Đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Huệ
-
Câu 1:
Tập tính động vật là gì?
A. Một chuỗi phản xạ
B. Chuỗi những phản ứng mà cơ thể trả lời lại kích thích để đảm bảo sự tồn tại của cá thể và loài
C. Chuỗi phản ứng trả lời lại kích thích bên ngoài
D. Các thói quen của động vật
-
Câu 2:
Tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều là vì sao?
A. số tế bào thần kinh rất nhiều, tuổi thọ thường cao.
B. hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.
C. sống trong môi trường phức tạp.
D. có nhiều thời gian để học tập.
-
Câu 3:
Nêu khái niệm xinap?
A. Nơi tếp xúc giữa chùm tận cùng của nơron này với nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng.
B. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác.
C. Nơi tiếp xúc giữa các nơron khác nhau.
D. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của các tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh.
-
Câu 4:
Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự nào sau đây?
A. Màng trước xinap → chùy xinap → khe xinap → màng sau xinap
B. Màng trước xinap → khe xinap → chùy xinap→ màng sau xinap
C. Khe xinap → Màng trước xinap → chùy xinap→ màng sau xinap
D. Chùy xinap → Màng trước xinap → khe xinap → màng sau xinap
-
Câu 5:
Điện thế hoạt động là điện thế phát sinh khi nào?
A. Tế bào bị kích thích
B. Tế bào bị kích thích tới ngưỡng
C. Tế bào bị kích thích hoặc ức chế
D. Tế bào được kích hoạt bởi xung thần kinh
-
Câu 6:
Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động ở giai đoạn mất phân cực diễn ra như thế nào?
A. Cả trong và ngoài màng tích điện âm
B. Chênh lệch điện thế giảm nhanh tới 0
C. Cả trong và ngoài màng tích điện dương
D. Chênh lệch điện thế cực đại
-
Câu 7:
Nêu khái niệm điện thế nghỉ?
A. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm còn phía ngoài màng tích điện dương
B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích , phía trong màng tích điện dương còn ngoài màng tích điện âm
C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm còn ngoài màng tích điện dương
D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích , phía trong màng tích điện âm, còn ngoài màng tích điện dương
-
Câu 8:
Ion K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng tế bào là do đâu?
A. Cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao
B. Ion K+ có kích thước nhỏ
C. Ion K+ mang điện tích dương
D. Ion K+ bị lực đẩy cùng dấu của ion Na+
-
Câu 9:
Điều nào không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh?
A. Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống
B. Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ
C. Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trược kich thích của môi trường
D. Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng
-
Câu 10:
Não bộ của hệ thần kinh dạng ống gồm có các thành phần nào?
A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành – cầu não
B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư
C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não
D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và trụ não
-
Câu 11:
Ứng động nào dưới đây không theo chu kì đồng hồ sinh học?
A. Ứng động đóng mở khí khổng.
B. Ứng động quấn vòng.
C. Ứng động nở hoa.
D. Ứng động thức ngủ của lá.
-
Câu 12:
Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thể hiện tính ứng động của thực vật?
1. Ngọn cây luôn vươn về phía có ánh sáng.
2. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn dinh dưỡng.
3. Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối.
4. Lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm.
5. Vận động quấn vòng của tua cuốn.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
-
Câu 13:
Ý nghĩa của hướng trọng lực đối với cây?
A. Giúp rễ cây tìm đến nguồn nước để hút nước.
B. Giúp cây luôn hướng về ánh sáng để quang hợp.
C. Giúp rễ cây mọc vào đất để giữ cây và hút chất dinh dưỡng.
D. Giúp cây bám vào vật cứng khi tiếp xúc
-
Câu 14:
Thân cây non sinh trưởng như thế nào khi chiếu sáng từ một hướng (sau một thời gian)?
A. Mọc thẳng, khỏe.
B. Tránh xa nguồn sáng.
C. Hướng về nguồn sáng.
D. Cây non hướng sáng âm.
-
Câu 15:
Hormone của tuyến nội tiết nào sau đây có tác dụng làm tăng tải hấp thụ Na+ ở thận?
A. tuyến yên
B. tuyến tụy
C. tuyến trên thận
D. tuyến giáp
-
Câu 16:
Vai trò điều tiết của các hoocmôn do tụy tiết ra là gì?
A. insulin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cao, còn glucagon điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cũng cao.
B. insulin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu thấp, còn glucagon điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cũng thấp.
C. insuiin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cao, còn glucagon điều tiết khi nồng độ glucose trong máu thấp.
D. insulin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu thấp, còn glucagon điếu tiết khi nồng độ glucose trong máu cao.
-
Câu 17:
Huyết áp cực đại xuất hiện ứng với kỳ nào trong chu kỳ hoạt động của tim?
A. Giữa 2 kỳ tâm thất co và tâm nhĩ co
B. Kỳ co tâm nhĩ
C. Kỳ co tâm thất
D. Pha giãn chung.
-
Câu 18:
Nêu khái niệm về huyết áp?
A. Lực đẩy máu của tim vào động mạch chủ ở kỳ co tâm thất
B. Áp lực máu do sức đẩy máu của tim và sức ép của thành động mạch
C. Áp lực của máu vào thành mạch
D. Áp lực máu trong tim
-
Câu 19:
Loài nào hô hấp bằng phổi?
A. Giun đất.
B. Chim bồ câu.
C. Cá chép.
D. Châu chấu.
-
Câu 20:
Ý nào không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với trao đổi khí?
A. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tô hô hấp.
B. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn.
C. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
D. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
-
Câu 21:
Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển. Nó có chức năng chủ yếu gì?
A. Chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa
B. Biến đổi xenlulo nhờ hệ vi sinh và hấp thụ vào máu
C. Biến đổi xenlulo nhờ các enzyme
D. Hấp thụ nước để cô đặc chất thải
-
Câu 22:
Trong cơ thể động vật ăn thịt và động vật ăn tạp, có các tuyến tiêu hóa chủ yếu nào sau đây?
A. Tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến gan, tuyến tụy
B. Tuyến nước bọt , tuyến tụy, tuyến dạ dày
C. Tuyến dạ dày, tuyến tụy, ruột già
D. Tuyến nước bọt, tuyến ruột
-
Câu 23:
Hô hấp tỷ lệ thuận với nhiệt độ môi trường nhưng nhiệt độ quá cao (trên \(45^oC\)) lại ức chế quá trình hô hấp vì sao?
A. Tế bào bị hủy hoại
B. Các enzyme oxi hóa khử bị biến tính
C. Nó thúc đẩy quá trình lên men
D. Nó làm đông đặc tế bào chất.
-
Câu 24:
Hô hấp hiếu khí sẽ chuyển sang hô hấp kị khí nếu yếu tố nào sau đây thay đổi?
A. Nồng độ \(O_2\) trong không khí giảm xuống dưới 5%
B. Nồng độ \(CO_2\) trong không khí cao quá 0,05%
C. Nhiệt độ môi trường đạt mức 45 – 50%
D. Độ ẩm trong không khí bão hòa
-
Câu 25:
Người ta trồng 1ha lúa trong 120 ngày thì thu hoạch được 100 tạ sinh khối trong đó có 65 tạ thóc. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế theo đơn vị kg/ngày/ha là:
A. 83,33 và 54,17
B. 54,17 và 83,33
C. 0,83 và 0,54
D. 12000 và 6500
-
Câu 26:
Năng suất cây trồng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp.
B. Khả năng quang hợp của giống cây trồng.
C. Khả năng tích lũy chất khô vào cơ quan kinh tế.
D. Thời gian sinh trưởng của cây dài hay ngắn.
-
Câu 27:
Nhận định không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng tới cường độ quang hợp?
A. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin.
B. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
C. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat.
D. Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng đến cường độ quang hợp là như nhau.
-
Câu 28:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
-
Câu 29:
Vai trò của pha tối đối với cây xanh là gì?
A. Khử CO2 để hạn chế ô nhiễm môi trường
B. Tạo ra nước để cây tiến hành quang hợp
C. Giải phóng oxi phân tử
D. Tổng hợp các chất hữu cơ
-
Câu 30:
Ở nhóm thực vật CAM, quá trình tổng hợp các axit hữu cơ trong quá trình cố định CO2 xảy ra vào lúc nào?
A. Trong pha sáng
B. Ban đêm
C. Ban ngày
D. Liên tục
-
Câu 31:
Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là gì?
A. có khí khổng.
B. có hệ gân lá.
C. có lục lạp.
D. diện tích bề mặt lớn.
-
Câu 32:
Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ nào sau đây?
A. chuyển hóa năng lượng ở dạng hoá năng thành quang năng
B. tổng hợp glucôzơ.
C. tiếp nhận CO2
D. hấp thụ năng lượng ánh sáng.
-
Câu 33:
Để cải tạo đất người ta thường trồng cây họ đậu vì sao?
A. Đây là cây ngắn ngày nên nhanh chóng thu hoạch
B. Chúng có vi khuẩn cố định nito cộng sinh ở rễ nên phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng
C. Chúng có vi khuẩn cố định nito cộng sinh ở rễ nên có thể bổ sung đạm cho đất
D. Ít phải bón phân
-
Câu 34:
Quá trình gắn phân tử NH3 vào 1 axit amin dicacboxilic có ý nghĩa sinh học quan trọng là gì?
A. Tránh cho tế bào không bị đầu độc bởi NH3
B. Dự trữ axit amin cho cơ thể
C. Là bước trung gian để tổng hợp các axit amin
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 35:
Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào là nguyên tố vi lượng?
A. Phôtpho.
B. Nitơ.
C. Hiđrô.
D. Sắt.
-
Câu 36:
Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào là nguyên tố đại lượng?
A. Sắt.
B. Môlipđen.
C. Cacbon.
D. Bo.
-
Câu 37:
Một số cây chỉ có khí khổng ở mặt dưới của lá nhưng vẫn thoát nước ở cả 2 mặt lá, chứng tỏ điều gì?
A. Hơi nước có thể thoát qua khí khổng và tầng cutin mỏng của lá
B. Hơi nước thoát ra không phụ thuộc vào khí khổng
C. Quá trình thoát hơi nước ở cây là một quá trình bị động
D. Sự thoát hơi nước chỉ phụ thuộc vào độ ẩm không khí.
-
Câu 38:
Đặc điểm nào ít gặp ở thực vật sa mạc?
A. Lá tiêu giảm và có lớp cutin dày
B. Dự trữ nước trong thân, lá
C. Hệ rễ ít phát triển
D. Sinh sản chỉ 1 lần trong năm
-
Câu 39:
Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do những nhuyên nhân nào dưới đây?
I. lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.
II. có sự bão hòa hơi nước trong không khí.
III. hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá.
IV. lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.
A. I, III
B. II, IV
C. I, II
D. II, III
-
Câu 40:
Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng ở thực vật, cần có sự tham gia của yếu tố nào sau đây:
I. Năng lượng là ATP
II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi
IV. Enzim hoạt tài (chất mang).
A. I, II, IV
B. II, IV
C. I, III, IV
D. I, IV