Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2021-2022
Trường THCS Tân Phước Khánh
-
Câu 1:
Đáp án nào sau đây mô tả không đúng về cơ quan dinh dưỡng của sán lá gan?
A. Ruột phân nhánh.
B. Hậu môn ở cuối cơ thể.
C. Hầu có cơ khỏe.
D. Miệng hút chất dinh dưỡng.
-
Câu 2:
Điền từ: Kén sán lá gan bám vào rau, bèo,…nhưng không gặp trâu bò ăn phải thì.....
A. Kén nở thành sán sống trong nước
B. Kén bám vào rau, bèo sống phát triển và sinh sản
C. Kén quay lại giai đoạn ấu trùng đuôi
D. Kén hỏng và không trở thành sán được.
-
Câu 3:
Nếu ốc chứa ấu trùng sán lá gan bị động vật khác (cá, vịt, chim nước,…) ăn thịt thì dẫn đến...
A. ấu trùng bơi đi tìm cây thuỷ sinh
B. ấu trùng sẽ chui ra ngoài môi trường nước phát triển tiếp
C. ấu trùng không còn phát triển được nữa.
D. ấu trùng vào hệ tiêu hoá của động vật ăn thịt ốc phát triển và gây bệnh
-
Câu 4:
Trứng sán lá gan không gặp nước thì
A. trứng chỉ nở thành ấu trùng lông
B. trứng không nở thành ấu trùng.
C. trứng chỉ nở thành ấu trùng.đuôi
D. Tất cả đều sai
-
Câu 5:
Cho các thông tin sau:
1. Trứng sán lá gan
2. Sán trưởng thành ở trâu bò
3. Ấu trùng trong ốc
4. Ấu trùng có đuôi
5. Ấu trùng lông
6. Kén sán
Em hãy sắp sếp thứ tự các thông tin thành vòng đời sán lá gan hoàn chỉnh?A. 1→3→4→5→6→2→1
B. 1 →4→5→6→3→2→1
C. 1→5→3→4→6→2→1
D. 1→5→4→3→6→2→1
-
Câu 6:
Ấu trùng sán lá gan sau khi nở phải làm gì?
A. Bám vào bèo, cỏ để kết kén
B. Tìm thức ăn để phát triển toàn diện
C. Tiếp tục sinh sản cho ra ấu trùng có đuôi
D. Chui vào ốc ruộng sống kí sinh, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi
-
Câu 7:
Để phòng bệnh sán lá phổi không nên ăn những gì?
A. Gỏi tôm sống
B. Gỏi cá giếc
C. Lươn nướng
D. Ếch nướng
-
Câu 8:
Thời gian từ khi sán lá phổi xâm nhập vào vật chủ chính đến khi trưởng thành đẻ trứng khoảng?
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
-
Câu 9:
Người bị bệnh sán lá phổi do ăn
A. Rau sống
B. Cá gỏi
C. Nem thịt lợn
D. Tôm, cua nướng
-
Câu 10:
Ấu trùng đuôi của sán lá phổi sau khi rời khỏi ốc Melania đến ký sinh ở vị trí cơ thể nào sau đây của tôm cua nước ngọt?
A. Vỏ
B. Não
C. Cơ ngực
D. Chân
-
Câu 11:
Thời gian để trứng sán lá phổi phát triển thành ấu trùng lông trong môi trường nước khoảng bao lâu?
A. 1 tuần
B. 2 - 3 tuần
C. 4 - 5 tuần
D. 6 - 8 tuần
-
Câu 12:
Trứng sán lá phổi sau khi bài xuất ra khỏi cơ thể phát triển thành ấu trùng lông khi trứng rơi vào môi trường thích hợp?
A. Nước ngọt (sông, ao, hồ)
B. Nước mặn (biển)
C. Nước lợ (đầm, phá)
D. Đất cát xốp có độ pH cao
-
Câu 13:
Cho biết vật chủ phụ thứ II của sán lá phổi là gì?
A. Cá diếc
B. Tôm
C. Cua
D. Tôm và cua nước ngọt
-
Câu 14:
Chọn các đặc điểm có ở giun đũa:
1. Cơ thể hình lá, dẹp theo chiều lưng bụng
2. Tiết diện ngang hình tròn
3. Các giác bám phát triển
4. Có lớp vỏ cutincun bọc ngoài cơ thể
5. Phát triển cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng
6. Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn
7. Phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ốngA. 2, 4, 6, 7
B. 1, 2, 4, 7
C. 2, 3, 4, 7
D. 2, 3, 6, 7
-
Câu 15:
Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng như thế nào?
A. Không thể chui rúc được trong môi trường kí sinh
B. Không thể tồn tại dưới các dịch tiêu hóa ruột non
C. Không thể nhận biết nhau trong môi trường kí sinh
D. Cơ thể chúng không thể cong và duỗi ra được
-
Câu 16:
Triệu chứng gây ra do giun đũa kí sinh là gì?
A. Gây đau bụng
B. Gây tắc ruột
C. Tắc ống mật
D. Tất cả các triệu chứng trên
-
Câu 17:
Giun đũa kí sinh trong ruột người gây ra bao nhiêu tác hại dưới đây?
(1) Giun đũa lấy chất dinh dưỡng của người.
(2) Sinh ra độc tố.
(3) Gây tắc ruột, tắc ống mật.
(4) Gây đau bụng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Triệu chứng gây ra do giun đũa kí sinh là gì?
A. Gây đau bụng
B. Gây tắc ruột
C. Tắc ống mật
D. Tất cả các triệu chứng trên
-
Câu 19:
Giun đũa kí sinh trong ruột người gây ra bao nhiêu tác hại dưới đây?
(1) Giun đũa lấy chất dinh dưỡng của người.
(2) Sinh ra độc tố.
(3) Gây tắc ruột, tắc ống mật.
(4) Gây đau bụng.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 5
-
Câu 20:
Hãy cho biết quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ?
A. hợp tác
B. kí sinh
C. cộng sinh
D. hội sinh
-
Câu 21:
Hãy cho biết giun đũa là đại diện cho ngành giun nào?
A. Ruột khoang
B. Giun giẹp
C. Giun tròn
D. Giun đốt
-
Câu 22:
Chỉ ra vị trí thường là nơi kí sinh của giun đũa?
A. Dạ dày người lớn.
B. Ruột non trẻ em.
C. Ruột già người trưởng thành.
D. Túi mật trẻ em.
-
Câu 23:
Loại giun nào gây nên bệnh chân voi, tay voi?
A. Giun kim.
B. Giun chỉ.
C. Giun móc câu.
D. Giun đũa.
-
Câu 24:
Giun đũa chó mèo (Toxocara) khi lạc vào cơ thể người tồn tại dưới dạng nào?
A. Con trưởng thành sống ở ruột non
B. Con trưởng thành sống ở ruột già
C. Con trưởng thành sống ở phổi
D. Nang chứa ấu trùng ở hệ thần kinh trung ương
-
Câu 25:
Cho biết giun đũa chó trưởng thành (Toxocara canis) sống ở ruột non của chó trong thời gian bao lâu?
A. Dưới 6 tháng tuổi
B. 6 - 9 tháng tuổi
C. 9 - 12 tháng tuổi
D. 12 - 24 tháng tuổi
-
Câu 26:
Cho biết Phylum Nematoda là tên gọi khác của?
A. giun đốt
B. giun tròn
C. giun dẹp
D. giun đũa
-
Câu 27:
Cho biết ấu trùng giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào?
A. Qua đường da, niêm mạc
B. Qua thức ăn bị nhiễm ấu trùng
C. Lây truyền trực tiếp từ người sang người
D. cả A và B
-
Câu 28:
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:
1. Cơ thể giun đất đối xứng hai bên, phân đốt và có khoang cơ thể chín thức
2. Nhờ sự chun giãn cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di chuyển được
3. Giun đất có cơ quan tiêu hóa phân hóa, hô hấp qua phổi
4. Có hệ tuần hoàn hở và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
5. Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi
6. Trứng được thu tinh phát triển trong kén để thành giun nonA. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 29:
Ở nước ta vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc cao thường có đặc điểm là?
A. Nông trường mía, cao su.
B. Nơi có thói quen sử dụng cầu tiêu, ao cá.
C. Cư dân sống vùng sông nước.
D. Các thành phố, đô thị.
-
Câu 30:
Cho biết yếu tố nào thuận lợi cho sự tăng tỉ lệ nhiễm giun móc?
A. Không có công trình vệ sinh hiện đại.
B. Thói quen đi chân đất của người dân.
C. Vùng đất sét cứng.
D. Thói quen ăn uống.
-
Câu 31:
Điều kiện thuận lợi nào để ấu trùng giun móc tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh?
A. Môi trường nước như ao hồ.
B. Đất xốp, cát, nhiệt độ cao, ẩm.
C. Môi trường nước, nhiệt độ từ 250C đến 300C.
D. Bóng râm mát.
-
Câu 32:
Chỉ ra tập hợp gồm các đại diện của ngành Giun tròn?
A. Đỉa, giun đất.
B. Giun kim, giun đũa.
C. Giun đỏ, vắt.
D. Lươn, sá sùng.
-
Câu 33:
Xác định loài giun gây ra bệnh chân voi ở người?
A. Giun móc câu.
B. Giun chỉ.
C. Giun đũa.
D. Giun kim.
-
Câu 34:
Xác định phát biểu đúng khi nói về giun đất?
A. Chúng có hại cho nông nghiệp
B. Dùng làm mồi câu cá
C. Làm giảm độ phì nhiêu của đất
D. Không thể sống trong hang
-
Câu 35:
Điền từ: Sử dụng giun đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất được gọi là......
A. phân trùn quế
B. trồng dâu nuôi tằm
C. trồng trọt
D. chăn nuôi
-
Câu 36:
Xác định quá trình thụ tinh xảy ra ở đâu đối với giun đất?
A. Buồng trứng
B. Ống dẫn tinh
C. Kén
D. Lỗ sinh dục cái
-
Câu 37:
Cho biết chất gì được trao đổi trong quá trình giao phối ở giun đất?
A. Typhlosole
B. Noãn
C. Spermatophores
D. Kén
-
Câu 38:
Xét về cấu tạo giun đất có bao nhiêu buồng trứng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 39:
Ống sinh tinh có vai trò gì?
A. Tinh trùng được tạo ra ở đây vào thời điểm giao phối
B. Nó là cơ quan phụ
C. Nó là tiền đình
D. Nó dự trữ tinh trùng trong quá trình giao phối
-
Câu 40:
Điền từ: Các tuyến tiền liệt phổ biến và ống dẫn tinh của giun đất được gọi là _____
A. vasa deferentia
B. vasa efferentia
C. spermathecae
D. ống dẫn trứng