Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2021-2022
Trường THCS Lê Lợi
-
Câu 1:
Hãy cho biết ấu trùng có đuôi của sán lá gan khi rời khỏi ốc sẽ làm gì?
A. Tìm trâu, bò để kí sinh
B. Tiếp tục sinh trưởng thành sán lá gan trưởng thành
C. Bám vào cây thủy sinh, kết vỏ cứng, trở thành kén sán
D. Tiếp tục sinh sản cho ra ấu trùng có đuôi
-
Câu 2:
Có bao nhiêu trường hợp sau đây sán lá gan sẽ không hoàn thành đủ vòng đời?
(1) Trứng sán lá gan không gặp nước.
(2) Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp.
(3) Ốc chứa ấu trúng sán bị vịt ăn mất.
(4) Kén sán bám vào rau, béo…chờ mãi không gặp trâu bò ăn
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 3:
Theo em điều kiện nào giúp trứng sán lá gan nở thành ấu trùng?
A. Nhiệt độ phù hơp cho trứng nở.
B. Trứng phải tiếp xúc với nước
C. Trứng phải ở trong cơ thể vật chủ
D. Cả A và C đều đúng
-
Câu 4:
Hãy chọn các phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:
(1) Trứng sán lá gan được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước nở thành ấu trùng lông
(2) Tại gan, sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm
(3) Trứng sán lá gan có vỏ dày nên tồn tại ở môi trường bên ngoài tốt
(4) Sán lá gan trưởng thành kí sinh trong cơ thể ốcA. (1) và (2)
B. (2) và (3)
C. (3) và (4)
D. (1) và (4)
-
Câu 5:
Cơ thể sán lá gan có kiểu đối xứng nào?
A. Đối xứng toả tròn.
B. Đối xứng hai bên.
C. Đối xứng lưng – bụng.
D. Đối xứng trước – sau.
-
Câu 6:
Chọn phát biểu sai về các loại sán trong những phát biểu dưới đây:
A. Con người có thể là vật chủ cho sán lá gan sống kí sinh
B. Sán lá gan tiêu giảm một số bộ phận để thích nghi được với đời sống kí sinh
C. Ấu trùng lông bám vào cây cỏ kén sán nhằm mục đích cho gia súc ăn phải để kén sán vào được cơ thể vật chủ.
D. Ốc mút, ốc đầm, ốc gạo, ốc ruộng có tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán kí sinh cao
-
Câu 7:
Cho biết nhận định nào sau đây đúng về vòng đời của sán lá gan?
A. Một trong những vật chủ trung gian của sán lá gan là ốc
B. Kén sán phát triển từ ấu trùng lông
C. Ấu trùng có đuôi kí sinh trong ốc
D. A và B đúng
-
Câu 8:
Điền từ:
Ở sán lá gan, mắt, lông bơi (1)……………. . , các giác bám (2)………………. Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng (3) …………… nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp để cơ thể chui rú, luồn lách trong môi trường sống kí sinh.A. (1) tiêu giảm; (2) phát triển; (3) phát triển
B. (1) tiêu giảm; (2) tiêu giảm; (3) phát triển
C. (1) phát triển; (2) tiêu giảm; (3) phát triển
D. (1) tiêu giảm; (2) phát triển; (3) tiêu giảm
-
Câu 9:
Cho biết loài ốc nào là vật chủ phụ thứ I của sán lá phổi?
A. Bythinia
B. Limnea
C. Planorbis
D. Melania
-
Câu 10:
Cho biết vật chủ phụ thứ I của sán lá phổi?
A. Cá giếc
B. Tôm
C. Cua
D. Ốc
-
Câu 11:
Ngoài người, vật chủ nào là vật chủ chính của sán lá phổi có thể là?
A. Trâu, bò
B. Cừu, dê
C. Chó, mèo
D. Gà, vịt
-
Câu 12:
Thời gian từ khi nhiễm nang ấu trùng sán lá ruột đến khi phát triển con trưởng thành là bao lâu?
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
-
Câu 13:
Người nhiễm sán lá ruột là vì ăn các loại thực phẩm nào sau đây chưa nấu chín?
A. Các loại rau thuỷ sinh ngó sen, rau muống, củ ấu..
B. Gỏi cá giếc
C. Tôm sống
D. Cua nướng
-
Câu 14:
Hãy cho biết thời gian từ khi ấu trùng lông của sán lá ruột xâm nhập vào ốc và hoàn tất sự phát triển trong cơ thể ốc là?
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
-
Câu 15:
Hãy cho biết thời gian từ khi ấu trùng lông của sán lá ruột xâm nhập vào ốc và hoàn tất sự phát triển trong cơ thể ốc là?
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
-
Câu 16:
Khi gặp môi trường thích hợp nào trứng sán lá ruột sau khi bài xuất ra khỏi cơ thể người phát triển thành ấu trùng lông?
A. Đất xốp, nhiều khí O2
B. Đất cát, nhiều khí O2
C. Nước ngọt (sông, ao, hồ...)
D. Nước biển
-
Câu 17:
Cho biết loài ốc nào là vật chủ phụ thứ I của sán lá ruột?
A. Bythinia
B. Limnea
C. Bulimus
D. Planorbis
-
Câu 18:
Nêu ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực?
A. giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.
B. giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.
C. giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.
D. giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.
-
Câu 19:
Cho biết giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm gì?
A. Cơ dọc kém phát triển.
B. Không có cơ vòng.
C. Giác bám tiêu giảm.
D. Đầu nhọn.
-
Câu 20:
Hãy cho biết số lượng trứng mà giun đũa cái đẻ mỗi ngày khoảng?
A. 2000 trứng.
B. 20000 trứng.
C. 200000 trứng.
D. 2000000 trứng.
-
Câu 21:
Cho biết trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường?
A. Đường tiêu hoá.
B. Đường hô hấp.
C. Đường bài tiết nước tiểu.
D. Đường sinh dục.
-
Câu 22:
Nêu ý nghĩa của đoạn thắt ở 1/3 trước thân giun đũa?
A. Tiêu hoá
B. Sinh dục
C. Bài tiết
D. Thần kinh
-
Câu 23:
Chỉ ra nơi kí sinh của giun đũa?
A. Ruột già
B. Hạch bạch huyết
C. Ruột non
D. Máu
-
Câu 24:
Chỉ ra con đường xâm nhập của bệnh giun đũa vào cơ thể?
A. Đường sinh dục
B. Đường hô hấp
C. Đường máu
D. Đường tiêu hoá
-
Câu 25:
Do đâu người bị nhiễm giun đũa?
A. Ăn cá gỏi
B. Ăn tôm cua sống
C. Ăn thịt lợn tái
D. Ăn rau quả tươi không sạch
-
Câu 26:
Không dùng biện pháp nào để phòng chống bệnh giun đũa?
A. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
B. Xổ giun định kỳ
C. Ăn uống vệ sinh.
D. Dùng thuốc diệt ấu trùng giun trong cơ thể.
-
Câu 27:
Chỉ ra đặc điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa trong các đặc điểm sau?
A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác.
B. Tiết diện ngang cơ thể.
C. Đời sống.
D. Con đường lây nhiễm.
-
Câu 28:
Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các giun tròn?
A. Phần lớn sống kí sinh.
B. Ruột phân nhánh.
C. Tiết diên ngang cơ thể tròn.
D. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức.
-
Câu 29:
Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?
A. Đi chân đất.
B. Ngoáy mũi.
C. Cắn móng tay và mút ngón tay.
D. Xoắn và giật tóc.
-
Câu 30:
Cho biết có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện pháp dưới đây?
1. Uống thuốc tẩy giun định kì.
2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.
3. Không dùng phân tươi bón ruộng.
4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.
5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Số ý đúng là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 31:
Xác định đặc điểm không có ở các đại diện của ngành Giun tròn?
A. Sống trong đất ẩm, nước hoặc kí sinh trong cơ thể các động vật, thực vật và người.
B. Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.
C. Phân biệt đầu - đuôi, lưng - bụng.
D. Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.
-
Câu 32:
Xác định yếu tố quan trọng nhất ảnh huởng đến tỷ lệ nhiễm giun tóc ở nước ta?
A. Dùng phân bắc chưa ủ kỷ bón hoa màu
B. Cường độ nắng
C. Số giờ nắng
D. Độ ẩm của đất
-
Câu 33:
Cho các đặc điểm sau: Phần đầu mảnh như sợi tóc, phần đuôi phình to, đó là đặc trưng của?
A. Giun kim
B. Giun đũa
C. Giun tóc
D. Giun móc
-
Câu 34:
Điều nào không được áp dụng để phòng bệnh giun tóc?
A. Không ăn thịt bò tái.
B. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi cầu
C. Không ăn rau sống.
D. Không phóng uế bừa bải.
-
Câu 35:
Cho biết pheretima sở hữu bao nhiêu tinh hoàn ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 36:
Phát biểu sai về hệ thống giác quan của giun đất là?
A. Không có mắt
B. Các cơ quan cảm giác nằm ở phía sau
C. Có các thụ thể vị giác
D. Các tế bào thụ cảm giúp phát hiện các rung động
-
Câu 37:
Cho biết chức năng nào không phải của hệ thống cảm giác của giun đất?
A. Hình dung thức ăn
B. Phân biệt các cường độ ánh sáng
C. Phát hiện dao động
D. Phản ứng với các kích thích hóa học
-
Câu 38:
Xác định phát biểu nào là đúng về thần kinh ở giun đất?
A. Nó chỉ có chức năng cảm giác
B. Nó chỉ có chức năng vận động
C. Nó có ở mặt lưng
D. Có ở mặt bụng
-
Câu 39:
Cho biết hệ thần kinh của giun đất không chứa bộ phận nào?
A. Vòng dây thần kinh
B. Dây thần kinh
C. Ganglia
D. Não
-
Câu 40:
Cho biết cơ quan bài tiết ở giun đất được gọi là gì?
A. Gizzard
B. Typhlosole
C. Nephridium
D. Setae