Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2020
Trường THPT Trần Suyền
-
Câu 1:
Các bộ ba mã hóa khác nhau ở điểm nào dưới đây?
A. cấu trúc và số lượng nuclêôtit
B. thành phần và trình tự nuclêôtit
C. số lượng và thành phần nuclêôtit
D. trình tự và số lượng nuclêôtit
-
Câu 2:
Có nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một loại axit amin. Điều này phản ánh đặc tính nào của mã di truyền?
A. Tính liên tục
B. Tính phổ biến
C. Tính thoái hóa
D. Tính đặc thù
-
Câu 3:
Tính đa dạng của prôtêin do yếu tố nào sau đây quy định?
A. Số lượng axit amin
B. Thành phần axit amin
C. Trình tự axit amin
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 4:
Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mở đầu nằm ở đâu?
A. đầu 3’-OH của mạch khuôn
B. đầu 5’-P của mạch khuôn
C. đầu 3’-OH trên mạch bổ sung
D. đầu 5’-P trên mạch bổ sung
-
Câu 5:
Từ ba nuclêôtit: A, U, G có thể tạo ra tối đa bao nhiêu bộ ba mã hóa axit amin?
A. 27
B. 24
C. 21
D. 9
-
Câu 6:
Có khoảng bao nhiêu axit amin trong các prôtêin cấu thành nên các dạng sống khác nhau?
A. 30
B. 64
C. 20
D. 10
-
Câu 7:
Tại vùng mã hóa của một gen thuộc sinh vật nhân sơ có 1200 nuclêôtit. Gen tiến hành phiên mã và dịch mã một lần để tạo nên chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh. Hỏi có bao nhiêu liên kết peptit trong chuỗi pôlipeptit này?
A. 398
B. 400
C. 399
D. 397
-
Câu 8:
Một gen sau đột biến điểm, số nuclêôtit không đổi nhưng số liên kết hiđrô tăng lên. Hỏi dạng đột biến nào đã xảy ra?
A. Mất một cặp A - T
B. Thay thế cặp G – X bằng cặp A - T
C. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X
D. Thêm một cặp G – X
-
Câu 9:
Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp prôtêin?
A. mARN
B. ADN
C. tARN
D. Ribôxôm
-
Câu 10:
Vì sao nói ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Vì ADN mang thông tin di truyền, quy định việc hình thành mọi tính trạng của cơ thể
C. Vì ADN là cấu trúc đặc trưng cho loài và ổn định, truyền lại qua các thế hệ nhờ cơ chế tái bản
D. Vì ADN có khả năng phiên mã, từ đó gián tiếp tổng hợp prôtêin cho tế bào
-
Câu 11:
Trong cơ chế hoạt động của OPêron Lac ở E.coli, để ức chế hoạt động của gen cấu trúc thì prôtêin ức chế sẽ bám vào đâu?
A. Vùng khởi động
B. Gen điều hòa
C. Gen cấu trúc
D. Vùng vận hành
-
Câu 12:
Sự phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào điều nào sau đây?
A. Đặc trưng cấu trúc của gen
B. Loại tác nhân gây đột biến
C. Sự thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện khí hậu, thời tiết
D. Cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến
-
Câu 13:
Chất 5-brôm uraxin là tác nhân gây ra dạng đột biến nào dưới đây?
A. Thay thế cặp A – T bằng cặp G - X
B. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T
C. Thêm một cặp G – X
D. Mất một cặp A – T
-
Câu 14:
Một nhóm vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ trong phân tử ADN. Khi chuyển nhóm E.coli này sang môi trường, mỗi cá thể tiến hành nhân đôi liên tiếp 3 lần, sau đó khi sàng lọc, người ta nhận thấy số E.coli có ADN chỉ chứa N14 ở thế hệ cuối cùng là 24. Hỏi nhóm E.coli ban đầu có bao nhiêu cá thể?
A. 3
B. 8
C. 2
D. 4
-
Câu 15:
Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng côđon sau đột biến và côđon trước đột biến cùng quy định một axit amin. Đây là dạng đột biến nào?
A. Đột biến dịch khung
B. Đột biến vô nghĩa
C. Đột biến đồng nghĩa
D. Đột biến sai nghĩa
-
Câu 16:
Ở người, alen A quy định tóc xoăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Một cặp vợ chồng tóc xoăn sinh con đầu lòng tóc thẳng và người con thứ hai có tóc xoăn. Hỏi xác suất người con thứ hai mang kiểu gen đồng hợp là bao nhiêu?
A. 1/2
B. 1/3
C. 2/3
D. 1/4
-
Câu 17:
Menđen đã sử dụng phương pháp nào để tạo dòng thuần ở đậu Hà Lan?
A. Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ
B. Giao phấn ngẫu nhiên qua nhiều thế hệ
C. Gây đột biến
D. Lai phân tích
-
Câu 18:
Ở một loài thực vật, gen quy định tính trạng dạng hoa và màu hoa phân li độc lập. Alen B quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa kép. Alen D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng (kiểu gen dị hợp quy định hoa hồng). Khi cho lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 thu được đều có kiểu hình hoa đơn, hồng. Cho F1 tự thụ phấn, hỏi xác suất cây hoa kép, hồng ở F2 là bao nhiêu?
A. 17,5%
B. 12,5%
C. 50%
D. 75%
-
Câu 19:
Cho các phép lai:
1. AB/ab x Ab/aB
2. Ab/aB x Ab/aB
3. AB/ab x AB/ab
4. AB/ab x Ab/ab
5. Ab/ab x aB/ab
Biết các gen liên kết hoàn toàn và trội lặn hoàn toàn. Hỏi có bao nhiêu phép lai cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 20:
2 tế bào sinh tinh của 1 cá thể có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân I và II bình thường sẽ cho tối đa mấy loại tinh trùng?
A. 8
B. 2
C. 4
D. 6
-
Câu 21:
Khi tiến hành phân tích cơ thể F1 dị hợp về hai cặp gen (AaBb) cùng quy định 1 tính trạng, đời con thu được kiểu hình có tỉ lệ phân li là 1 : 2 : 1. Kết quả trên phù hợp với kiểu tương tác bổ sung nào sau đây?
A. 9 : 7
B. 9 : 6 : 1
C. 13 : 3
D. 9 : 3 : 3 : 1
-
Câu 22:
Cho kiểu gen: \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd{X^V}Y\). Hãy xác định tỉ lệ giao tử abDY trong trường hợp hoán vị gen xảy ra với tần số 40%.
A. 25%
B. 7,5%
C. 15%
D. 2,75%
-
Câu 23:
Chiều cao của một loài thực vật do 3 cặp alen A, a, B, b, C, c tương tác cộng gộp quy định, sự góp mặt của mỗi alen trội đều làm cây cao lên một mức giống nhau. Nếu cho cây mang kiểu gen AaBbCc tự thụ phấn thì ở đời con, cây có chiều cao hạn chế nhất chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/16
B. 1/128
C. 1/64
D. 1/32
-
Câu 24:
Hiện tượng một gen chi phối nhiều tính trạng được gọi là gì?
A. hoán vị gen
B. liên kết gen hoàn toàn
C. tính đa hiệu của gen
D. tương tác cộng gộp giữa các gen
-
Câu 25:
Ở sinh vật nào dưới đây, hoán vị gen chỉ xảy ra ở cơ thể cái?
A. Ruồi giấm
B. Bướm tằm
C. Đậu Hà Lan
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 26:
Yếu tố “năng suất” trong sản xuất nông nghiệp tương ứng với yếu tố nào dưới đây?
A. Thời tiết
B. Kiểu hình
C. Giống
D. Môi trường
-
Câu 27:
Ở người, alen H quy định da bình thường, alen h quy định da bị bạch tạng (gen nằm trên NST thường); alen m quy định bệnh mù màu, alen M quy định nhìn màu bình thường (gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y). Không xét đến trường hợp đột biến, kiểu gen của người bình thường về hai tính trạng đang xét có thể là một trong bao nhiêu trường hợp?
A. 6
B. 4
C. 2
D. 8
-
Câu 28:
Ở một loài cây thân thảo, alen C quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen c quy định thân thấp, alen D quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen d quy định hạt xanh. Hai gen trên cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Khi tiến hành lai phân tích cây mang kiểu gen dị hợp về hai cặp gen trên người ta thu được đời sau có 40% cây thân cao, hạt xanh. Hãy xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen của cây đem lai phân tích.
A. Ab/aB – 20%
B. Ab/aB – 40%
C. AB/ab – 40%
D. AB/ab – 20%
-
Câu 29:
Hiện tượng di truyền nào dưới đây luôn cho đời con đồng tính?
A. Di truyền ngoài tế bào chất
B. Di truyền liên kết gen
C. Di truyền hoán vị gen
D. Di truyền tương tác gen
-
Câu 30:
Hiện tượng di truyền nào dưới đây làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?
A. Hoán vị gen
B. Biến dị tổ hợp
C. Liên kết gen
D. Đột biến gen
-
Câu 31:
Nguyên tắc bổ sung giữa A với T; G với X có trong phân tử nào dưới đây?
A. ADN
B. rARN
C. tARN
D. mARN
-
Câu 32:
Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính phổ biến của mã di truyền?
A. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin
C. Mã di truyền là mã bộ ba
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
-
Câu 33:
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao của cây do 3 cặp gen không alen (A, a; B, b; D, d) quy định theo kiểu tương tác cộng gộp và cứ thêm mỗi alen trội trong tổ hợp gen sẽ làm cho cây thấp đi 20cm. Cây cao nhất có chiều cao 210cm. Theo lí thuyết, khi giao phấn giữa cây cao nhất với cây thấp nhất, cây lai thu được sẽ có chiều cao là:
A. 160 cm
B. 120 cm
C. 90 cm
D. 150cm
-
Câu 34:
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là 1: 1?
A. AA x aa
B. Aa x aa
C. Aa x Aa
D. AA x AA
-
Câu 35:
Biết mỗi gen qui định một tính trạng và trội –lặn hoàn toàn, phép lai P: AaBb x aaBb cho đời con có số loại kiểu hình tối đa là bao nhiêu?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 8
-
Câu 36:
Ở sinh vật nhân thực, một phân tử ADN thực hiện quá trình nhân đôi ba lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN con?
A. 6
B. 2
C. 8
D. 4
-
Câu 37:
Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể có trong nhân một tế bào sinh dưỡng thể một thuộc loài này là bao nhiêu?
A. 24
B. 12
C. 23
D. 36
-
Câu 38:
Bộ ba mã sao nào sau đây không phải là bộ ba kết thúc?
A. 5’UAA3’
B. 5’UAG3’
C. 5’AGU3’
D. 5’UGA3’
-
Câu 39:
Ở một loài thực vật, alen A qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài, alen B qui định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa màu trắng. Cho phép lai: \(P:\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}\), biết quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai trên cho đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình là:
A. 3:1
B. 1:2:1
C. 2:2:1:1
D. 1:1:1:1
-
Câu 40:
Giả sử thể tứ bội 4n giảm phân chỉ cho giao tử 2n hữu thụ. Cơ thể 4n có kiểu gen Aaaa khi giảm phân cho giao tử Aa chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?
A. 1/4
B. 1/2
C. 4/6
D. 1/6