Đề thi HK2 môn Sinh học 11 KNTT năm 2023-2024
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, bao gồm sự thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lí gọi là gì?
A. Sinh trưởng
B. Phát triển
C. Sinh sản
D. Cảm ứn
-
Câu 2:
Cho các yếu tố sau:
(1) Ánh sáng
(2) Nhiệt độ
(3) Nước
(4) Chất dinh dưỡng
(5) Độ ẩm không khí
Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 3:
Khi sử dụng hormone thực vật trong trồng trọt, cần tuân thủ nguyên tắc gì?
A. Đúng liều lượng
B. Đúng nồng độ
C. Đảm bảo tính đối kháng và sự phối hợp giữa các loại hormone
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 4:
Nhận định nào không đúng khi nói về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?
A. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây và chiều dài của rễ, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân và rễ
B. Sinh trưởng sơ cấp có ở thân cây còn non, sinh trưởng thứ cấp có ở thân cây trưởng thành
C. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp chủ yếu diễn ra ở cây hai lá mầm
D. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng thứ cấp, trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng sơ cấp
-
Câu 5:
Hormone nào có vai trò kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở thời kì dậy thì ở nữ?
A. Hormone sinh trưởng GH
B. Hormone thyroxine
C. Hormone estrogen
D. Hormone testosterone
-
Câu 6:
Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật?
A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đều theo thời gian
B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở các phần khác nhau của cơ thể không giống nhau
C. Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai phát triển theo thời gian giống nhau
D. Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa là các nhau ở các loài
-
Câu 7:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản như thế nào?
A. Cần cả cá thể bố và cá thể mẹ
B. Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
C. Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
D. Xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống
-
Câu 8:
Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình gì?
A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Thụ tinh
D. Nguyên phân và giảm phân
-
Câu 9:
So với sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính có ưu điểm nào?
A. Con sinh ra có vật chất di truyền giống hệt mẹ
B. Tăng khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống
C. Các cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra đời con
D. Dễ chết hàng loạt khi điều kiện sống thay đổi
-
Câu 10:
Sự nảy mầm của hạt thành cây con là ví dụ về điều gì?
A. Sinh trưởng
B. Phát triển
C. Sinh sản
D. Cảm ứng
-
Câu 11:
Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật được bắt đầu tại vị trí nào?
A. Rễ cây
B. Ngọn cây
C. Có mô phân sinh
D. Có mô bì
-
Câu 12:
Gibberellin không có vai trò nào sinh lí nào?
A. Kích thích hạt nảy mầm
B. Kích thích rụng lá
C. Kích thích dãn dài thân
D. Kích thích ra hoa
-
Câu 13:
Phát triển không qua biến thái có đặc điểm gì?
A. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự con trưởng thành
B. Ấu trùng gần giống con trưởng thành
C. Con non khác con trưởng thành
D. Phải qua một lần lột xác
-
Câu 14:
Đâu là các hormone điều hòa chủ yếu sự sinh trưởng của động vật có xương sống?
A. Thyroxine và GH
B. GH và estrogen
C. Thyroxine và testosterone
D. Testosterone
-
Câu 15:
Động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng như thế nào?
A. Ít bị ảnh hưởng vì thân nhiệt chúng luôn được ổn định nhờ sự chuyển hóa tăng
B. Bị ảnh hưởng mạnh vì nhiệt độ thấp làm các hoạt động sống không thực hiện được
C. Bị ảnh hưởng mạnh vì sự chuyển hóa trong cơ thể giảm mạnh
D. Không bị ảnh hưởng vì chúng đã đi ngủ đông
-
Câu 16:
Thế nào là sinh sản vô tính?
A. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt
B. Hình thức sinh sản ở tất cả các loài sinh vật
C. Hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
D. Hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia
-
Câu 17:
Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy sẽ như thế nào?
A. Là ví dụ về sinh sản ở sinh vật, do cơ quan mới được tạo thành
B. Là ví dụ về sinh sản ở sinh vật, do có sự tạo thành cơ thể mới
C. Không phải là sinh sản ở sinh vật, do không có sự tổ hợp giữa giao tử đực và cái
D. Không phải là sinh sản ở sinh vật, do không có sự tạo thành cá thể mới
-
Câu 18:
Loài động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường qua bề mặt cơ thể?
A. Thủy tức
B. Châu chấu
C. Cá chép
D. Rắn hổ mang
-
Câu 19:
Động vật nào có hệ tuần hoàn kín?
A. Trai sông
B. Chim bồ câu
C. Ốc sên
D. Châu chấu
-
Câu 20:
Hoocmôn nào có vai trò thúc quả chóng chín và rụng lá?
A. Giberelin
B. Xitôkinin
C. Etilen
D. Florigen
-
Câu 21:
Trong hệ dẫn truyền tim, bộ phận nào có khả năng tự phát xung thần kinh?
A. Bó His
B. Mạng Puôckin
C. Nút nhĩ thất
D. Nút xoang nhĩ
-
Câu 22:
Để kích thích sự ra rễ ở cành giâm, cành chiết người ta sử dụng hoocmôn nào?
A. Auxin
B. Etilen
C. Axit abxixic
D. Giberelin
-
Câu 23:
Những hoocmon nào kích thích sinh trưởng ở thực vật?
A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin
B. Auxin, giberelin, etilen
C. Auxin, etilen, axit abxixic
D. Auxin, gibêrelin, xitôkinin
-
Câu 24:
Hoocmôn sinh trưởng ở người do tuyến nội tiết nào tiết ra?
A. Tuyến yên
B. Tuyến giáp
C. Tuyến sinh dục
D. Tuyến tụy
-
Câu 25:
Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng?
A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm
B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm
C. Mô phân sinh bên có ở thân, rễ của cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở mắt của thân cây một lá mầm
D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm
-
Câu 26:
Trong xinap hoá học, thành phần nào có chứa thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học?
A. Chùy xinap
B. Khe xinap
C. Màng sau xinap
D. Màng trước xinap
-
Câu 27:
Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm gì?
A. Diễn ra chậm, theo một hướng xác định
B. Là vận động sinh trưởng của thực vật
C. Luôn hướng về phía tác nhân kích thích
D. Luôn tránh xa tác nhân kích thích
-
Câu 28:
Cytokinin chủ yếu sinh ra ở vị trí nào của cây?
A. Đỉnh của thân và cành
B. Lá, rễ
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
D. Thân, cành
-
Câu 29:
Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì diễn ra như thế nào?
A. Duỗi thẳng cơ thể
B. Co toàn bộ cơ thể
C. Di chuyển đi chỗ khác
D. Co ở phần cơ thể bị kích thích
-
Câu 30:
Ở động vật có các tổ chức thần kinh, hệ thần kinh tiến hóa nhất là gì?
A. Hệ thần kinh dạng lưới
B. Hệ thần kinh dạng chuỗi
C. Hệ thần kinh dạng ống
D. Không so sánh được sự tiến hóa
-
Câu 31:
Đâu là điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới
B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên
C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới
D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới
-
Câu 32:
Xét các đặc điểm sau:
(1) Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể
(2) Rất bền vững và không thay đổi
(3) Là tập hợp các phản xạ không điều kiện
(4) Do kiểu gen quy định
Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:
A. (1) và (2)
B. (2) và (3)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2) và (4)
-
Câu 33:
Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do đâu?
A. Kích thước tế bào tăng lên
B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
D. Sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh
-
Câu 34:
Trong xinap hoá học, thành phần nào có chứa thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học?
A. Chùy xinap
B. Khe xinap
C. Màng sau xinap
D. Màng trước xinap
-
Câu 35:
Nghiên cứu về động vật, thực vật; tham gia thiết kế các phần mềm, máy móc liên quan đến cơ thể thực vật, động vật và người là hoạt động nghề nghiệp của ai?
A. Bác sĩ y khoa
B. Giảng viên, giáo viên
C. Nhà thực vật, nhà động vật
D. Kỹ thuật viên
-
Câu 36:
Giám định y khoa phục vụ cho việc phá án, xét xử; khám nghiệm tử thi; kiểm tra tình trạng sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu thân thể bị xâm phạm; khám nghiệm hiện trường là hoạt động nghề nghiệp của ai?
A. Kỹ thuật viên
B. Bác sĩ pháp y
C. Nhà động vật
D. Nhà thực vật
-
Câu 37:
Các cấp tổ chức của thế giới sống không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Mô
B. Bào quan
C. Phân tử
D. Nguyên tử
-
Câu 38:
Tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng tạo thành hệ thống nào?
A. Hợp tử
B. Cơ quan
C. Cơ thể
D. Tế bào
-
Câu 39:
Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào gọi là gì?
A. Cơ thể đơn bào
B. Cơ thể đa bào
C. Cơ thể vi khuẩn
D. Cơ quan
-
Câu 40:
Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:
A. Tiết kiệm vật liệu di truyền (do sử dụng cả hai tinh tử để thụ tinh)
B. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển
C. Hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới