
D. \(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = 4\)
-
Câu 32:
Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 16 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là
A. 6.1019 electron.
B. 6.1018 electron.
C. 6.1020 electron.
D. 6.1017 electron
-
Câu 33:
Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. nE nà nr.
B. E và r/n.
C. nE và r/n.
D. E và nr.
-
Câu 34:
Một sợi dây đồng có điện trở 37Ω ở 500C. Điện trở của dây đó ở t0C là 40,7Ω. Biết α = 0,004K-1. Nhiệt độ t0C có giá trị:
A. 250C
B. 1000C
C. 750C
D. 900C
-
Câu 35:
Nguyên nhân cơ bản gây ra điện trở của kim loại là do:
A. sự va chạm của các êlectron tự do với các ion ở nút mạng tinh thể.
B. cấu trúc mạng tinh thể của kim loại.
C. nhiệt độ của kim loại thay đổi.
D. chuyển động nhiệt của các êlectron tự do trong kim loại.
-
Câu 36:
Một êlectron bay vào điện trường đều có E = 100 V/m với vận tốc ban đầu tại điểm M trong điện trường là v0 = 300 km/s, cùng hướng với đường sức. Tính quãng đường của êlectron đi được từ điểm M cho đến khi vận tốc bằng 0 (Bỏ qua tác dụng của trọng trường).
A. 3,8 mm.
B. 5 mm.
C. 2,6 mm.
D. 4,2 mm.
-
Câu 37:
Cho mạch điện như hình vẽ. Trên các bóng đèn có ghi Đ1 (6 V- 3 W), Đ2 (3 V- 1,5 W).Để các đèn đều sáng bình thường thì R phải có giá trị là
A. 3 Ω.
B. 6 Ω.
C. 4,5 Ω.
D. 4 Ω.
-
Câu 38:
Theo quy ước thông thường, chiều dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của:
A. các điện tích dương.
B. các ion âm.
C. các êlectron.
D. các prôtôn.
-
Câu 39:
Mắc một điện trở R = 3Ω vào hai đầu nguồn điện có điện trở trong r = 1 Ω, suất điện động x = 12 V. Hiệu suất của nguồn điện là:
A. H = 75%.
B. H = 66,7%.
C. H = 25%.
D. H = 33,3%.
-
Câu 40:
Bóng đèn ghi 220 V – 100 W có điện trở là:
A. 100 Ω.
B. 448 Ω.
C. 484 Ω.
D. 220 Ω.