Đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020
Trường THPT Nguyễn Khuyến
-
Câu 1:
Người ta trồng 1ha lúa trong 120 ngày thì thu hoạch được 100 tạ sinh khối trong đó có 65 tạ thóc. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế theo đơn vị kg/ngày/ha là bao nhiêu?
A. 83,33 và 54,17
B. 54,17 và 83,33
C. 0,83 và 0,54
D. 12000 và 6500
-
Câu 2:
Quang hợp quyết định khoảng bao nhiêu năng suất cây trồng?
A. 70 – 85% năng suất cây trồng
B. 40 – 55% năng suất cây trồng
C. 90 – 95% năng suất cây trồng
D. 70 – 90% năng suất cây trồng
-
Câu 3:
Biện pháp nào dưới đây giúp tăng năng suất cây trồng?
A. Bón phân và tưới tiêu hợp lý
B. Tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng có hiệu suất và cường độ quang hợp cao
C. Áp dụng các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đúng kỹ thuật
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 4:
Loại ion khoáng nào dưới đây tham gia cấu thành nên phân tử diệp lục?
A. Fe
B. Zn
C. P
D. Mg
-
Câu 5:
Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp không bao gồm chất nào sau đây?
A. NADPH
B. ATP
C. C6H12O6
D. O2
-
Câu 6:
Bón thúc là kiểu bón phân như thế nào?
A. trước khi cây nảy mầm
B. sau khi trồng cây
C. trước khi trồng cây
D. sau khi thu hoạch
-
Câu 7:
Dưới tác động của vi khuẩn cố định nitơ thì nitơ phân tử sẽ được chuyển hóa thành dạng ion khoáng mà cây hấp thụ được, đó là ion gì?
A. amôni
B. nitrat
C. nitrit
D. sunfat
-
Câu 8:
Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng ở cây trồng?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Cl
C. Cu
D. Ca
-
Câu 9:
Vì sao thoát hơi nước qua mặt dưới của lá thường mạnh hơn so với mặt trên của lá?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Vì mặt dưới của lá có nhiều mạch dẫn hơn so với mặt trên
C. Vì khí khổng thường phân bố chủ yếu ở mặt dưới của lá
D. Vì mặt dưới của lá có lớp cutin cực mỏng
-
Câu 10:
Mạch rây vận chuyển thành phần nào dưới đây?
A. Saccarôzơ
B. Axit amin
C. Ion khoáng
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 11:
Trên con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào rễ thì đi đến bộ phận nào, chúng buộc phải chuyển sang con đường tế bào chất?
A. Biểu bì
B. Nội bì
C. Vỏ
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 12:
Sơ đồ nào dưới đây minh họa đúng con đường truyền năng lượng ánh sáng giữa các sắc tố quang hợp?
A. Diệp lục b → carôtennôit → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng
B. Carôtennôit → diệp lục a → diệp lục b → diệp lục a ở trung tâm phản ứng
C. Carôtennôit → diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng
D. Diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a → carôtennôit ở trung tâm phản ứng
-
Câu 13:
Loại cây nào dưới đây là đại diện của thực vật CAM?
A. Cao lương
B. Thanh long
C. Cam
D. Mía
-
Câu 14:
Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu có chứa một enzim đặc biệt, giúp cho sự cộng sinh của chúng với cây trồng này, đó là gì?
A. amilaza
B. nitrôgenaza
C. ôxigenaza
D. reductaza
-
Câu 15:
Trong đất, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò gì?
A. Chuyển hóa trực tiếp nitơ phân tử thành nitrat
B. Chuyển hóa nitrat thành amôni
C. Chuyển hóa nitrit thành nitrat
D. Chuyển hóa amôni thành nitrat
-
Câu 16:
Loại ion khoáng nào dưới đây có vai trò trong hoạt động của mô phân sinh?
A. Bo
B. Niken
C. Clo
D. Mangan
-
Câu 17:
Nguyên tố nào dưới đây không phải là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với mọi cây trồng?
A. K
B. Na
C. Mo
D. Ni
-
Câu 18:
Mỗi khí khổng được tạo thành từ bao nhiêu tế bào khí khổng?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 19:
Khi nói về mạch rây, điều nào dưới đây là đúng?
A. Được cấu tạo từ những tế bào sống là ống rây và tế bào kèm
B. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của cơ quan nguồn và cơ quan chứa
C. Vận chuyển saccarôzơ, axit amin, ion khoáng, hoocmôn thực vật…
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 20:
Để bảo quản hạt giống, người ta thường sấy thật khô. Điều này cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động hô hấp ở hạt?
A. Độ ẩm
B. Nhiệt độ
C. Ánh sáng
D. Độ pH
-
Câu 21:
Từ 1 phân tử glucôzơ trải qua quá trình phân giải hiếu khí sẽ tạo ra bao nhiêu ATP?
A. 32
B. 38
C. 34
D. 36
-
Câu 22:
Điền số liệu thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Chỉ có khoảng … lượng nước đi qua cây được sử dụng để tạo môi trường sống cho các hoạt động sống, trong đó có chuyển hóa vật chất, tạo vật chất hữu cơ cho cơ thể.
A. 10%
B. 5%
C. 2%
D. 1%
-
Câu 23:
Trong cơ thể thực vật, ion khoáng nào dưới đây tham gia vào quá trình hoạt hóa enzim?
A. Magiê
B. Sắt
C. Mangan
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 24:
Trong quá trình chuyển hóa nitơ, hoạt động của hai nhóm vi khuẩn nào dưới đây cùng cho ra một sản phẩm ?
A. Vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn cố định nitơ
B. Vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn nitrat hóa
C. Vi khuẩn cố định nitơ và vi khuẩn phản nitrat hóa
D. Vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa
-
Câu 25:
Có bao nhiêu phương pháp bón phân cho cây trồng?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 26:
Màu đỏ của quả gấc chín là do sự có mặt của sắc tố nào?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Diệp lục
C. Mêlanin
D. Carôtennôit
-
Câu 27:
Khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp, điều nào dưới đây là sai?
A. Có vai trò cung cấp năng lượng (ATP, NADPH) cho pha tối của quang hợp
B. Diễn ra ở chất nền của lục lạp
C. Tạo ra O2 từ nước
D. Cần đến ánh sáng
-
Câu 28:
So với thực vật C3, thực vật C4 có ưu thế nào sau đây?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Cường độ quang hợp cao hơn
C. Nhu cầu nước thấp hơn
D. Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn
-
Câu 29:
Chất nào dưới đây là sản phẩm của quá trình hô hấp?
A. Tinh bột
B. Ôxi
C. Nước
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 30:
Quá trình lên men trong phân giải kị khí có thể tạo thành chất gì?
A. glucôzơ
B. axit lactic
C. khí ôxi
D. tinh bột
-
Câu 31:
Loại khí nào dưới đây thường được dùng trong bảo quản hạt giống?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Khí hiđrô sunfua
C. Khí cacbônic
D. Khí ôxi
-
Câu 32:
Hô hấp sáng của thực vật có sự tham gia của bào quan nào dưới đây?
A. Ti thể
B. Lục lạp
C. Perôxixôm
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 33:
Từ một phân tử glucôzơ, sau đường phân tạo ra bao nhiêu phân tử ATP?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 34:
Khi nói về hô hấp ở thực vật, điều nào dưới đây là đúng?
A. Có cơ quan chuyên trách
B. Diễn ra rất yếu ở hạt đang nảy mầm
C. Xảy ra ở mọi bộ phận của cơ thể thực vật
D. Sản phẩm tạo thành là ôxi và tinh bột
-
Câu 35:
Năng suất sinh học là gì?
A. Là tổng khối lượng của cây trồng khi ở giai đoạn trưởng thành trên mỗi ha gieo trồng
B. Là tổng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng
C. Là tổng chất khô trong các cơ quan có giá trị kinh tế đối với con người
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 36:
Ở thực vật C4, chu trình Canvin diễn ra ở tế bào nào?
A. tế bào rễ
B. tế bào mô giậu
C. tế bào bao bó mạch
D. tế bào biểu bì
-
Câu 37:
Trong quang hợp của thực vật C3, glucôzơ tạo thành có nguồn gốc trực tiếp từ hợp chất nào dưới đây?
A. tinh bột
B. ribulôzơ – 1, 5 – điphôtphat
C. axit phôtphoglixêric
D. alđêhit phôtphoglixêric
-
Câu 38:
Bón phân hợp lí được hiểu theo nghĩa nào sau đây?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Bón đúng loại, đủ số lượng và thành phần dinh dưỡng
C. Bón đúng nhu cầu của giống, loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây
D. Bón phân phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết và mùa vụ
-
Câu 39:
Có bao nhiêu dạng nitơ khoáng được rễ cây hấp thụ?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 40:
Đối với cơ thể thực vật, ion kali không có vai trò nào dưới đây?
A. Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng
B. Hoạt hóa enzim
C. Hỗ trợ hoạt động của mô phân sinh
D. Giúp cân bằng nước và ion