Đề thi giữa HK2 môn Vật lí 11 Cánh diều năm 2023-2024
Trường THPT Phan Chu Trinh
-
Câu 1:
Chọn câu đúng về cường độ dòng điện
A. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện.
B. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ dòng điện tăng.
C. Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch.
D. Dòng điện là dòng các electron dịch chuyển có hướng.
-
Câu 2:
Suất điện động của một acquy là 2 V, lực lạ đã thực hiện một công là 6 mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là
A. 18.10–3 C.
B. 3.10–3 C.
C. 0,5.10–3 C.
D. 1,8.10–3 C.
-
Câu 3:
Đường đặc tuyến Vôn - Ampe biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua một điện trở vào hiệu điện thế hai đầu vật dẫn là đường
A. cong hình elip.
B. thẳng.
C. hyperbol.
D. parabol.
-
Câu 4:
Đặt vào hai đầu một điện trở R = 20 Ω một hiệu điện thế U = 2 V trong khoảng thời gian t = 20 s. Lượng điện tích di chuyển qua điện trở là
A. q = 4 C.
B. q = 1 C.
C. q = 2 C.
D. q = 5 mC.
-
Câu 5:
Dòng điện chạy qua dây dẫn của một camera có cường độ 50 μA. Số electron chạy qua dây dẫn mỗi giây là
A. 3,75.1014 hạt.
B. 3,35.1014 hạt.
C. 3,125.1014 hạt.
D. 50.1015 hạt.
-
Câu 6:
Hệ số nhiệt điện trở α của kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Khoảng nhiệt độ và chế độ gia công của vật liệu đó.
B. Độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó.
C. Độ sạch của kim loại.
D. Khoảng nhiệt độ, độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó.
-
Câu 7:
Cho mạch điện như hình vẽ.
Suất điện động = 28V, điện trở trong r = 2Ω, R = 5Ω. Độ lớn của cường độ dòng điện trong mạch chính là
A. 2 A.
B. 3 A.
C. 4 A.
D. 5 A.
-
Câu 8:
Câu nào sau đây là sai?
A. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
B. Đơn vị công cũng là đơn vị suất điện động.
C. Suất điện động của nguồn điện bằng công để di chuyển điện tích dương 1 C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn.
D. Suất điện động được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ để di chuyển một điện tích dương từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện và độ lớn q của điện tích đó.
-
Câu 9:
Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 10 phút nó tiêu thụ một năng lượng
A. 2000 J.
B. 5 J.
C. 120 kJ.
D. 60 kJ.
-
Câu 10:
Công suất định mức của các dụng cụ điện là
A. công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
B. công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
C. công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.
D. công suất trung bình của dụng cụ đó.
-
Câu 11:
Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau bằng một lực F. Thay đổi các điện tích thì lực tương tác đổi chiều nhưng độ lớn không đổi. Hỏi các yếu tố trên thay đổi như thế nào?
A. Đổi dấu q1, không thay đổi q2.
B. Tăng giảm sao cho q1 + q2 không đổi.
C. Đổi dấu q1 và q2.
D. Tăng gấp đôi q1 giảm 2 lần q2.
-
Câu 12:
Một dây dẫn kim loại có điện lượng q = 30 C đi qua tiết diện của dây trong 2 giây. Số electron qua tiết diện của dây trong 1s là
A. 9,375.1019 hạt.
B. 15,625.1017 hạt.
C. 9,375.1018 hạt.
D. 3,125.1018 hạt.
-
Câu 13:
Đồ thị biểu diễn độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không phụ thuộc vào khoảng cách r được cho như hình vẽ bên.
Tính tỉ số
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
-
Câu 14:
Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là
A. A = U.I.t.
B. A = E.It.
C. A = I.tU.
D. A = U.It.
-
Câu 15:
Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10-3C thì chúng phải đặt cách nhau
A. 30000 m.
B. 300 m.
C. 90000 m.
D. 900 m.
-
Câu 16:
Thế năng của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là . Điện thế tại M là
A. 3,2 V.
B. -3 V
C. 2 V.
D. 3 V.
-
Câu 17:
Một tụ điện có điện dung là bao nhiêu thì tích lũy một năng lượng 0,015 J dưới một hiệu điện thế 5 V:
A. 1,2.10-2 F.
B. 1,2.10-4 F.
C. 1,2.10-3 F.
D. 12.10-3 F.
-
Câu 18:
Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau bằng hai sợi dây nhẹ có độ dài ℓ như nhau.
Cho chúng nhiễm điện bằng nhau thì chúng đẩy nhau và cân bằng khi mỗi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 15°. Tính sức căng của dây treo. Lấy g = 10 m/s2.
A. 520.10-5 N.
B. 103,5.10-5 N.
C. 261.10-5 N
D. 743.10-5 N.
-
Câu 19:
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
A. độ lớn điện tích thử.
B. độ lớn điện tích đó.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
D. hằng số điện môi của của môi trường.
-
Câu 20:
Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 200 (V/m) vận tốc ban đầu của electron là 3.105(m/s). Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu?
A. 5,12 (mm).
B. 2,56 (mm).
C. 1,28 (mm).
D. 10,24 (mm).
-
Câu 21:
Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 5 cm là
A. 6.105 V/m.
B. 2.104 V/m.
C. 7,2.103 V/m.
D. 3,6.103 V/m.
-
Câu 22:
Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song một hiệu điện thế U = 100V. Một hạt bụi mịn có điện tích lọt vào chính giữa khoảng điện trường đều giữa hai bản phẳng. Coi tốc độ hạt bụi khi bắt đầu vào điện trường đều bằng 0, bỏ qua lực cản của môi trường. Động năng của hạt bụi khi va chạm với bản nhiễm điện âm bằng:
A. W0=6,4⋅10−17 J
B. Wd=3,2⋅10−17 J
C. Wd=1,6⋅10−17 J
D. Wd=0 J
-
Câu 23:
Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-9 C đặt trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tĩnh điện giữa chúng có độ lớn 2,5.10-6 N ?
A. 0,06 cm.
B. 6 cm.
C. 36 cm.
D. 6 m.
-
Câu 24:
Một điện tích điểm q = 5.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6.10-2 N. Cường độ điện trường tại M là:
A. 2,4.105 V/m.
B. 1,2 V/m.
C. 1,2.105 V/m.
D. 12.10-6 V/m.
-
Câu 25:
Điện thế tại một điểm M trong điện trường bất kì có cường độ điện trường không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm M.
B. cường độ điện trường E→.
C. điện tích q đặt tại điểm M.
D. vị trí được chọn làm mốc của điện thế.
-
Câu 26:
Mỗi hại bụi trong không khí mang điện tích . Hỏi mỗi hại bụi ấy thừa hay thiếu bao nhiêu electron? Biết điện tích electron có độ lớn là 1,6.10-19 C.
A. Thừa 6,106 hạt.
B. Thừa 6.105 hạt.
C. Thiếu 6,106 hạt.
D. Thiếu 6.105 hạt.
-
Câu 27:
Đặt một điện tích thử - 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 100 V/m, từ trái sang phải.
B. 100 V/m, từ phải sang trái.
C. 1000 V/m, từ trái sang phải.
D. 1000 V/m, từ phải sang trái.
-
Câu 28:
Vật A mang điện với điện tích 2 μC, vật B mang điện với điện tích 6 μC. Lực điện do vật A tác dụng lên vật B là . Lực điện do vật B tác dụng lên vật A là . Biểu thức nào sau đây đúng?
A. F→AB=−3F→BA
B. F→AB=−F→BA
C. 3F→AB=−F→BA
D. F→AB=3F→BA
-
Câu 29:
Đặt một điện tích thử 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 100 V/m, từ trái sang phải.
B. 100 V/m, từ phải sang trái.
C. 1000 V/m, từ trái sang phải.
D. 1000 V/m, từ phải sang trái.
-
Câu 30:
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là
A. 25.10-3 J.
B. 5.10-3 J.
C. 2,5.10-3 J.
D. 5.10-4 J.
-
Câu 31:
Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, mang điện tích 2Q và -Q được đặt cách nhau một khoảng r, lực điện tác dụng lên nhau có độ lớn là F. Nối chúng lại với nhau bằng một dây dẫn điện, sau đó bỏ dây dẫn đi. Sau khi bỏ dây nối, hai quả cầu tác dụng lên nhau một lực điện có độ lớn là
A. F.
B. F/2.
C. F/4.
D. F/8.
-
Câu 32:
Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là
A. 10000 V/m.
B. 7000 V/m.
C. 5000 V/m.
D. 6000 V/m.
-
Câu 33:
Hai tụ điện có điện dung lần lượt ghép nối tiếp. Mắc bộ tụ điện đó vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 40V. Điện tích của các tụ điện là:
A. Q1 = 40.10-6 C và Q2 = 120.10-6 C.
B. Q1 = Q2 = 30.10-6 C.
C. Q1 = 7,5.10-6 C và Q2 = 22,5.10-6 C.
D. Q1 = Q2 = 160.10-6 C.
-
Câu 34:
Lực tương tác điện giữa điện tích 4,0 μC và điện tích –3,0 μC là 1,7.10-1 N. Tính khoảng cách giữa hai điện tích.
A. 79 m.
B. 7,9 m.
C. 0,79 cm.
D. 0,79 m.
-
Câu 35:
Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
A. 5000 V/m.
B. 1250 V/m.
C. 2500 V/m.
D. 1000 V/m.
-
Câu 36:
Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?
A. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
B. Hằng số điện môi.
C. Cường độ điện trường bên trong tụ.
D. Điện dung của tụ điện.
-
Câu 37:
Hai vật tích điện giống hệt nhau tác dụng lên nhau một lực 2,0.10-2 N khi được đặt cách nhau 34 cm. Tính độ lớn điện tích của mỗi vật.
A. 51.10-6 C.
B. 5,1.10-7 C.
C. 5,1.10-6 C.
D. 51.10-7 C.
-
Câu 38:
Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2.
A. 8,3.10-8 C.
B. 8,0.10-10 C.
C. 3,8.10-11 C.
D. 8,9.10-11 C.
-
Câu 39:
Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 pF – 200 V. Tụ điện tích trữ được năng lượng tối đa là
A. 4.10-7 J.
B. 8.10-7 J.
C. 4.10-4 J.
D. 4.105 J.
-
Câu 40:
Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 1,6.10-19 C.
B. -1,6.10-19 C.
C. 3,2.10-19 C.
D. -3,2.10-19 C.