Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
-
Câu 1:
Menđen đã làm gì để đảm bảo rằng có cây giống thuần chủng cho các thí nghiệm?
A. Bón phân chéo từng loại với nhau
B. Để mỗi giống tự thụ tinh qua nhiều thế hệ
C. Loại bỏ các bộ phận cái của cây
D. Loại bỏ các bộ phận đực của cây.
-
Câu 2:
Hãy cho biết có thể áp dụng cách nào để thu được thế hệ F2?
A. Cho phép hoa trên cây bố mẹ tự thụ phấn
B. Cho hoa ở cây F1 tự thụ phấn.
C. Cho cây F1 giao phấn với cây bố mẹ.
D. Giao phấn hai cây bố mẹ.
-
Câu 3:
Theo quy luật di truyền của MenĐen cho biết vì sao phép lai giữa cây cao TT và cây ngắn tt đã tạo ra đời con đều là cây cao?
A. Cao là đặc điểm nổi trội
B. Ngắn là đặc điểm nổi trội
C. Cao là tính trạng lặn
D. Chiều cao của cây đậu không bị chi phối bởi gen 'T' hoặc 't'
-
Câu 4:
Cho biết quy luật nào không xuất hiện tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1, trong trường hợp gen nằm trên NST thường, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
A. Quy luật phân li độc lập
B. Quy luật phân li
C. Quy luật hoán vị gen
D. Quy luật liên kết gen
-
Câu 5:
Khi muốn xác định các tổ hợp alen cho RrAa (sử dụng FOIL), bốn tổ hợp nào có thể có mà bạn sẽ sử dụng cho phép lai dihybrid của mình là gì?
A. RA, Ra, rA, ra
B. RA, Rr, rA, ra
C. RR, Aa, ar, ra
D. AA, Ra, RA, rr
-
Câu 6:
Theo em các nguyên tắc xác suất có thể được sử dụng để làm gì?
A. dự đoán tính trạng của đời con do phép lai di truyền.
B. xác định kết quả thực tế của phép lai di truyền.
C. dự đoán các tính trạng của bố mẹ được sử dụng trong phép lai di truyền.
D. quyết định sinh vật nào tốt nhất để sử dụng trong các phép lai di truyền.
-
Câu 7:
Cho tính trạng màu mắt ở người do 1 gen nằm trên NST thường qui định. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu, có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ là?
A. Đều dị hợp
B. Đều đồng hợp trội
C. Bố đồng hợp, mẹ dị hợp.
D. Bố dị hợp, mẹ đồng hợp.
-
Câu 8:
Cho tính trạng màu lông ở trâu do một gen quy định. Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2) đẻ lần thứ nhất ra một nghé trắng (3) . Đẻ lần thứ hai ra một nghé đen (4) . Con nghé đen lớn lên giao phối với trâu đực đen (5) . Sinh ra một cón nghé trắng (6) . Kiểu gen của 6 con nghé theo thứ tự là
A. aa, Aa,aa,Aa,Aa,aa
B. Aa, Aa,aa,Aa,AA,aa
C. Aa,AA hoặc Aa,aa,Aa,AA,aa
D. Aa, Aa,aa,Aa,AA hoặc ,aa
-
Câu 9:
Ta xét 2 alen A và a cùng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu không phân biệt giới tính, trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau giữa các cá thể mang các kiểu gen của 2 alen nói trên ?
A. 2 kiểu
B. 6 kiểu
C. 3 kiểu
D. 4 kiểu
-
Câu 10:
Cho biết một người nam có nhóm máu O lấy một người vợ có nhóm máu A. sinh ra một đứa con có nhóm máu A và một đứa con có nhóm máu O. Câu nào sau đây sai ?
A. Bố có kiểu gen I0I0
B. Mẹ có kiểu gen IAIA
C. Đứa trẻ thứ nhất có kiểu gen IAI0
D. Đứa trẻ thứ hai có kiểu gen I0I
-
Câu 11:
Xét ở người có các nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO quy định, nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IAIA, IAIO, nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO, nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen IOIO , nhóm máu AB được quy định bơi kiểu gen IAIB Người con có nhóm máu A, bố mẹ người này sẽ có:
A. Bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B
B. Bố nhóm máu AB, mẹ nhóm máu O
C. Bố nhóm máu O, mẹ nhóm máu AB
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Khi ta cho cây đậu hạt tròn vỏ màu xanh RRYy lai với hạt màu vàng nhăn RrYY thì các hạt được tạo ra ở F1 là gì?
A. Tròn và vàng
B. Tròn và xanh lá cây
C. Nhăn và xanh lá cây
D. Nhăn và vàng
-
Câu 13:
Hai cây đậu có hạt xanh lục RRyy và cây có hạt vàng nhăn RrYY tạo ra đời con F1 có hạt vàng tròn RrYy. Khi F1 tự phối đời F2 sẽ có tổ hợp nào?
A. Tròn, vàng và Tròn, xanh lá
B. Tròn, vàng và nhăn, xanh lá
C. Tròn, xanh lá cây và Nhăn, vàng
D. Tròn, vàng và nhăn, vàng
-
Câu 14:
Xác định cấu tạo di truyền (kiểu gen) của bố mẹ cao ban đầu trong một thí nghiệm Mendel bao gồm việc lai tạo cây đậu cao mang hoa tím với cây đậu thấp mang hoa trắng. Các thế hệ sau đều mang hoa tím, nhưng một nửa trong số đó là thân thấp.
A. TTWW
B. TTww
C. TtWW
D. TtWw
-
Câu 15:
Cho alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb x aaBB cho đời con có kết quả như thế nào biết mỗi gen quy định một tính trạng?
A. 4 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
B. 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
C. 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình
D. 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
-
Câu 16:
Cho biết kết luận hai cặp tính trạng di truyền tuân theo quy luật hoán vị gen khi F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình nào với phép lai P: ( Aa, Bb) x (Aa, Bb)?
A. 4 loại kiểu hình tỉ lệ (3 + 1)2
B. Tỉ lệ kiểu hình 3:1 hay 1:2:1
C. 4 loại kiểu hình khác tỉ lệ (3 + 1)2
D. 4 loại kiểu hình tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1
-
Câu 17:
Xét tính trạng có sừng ở cừu có gen A nằm trên NST thường qui định có sừng, a qui định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực có sừng với cừu cái không sừng đều mang kiểu gen dị hợp tử, thu được F1. Do tác động của các nhân tố tiến hóa nên tỉ lệ giới tính giữa con cái và con đực ở F1 không bằng nhau. Người ta thống kê được tỉ lệ cừu có sừng ở F1 là 9/16 . Biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giới tính ở F1 là
A. 5 ♂ : 3 ♀
B. 5 ♀ : 3 ♂.
C. 3 ♂ : 1 ♀.
D. 3 ♀ : 1 ♂.
-
Câu 18:
Xét tính trạng có sừng ở cừu được quy đinh như sau: kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là
A. F1: 100% có sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng
B. F1: 100% có sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng
C. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng
D. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng
-
Câu 19:
Cho cừu đực không sừng lai với cừu cái có sừng được F1. Cho F1 giao phối với cừu cái có sừng được F2. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là bao nhiêu biết: Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
A. 1 có sừng : 1 không sừng
B. 3 có sừng : 1 không sừng.
C. 100% có sừng
D. 5 có sừng : 1 không sừng
-
Câu 20:
Xác định tỉ lệ kiểu hình xuất hiện trong phép lai Aaaa x aaaa là bao nhiêu?
A. 5 trội : 1 lặn
B. 3 trội : 1 lặn
C. 1 trội : 1lặn
D. 6 trội : 1 lặn
-
Câu 21:
Hãy giải thích vì sao các loài sinh sản hữu tính biến dị thì lại phong phú hơn so với các loài sinh sản vô tính?
A. Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử
B. Các giao tử này được tổ hợp lại khi thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện biến dị tổ hợp
C. Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen
D. Cả A và B
-
Câu 22:
Cho biết các đặc điểm được kiểm soát bởi nhiều hơn một gen, chẳng hạn như chiều cao của con người được gọi là gì?
A. tính trạng đơn gen
B. đặc điểm đa gen
C. tính trạng lặn
D. Những đặc điểm nổi trội
-
Câu 23:
Dựa theo lí thuyết, hãy tính tỉ lệ kiểu hình ở F1 khi một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen: A, a; B, b phân li độc lập cùng quy định. Kiểu gen có cả alen trội A và alen trội B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều quy định hoa trắng. Phép lai P: AaBb x aabb thu được F1.
A. 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng
B. 100% cây hoa đỏ.
C. 25% cây hoa đỏ : 75% cây hoa trắng
D. 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng.
-
Câu 24:
Ta xét 2 cặp gen qui định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Có tần số hoán vị gen nếu có phải nhỏ hơn 50%. Cho P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) có thể kết luận hai cặp tính trạng tuân theo qui luật di truyền hoán vị gen khi F1 xuất hiện:
A. bốn loại kiểu hình với tỉ lệ (3:1)2
B. tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 hay 1 : 2 : 1
C. bốn loại kiểu hình khác tỉ lệ (3 : 1)2
D. bốn loại kiểu hình tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1
-
Câu 25:
Xét đời con của phép lai ♂AaBbddEe x ♀ AabbDdEE, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là bao nhiêu biết tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn.
A. 50%
B. 25%
C. 43,75%
D. 37,5%
-
Câu 26:
Nếu xét theo lý thuyết, phép lai nào sẽ cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. AA x AA
B. Aa x Aa
C. aa x aa
D. Aa x aa
-
Câu 27:
Em hãy cho biết Menđen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình nhằm mục đích gì?
A. xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.
B. kiểm tra các cơ thể mang kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng.
C. xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
D. xác định các cá thể thuần chủng.
-
Câu 28:
Em hãy cho biêt cơ thể nào khi giảm phân bình thường có thể tạo ra nhiều loại giao tử nhất?
A. Aabb.
B. AaBB.
C. AABb.
D. AaBb.
-
Câu 29:
Xét ở một loài thực vật lưỡng bội xét một gen có 2 alen, A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với a quy định cây thân thấp. Đem lai 2 dòng thuần chủng khác nhau thu được F1. Nhận định nào sau đây không chính xác?
A. Ở F1 100% cá thể có kiểu hình giống nhau.
B. Ở F1 100% cá thể có kiểu gen dị hợp.
C. Ở F1 100% cá thể có kiểu gen đồng hợp.
D. Ở F1 100% cá thể có kiểu gen giống nhau.
-
Câu 30:
Cho biết phép lai nào sau đây không thu được đời F1 100% lá nguyên? Biết ở một loài thực vật alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ thùy.
A. Aa x AA.
B. AA x AA.
C. AA x aa.
D. Aa x aa.
-
Câu 31:
Căn cứ theo lý thuyết, cho biết phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn kiểu gen đồng hợp?
A. AA x aa.
B. aa x aa.
C. AA x Aa.
D. Aa x Aa
-
Câu 32:
Hãy xác định phép lai nào sẽ cho đời con gồm toàn kiểu gen dị hợp?
A. Aa x Aa.
B. AA x aa.
C. Aa x aa.
D. AA x Aa
-
Câu 33:
Theo em tính trạng lặn là những tính trạng không biểu hiện ở cơ thể đời nào?
A. lai.
B. F1.
C. dị hợp.
D. đồng hợp.
-
Câu 34:
Em hãy cho biết Menden đã tiến hành tạo dòng hoa đỏ thuần chủng bằng cách nào?
A. Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng để thu được F1 có hoa đỏ thuần chủng.
B. Cho cây hoa đỏ lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của cây hoa đỏ.
C. Cho cây hoa trắng lai phân tích để thu được cây hoa trắng thuần chủng.
D. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ.
-
Câu 35:
Cho biết trong quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AA X Aa cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là?
A. 1:1
B. 1:2:1
C. 3:1
D. 9:3:3:1
-
Câu 36:
Cho alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Xác định phép lai nào là phép lai nghịch của phép lai ♀AA X ♂aa?
A. ♀AA X ♂aa.
B. ♀aa x ♂AA.
C. ♀AA X ♂Aa.
D. ♀Aa X ♂Aa.
-
Câu 37:
Xác định đâu là phép lai phân tích biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy đinh thân thấp?
A. AA X Aa.
B. Aa X aa.
C. aa X aa.
D. Aa X Aa.
-
Câu 38:
Cho biết kiểu gen ở một loài côn trùng như sau: gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định lông đen, a quy định lông trắng, kiểu gen Aa biểu hiện lông đen ở con đực và lông trắng ở con cái. Cho con đực lông trắng lai với con cái lông đen được F1. Nếu cho các con đực F1 giao phối với con cái lông đen, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở đời con bằng bao nhiêu?
A. 25% lông đen: 75% lông trắng.
B. 50% lông đen: 50% lông trắng.
C. 100% lông đen.
D. 75% lông đen: 25% lông trắng.
-
Câu 39:
Tính trạng màu lông ở một loài thú được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen: alen Cb quy định lông đen, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trong đó alen Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw; alen Cg trội hoàn toàn so với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(2) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.
(3) Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(4) Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
(5) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 2 loại kiểu gen.A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 40:
Trong thí nghiệm ở đậu Hà lan của Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền. Ở loài đậu này, tính trạng màu hạt do một cặp gen quy định, trong đó A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh. Lấy hạt phấn của cây hạt vàng thuần chủng thụ phấn cho cây hạt xanh được F1, sau đó F1 sinh sản ra F2, F2 sinh sản ra F3, F3 sinh sản ra F4. Theo lí thuyết, ở các cây F3, loại cây vừa có hạt màu vàng vừa có hạt màu xanh chiếm tỉ lệ
A. 100%.
B. 12,5%.
C. 25%.
D. 0%.