Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020
Trường THCS Nguyễn Trung Trực
-
Câu 1:
Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?
A. Ong mật
B. Bướm
C. Nhện đỏ
D. Bò cạp
-
Câu 2:
Các đại diện Thân mềm nào sau đây có tập tính sống vùi mình?
A. Ốc sên, ốc bươu vàng, sò
B. Trai, sò, ngao
C. Trai, sò, mực
D. Trai, mực, bạch tuộc
-
Câu 3:
Trong ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị lớn về mặt thực phẩm cho con người?
A. Lớp Hình nhện.
B. Lớp Sâu bọ.
C. Lớp Đuôi kiếm.
D. Lớp Giáp xác.
-
Câu 4:
Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?
A. Có giá trị về mặt địa chất.
B. Làm đồ trang sức.
C. Làm sạch môi trường nước.
D. Làm thực phẩm cho con người.
-
Câu 5:
Động vật nào có giá trị cao, được xuất khẩu?
A. Bào ngư.
B. Sò huyết.
C. Trai sông.
D. Ý A và B đúng.
-
Câu 6:
Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần?
A. Có ba phần gồm đầu, ngực và bụng
B. Cơ thể chỉ là một khối duy nhất
C. Có hai phần gồm đầu và bụng
D. Có hai phần gồm đầu ngực và bụng
-
Câu 7:
Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có?
A. Đôi kìm
B. 4 đôi chân bò
C. Đôi chân xúc giác
D. Núm tuyến tơ
-
Câu 8:
Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác
(1) Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
(2) Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
(3) Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc.
(4) Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian.Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.
A. (3) → (2) → (1) → (4).
B. (2) → (4) → (1) → (3).
C. (2) → (4) → (3) → (1).
D. (3) → (1) → (4) → (2).
-
Câu 9:
Châu chấu non có hình thái bên ngoài như thế nào?
A. Khác châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.
B. Khác châu chấu trưởng thành, đủ cánh.
C. Giống châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.
D. Giống châu chấu trưởng thành, đủ cánh.
-
Câu 10:
Động vật nào dưới đây có tập tính chăn nuôi động vật khác?
A. Kiến cắt lá.
B. Ve sầu.
C. Ong mật.
D. Bọ ngựa.
-
Câu 11:
Tôm sông có những tập tính nào dưới đây?
A. Dự trữ thức ăn.
B. Tự vệ và tấn công.
C. Cộng sinh để tồn tại.
D. Sống thành xã hội.
-
Câu 12:
Tập tính nào dưới đây không có ở kiến?
A. Chăn nuôi động vật khác.
B. Dự trữ thức ăn.
C. Đực cái nhận biết nhau bằng tín hiệu.
D. Chăm sóc thế hệ sau.
-
Câu 13:
Tại sao nói lớp giáp xác rất đa dạng và phong phú?
A. Số lượng cá thể lớn
B. Môi trường sống đa dạng
C. Số lượng loài lớn
D. Cả A, B và C
-
Câu 14:
Loài nào được coi là giáp xác lớn nhất?
A. Tôm ở nhờ
B. Con sun
C. Rận nước
D. Cua nhện
-
Câu 15:
Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm?
A. Râu
B. Vỏ cơ thể
C. Đuôi
D. Các đôi chân
-
Câu 16:
Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?
A. Chân bụng.
B. Chân ngực.
C. Chân hàm.
D. Râu
-
Câu 17:
Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ?
A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
B. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng
C. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.
D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
-
Câu 18:
Ốc sên phá hoại cây cối vì?
A. Ốc sên để lại vết nhớt trên đường đi gây hại đến cây
B. Ốc sên ăn lá cây làm cây không phát triển được
C. Khi sinh sản ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây
D. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các mầm cây
-
Câu 19:
Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước?
A. Trai, hến
B. Mực, bạch tuộc
C. Sò, ốc sên
D. Sứa, ngao
-
Câu 20:
Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước?
A. Trai, hến
B. Mực, bạch tuộc
C. Sò, ốc sên
D. Sứa, ngao
-
Câu 21:
Châu chấu di chuyển bằng cách nào?
A. Nhảy bằng đôi chân sau (càng)
B. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh
C. Bò bằng cả 3 đôi chân
D. Tất cả các đáp án trên là đúng
-
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây về châu chấu là đúng?
A. Hô hấp bằng mang.
B. Có hạch não phát triển.
C. Là động vật có xương sống.
D. Là động vật lưỡng tính.
-
Câu 23:
Đặc điểm nào dưới đây khiến cho rận nước, chân kiếm mặc dù có kích thước bé nhưng lại là thức ăn cho các loài cá công nghiệp và các động vật lớn?
A. Sống thành đàn.
B. Sinh sản nhanh.
C. Khả năng di chuyển kém.
D. Tất cả ý kiến trên đều đúng.
-
Câu 24:
Giáp xác gây hại gì đến đời sống con người và các động vật khác?
A. Gây hại cho tàu thuyền và các công trình dưới nước.
B. Truyền bệnh giun sán.
C. Kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt.
D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 25:
Động vật nào dưới đây không có lối sống kí sinh?
A. Bọ chét
B. Rận
C. Bọ ngựa
D. Bọ rầy
-
Câu 26:
Ấu trùng chuồn chuồn sống ở đâu?
A. Kí sinh trong cơ thể động vật
B. Trên cây
C. Trong đất
D. Dưới nước
-
Câu 27:
Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ là thiên địch trên đồng ruộng?
A. Bọ rùa, kiến ba khoang, ruồi xám, ong xanh.
B. Nhện đỏ, ong mắt đỏ, rầy xanh, mọt vòi voi.
C. Bọ ngựa, kiến ba khoang, mối, ong mắt đỏ.
D. Bọ ngựa, ong xanh, ong mắt đỏ, nhện lùn.
-
Câu 28:
Trai sông và ốc vặn giống nhau ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Kiểu vỏ.
B. Nơi sinh sống.
C. Khả năng di chuyển.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
-
Câu 29:
Khi quan sát bằng mắt thường, cua đồng đực và cua đồng cái sai khác nhau ở điểm nào?
A. Cua đực có đôi càng to khoẻ hơn, cua cái có yếm to hơn cua đực.
B. Cua đực có yếm to hơn nhưng đôi càng lại nhỏ hơn cua cái.
C. Cua cái có đôi càng và yếm to hơn cua đực.
D. Cua đực có đôi càng và yếm to hơn cua cái.
-
Câu 30:
Loài giáp xác nào thích nghi lối sống hang hốc?
A. Cua đồng đực
B. Tôm ở nhờ
C. Rện nước
D. Chân kiếm