Đề thi HK1 môn Vật lí 9 năm 2022-2023
Trường THCS Phan Chu Trinh
-
Câu 1:
Điều nào sau đây phát biểu không đúng về hiệu điện thế?
A. Hiệu điện thế tăng thì cường độ dòng điện cũng tăng
B. Hiệu điện thế giảm thì cường độ dòng điện cũng giảm
C. Hiệu điện thế tăng thì cường độ dòng điện cũng giảm
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 2:
Điện trở có trị số càng nhỏ điều này có ý nghĩa gì?
A. điện trở cản trở dòng điện càng nhiều
B. điện trở cản trở dòng điện càng ít
C. cường độ dòng điện trên điện trở càng lớn
D. cả B và C đều đúng
-
Câu 3:
Ta có hai điện trở R1 và R2 = 4R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào dưới đây?
A. 5R1
B. 4R1
C. 0,8R1
D. 1,25R1
-
Câu 4:
Với hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. \({S_1}{R_1} = {S_2}{R_2}\)
B. \(\frac{{{S_1}}}{{{R_1}}} + \frac{{{S_2}}}{{{R_2}}}\)
C. \({R_1}{R_2} = {S_2}{R_2}\)
D. Cả ba hệ thức trên đều sai
-
Câu 5:
Khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào sau đây?
A. Có giá trị 0
B. Có giá trị nhỏ
C. Có giá trị lớn
D. Có giá trị lớn nhất
-
Câu 6:
Với bóng đèn ghi 12V- 100W hãy tính điện trở của đèn?
A. 2Ω
B. 7,23Ω
C. 1, 44Ω
D. 23Ω
-
Câu 7:
Phương trình nào đã cho dưới đây là phương trình cân bằng nhiệt?
A. Q tỏa + Q thu = 0
B. Q tỏa.Q thu = 0
C. Q tỏa – Q thu = 0
D. QtoaQthu = 0
-
Câu 8:
Hãy chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất ở đâu?
A. Phần giữa của thanh
B. Chỉ có từ cực Bắc
C. Cả hai từ cực
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau
-
Câu 9:
Chiều của đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như sau:
Tên các từ cực của nam châm là:
A. 1 là cực Bắc, 2 là cực Nam
B. 1 là cực Nam, 2 là cực Bắc
C. 1 và 2 là cực Bắc
D. 1 và 2 là cực Nam
-
Câu 10:
Quy tắc nào dưới đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?
A. Quy tắc bàn tay phải
B. Quy tắc bàn tay trái
C. Quy tắc nắm tay phải
D. Quy tắc nắm tay trái
-
Câu 11:
Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào?
A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm
B. Có độ mau thưa tùy ý
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm
D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm
-
Câu 12:
Ta nhận biết từ trường bằng dụng cụ nào?
A. Điện tích thử
B. Nam châm thử
C. Dòng điện thử
D. Bút thử điện
-
Câu 13:
Nhận định nào sau đây là đúng nhất khi nói về tương tác giữa hai nam châm?
A. Các cực cùng tên hút nhau, các cực khác tên thì đẩy nhau
B. Các cực khác tên thì hút nhau, các cực cùng tên cũng hút nhau
C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau, song lực hút hay đẩy chỉ cảm thấy được khi chúng ở gần nhau
D. Các cực hút nhau hay đẩy nhau tùy theo điều kiện cụ thể
-
Câu 14:
Khi mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?
A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi
B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa
C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa
D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn
-
Câu 15:
Thế nào là điện năng?
A. Năng lượng điện trở
B. Năng lượng điện thế
C. Năng lượng dòng điện
D. Năng lượng hiệu điện thế
-
Câu 16:
Thế nào là biến trở?
A. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch
B. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ và chiều dòng điện trong mạch
C. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch
D. điện trở không thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch
-
Câu 17:
Với hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là l1, S1, R1 và l2, S2, R2. Biết l1 = 4l2 và S1 = 2S2. Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này là đúng?
A. \({R_1} = 8{R_2}\)
B. \({R_1} = \frac{{{R_2}}}{2}\)
C. \({R_1} = 2{R_2}\)
D. \({R_1} = \frac{{{R_2}}}{8}\)
-
Câu 18:
Đâu là biểu thức xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song?
A. \(\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
B. \({R_{td}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)
C. \({R_{td}} = {R_1} + {R_2}\)
D. \({R_{td}} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\)
-
Câu 19:
Hãy chọn biến đổi đúng trong các biến đổi đã cho sau đây?
A. 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ
B. 1MΩ = 1000kΩ = 1.000.000Ω
C. 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ
D. 10Ω = 0,1kΩ = 0,00001MΩ
-
Câu 20:
Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn như thế nào?
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế
-
Câu 21:
Đơn vị đã cho nào dưới đây là đơn vị của cường độ dòng điện?
A. A
B. mA
C. kA
D. cả 3 đáp án trên
-
Câu 22:
Nhận định nào không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?
A. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó
-
Câu 23:
Với hai điện trở R1 = 24Ω, R2 = 16Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương R12 của đoạn mạch có giá trị là bao nhiêu?
A. R12 = 40Ω
B. R12 = 9,6Ω
C. R12 = 8Ω
D. R12 = 48Ω
-
Câu 24:
Với hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu, dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có điện trở lớn gấp mấy lần dây thứ 2.
A. 8 lần
B. 10 lần
C. 4 lần
D. 16 lần
-
Câu 25:
Hãy chọn vật liệu dẫn điện tốt nhất trong các vật liệu sau:
A. Sắt
B. Nhôm
C. Bạc
D. Đồng
-
Câu 26:
Hãy chọn biểu thức công thức dùng để tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua?
A. Q = Irt
B. Q = I2Rt
C. Q = IR2t
D. Q = IRt2
-
Câu 27:
Thí nghiệm nào đã cho dưới đây có thể phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không?
A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không
B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh
C. Tìm hiểu cấu tạo của thanh kim loại
D. Đo thể tích và khối lượng của thanh kim loại
-
Câu 28:
Nêu tên gọi của lục khi dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó?
A. Lực điện
B. Lực hấp dẫn
C. Lực từ
D. Lực đàn hồi
-
Câu 29:
Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
B. Hiện tượng xuất hiện dòng điện tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
C. Hiện tượng xuất hiện suất điện động tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
D. Hiện tượng xuất hiện dòng điện tự cảm và hiệu điện thế tự cảm gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
-
Câu 30:
Trong điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn
B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng
C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây
D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên
-
Câu 31:
Hãy chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều?
A. Nam châm để tạo ra dòng điện
B. Bộ phận đứng yên là roto
C. Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện
D. Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên
-
Câu 32:
Với điện trở suất của nhôm là \(2,{8.10^{ - 8}}{\rm{\Omega }}m\), của vonfram là \(5,{5.10^{ - 8}}{\rm{\Omega }}m\), của sắt là \({12.10^{ - 8}}{\rm{\Omega }}m\). So sánh nào dưới đây là đúng?
A. Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm
B. Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm
C. Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt
D. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram
-
Câu 33:
Nêu ý nghĩa của số đếm công tơ điện ở gia đình?
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng
C. Điện năng mà gia đình sử dụng
D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng
-
Câu 34:
Định luật Jun-Lenxơ cho ta biết điện năng biến đổi thành dạng năng lượng gì?
A. Cơ năng
B. Năng lượng ánh sáng
C. Hóa năng
D. Nhiệt năng
-
Câu 35:
Với quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay hướng theo chiều nào?
A. Chiều của lực điện từ
B. Chiều của đường sức từ
C. Chiều của dòng điện
D. Chiều của đường của đường đi vào các cực của nam châm
-
Câu 36:
Với dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa sẽ như thế nào?
A. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được
B. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó bằng 0 nên loa không phát ra được âm thanh
C. Loa kêu như bình thường
D. Loa kêu yếu hơn, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó giảm
-
Câu 37:
Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị nào sau đây?
A. Máy phát điện
B. Làm các la bàn
C. Rơle điện từ
D. Bàn ủi điện
-
Câu 38:
Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình dưới đây:
Chọn phương án đúng về từ cực của ống dây.
A. A là từ cực Nam của ống dây
B. B là từ cực Bắc của ống dây
C. A là từ cực Bắc của ống dây
D. Không xác định được
-
Câu 39:
Với hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn. Điện trở của dây dẫn có đặc điểm gì?
A. càng lớn thì dòng điện qua nó càng nhỏ
B. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
C. tỉ lệ thuận với dòng điện qua dây dẫn
D. càng nhỏ thì dòng điện qua nó càng nhỏ
-
Câu 40:
Đâu không phải là lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng?
A. Giảm chi tiêu cho gia đình
B. Giảm thời gian sử dụng của dụng cụ điện
C. Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải
D. Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất