Đề thi HK1 môn Sinh học 11 KNTT năm 2023-2024
Trường THPT Nguyễn Du
-
Câu 1:
Nếu các chất độc hại, chất dư thừa tích tụ lại trong cơ thể sẽ gây nên hậu quả gì?
A. gây mất cân bằng nội môi.
B. gây tổn thương tế bào, cơ quan.
C. dẫn đến mắc các bệnh lí.
D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 2:
Mỗi nephron được cấu tạo từ những bộ phận nào?
A. cầu thận và ống thận.
B. phần vỏ và phần tủy.
C. quản cầu và nang Bowman.
D. cầu thận và bể thận.
-
Câu 3:
Đặc điểm nào tương ứng với giai đoạn lọc trong quá trình hình thành nước tiểu ở nephron?
A. Nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết trong dịch lọc được các tế bào ống thận hấp thụ trả về máu.
B. Huyết áp đẩy nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc vào trong bang Bowman, tạo ra dịch lọc cầu thận.
C. Chất độc, một số ion dư thừa được các tế bào thành ống thận tiết vào dịch lọc.
D. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận.
-
Câu 4:
Nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật là do đâu?
A. các tác nhân vật lí và hóa học.
B. các tác nhân sinh học.
C. yếu tố di truyền.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
-
Câu 5:
Phát biểu nào sai khi nói về các tác nhân vật lí và cách thức gây bệnh của chúng?
A. Nhiệt độ cao gây biến tính protein, gây bỏng.
B. Ánh sáng mặt trời mạnh gây tổn thương DNA, có thể gây ung thư da.
C. Âm thanh lớn kéo dày gây giập nát, phá hủy, tổn thương mô và cơ quan.
D. Dòng điện gây giật, bỏng tại chỗ hoặc toàn thân.
-
Câu 6:
Ở người và động vật, chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh do đâu?
A. hệ vận động đảm nhận.
B. hệ miễn dịch đảm nhận.
C. hệ sinh dục đảm nhận.
D. hệ bài tiết đảm nhận.
-
Câu 7:
Khi thực hành đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử, cần lưu ý điều gì dưới đây?
A. Tránh căng thẳng thần kinh hay hồi hộp, xúc động khi đo.
B. Giữ nguyên tư thế cơ thể và không nói chuyện lúc máy đang đo.
C. Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo nếu như vừa từ nơi khác đến.
D. Tất cả các lưu ý trên.
-
Câu 8:
Vì sao nhịp tim sau khi hoạt động lại nhanh hơn so với khi nghỉ ngơi?
A. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và oxygen của cơ thể giảm, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.
B. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và oxygen của cơ thể tăng, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.
C. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và carbon dioxide của cơ thể tăng, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.
D. Vì khi hoạt động, cơ thể nóng dần lên, tăng nhịp tim giúp cơ thể tỏa nhiệt.
-
Câu 9:
Trị số bình thường của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của người trưởng thành lần lượt là bao nhiêu?
A. 110 – 120 mmHg và 70 – 80 mmHg.
B. 80 – 120 mmHg và 80 – 90 mmHg.
C. 70 – 80 mmHg và 110 – 120 mmHg.
D. 80 – 100 mmHg và 100 – 130 mmHg.
-
Câu 10:
Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ các bộ phận nào sau đây?
A. Dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu.
B. Dịch tuần hoàn, tim và máu.
C. Máu, nước mô và tim.
D. Máu, tim và hệ thống bạch huyết.
-
Câu 11:
Hệ tuần hoàn hở không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp.
B. Máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô.
C. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp nên tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.
-
Câu 12:
Ở hệ tuần hoàn kín, tim bơm máu vào động mạch với áp lực ra sao?
A. mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua tĩnh mạch, mao mạch và về tim.
B. mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.
C. yếu, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.
D. yếu, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ mao mạch qua động mạch, tĩnh mạch và về tim.
-
Câu 13:
Phát biểu nào đúng khi nói về vai trò của hô hấp?
A. Hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống.
B. Hô hấp lấy CO2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống.
C. Hô hấp thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài, làm mất cân bằng môi trường trong cơ thể.
D. Hô hấp lấy CO2 và thải ra O2 giúp đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.
-
Câu 14:
Ở động vật, bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2 với môi trường gọi là gì?
A. ống trao đổi khí.
B. bề mặt trao đổi khí.
C. áp suất trao đổi khí.
D. thể tích trao đổi khí.
-
Câu 15:
Trao đổi khí của thủy tức và giun đất thuộc hình thức nào sau đây?
A. Trao đổi khí qua mang.
B. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
C. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
D. Trao đổi khí qua phổi.
-
Câu 16:
Quá trình dinh dưỡng gồm có các giai đoạn nào?
A. lấy nước, lấy thức ăn, hấp thụ nước và đồng hóa các chất.
B. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất.
C. lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất thải.
D. tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và đồng hóa các chất.
-
Câu 17:
Phát biểu nào đúng khi nói về các kiểu lấy thức ăn của động vật?
A. Động vật lấy thức ăn từ môi trường sống theo 2 kiểu chính: ăn lọc và ăn hút.
B. Ăn hút là kiểu lọc nước qua bộ phận chuyên hóa để lấy thức ăn.
C. Động vật lấy thức ăn theo kiểu ăn hút có cấu tạo miệng phù hợp với đục lỗ và hút dịch.
D. Hổ là động vật lấy thức ăn từ môi trường theo kiểu ăn hút.
-
Câu 18:
Phát biểu nào sai khi nói về giai đoạn tiêu hóa thức ăn?
A. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
C. Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa có ở hầu hết động vật không xương sống và có xương sống.
D. Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn diễn ra bên trong tế bào.
-
Câu 19:
Hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm hô hấp ở hạt nảy mầm là gì?
A. nước.
B. nước vôi trong.
C. nước đường.
D. acetone.
-
Câu 20:
Nguyên lí của thí nghiệm hô hấp ở hạt nảy mầm là gì?
A. CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước tạo thành kết tủa.
B. O2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước tạo thành kết tủa.
C. CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.
D. O2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.
-
Câu 21:
Trong thí nghiệm hô hấp ở thực vật, cần ngâm hạt trong điều kiện nào dưới đây?
A. Ngâm hạt trong cốc nước ấm khoảng 40oC trong hai giờ.
B. Cho hạt vào đĩa petri và để ở nhiệt độ phòng 2 ngày.
C. Ngâm hạt trong cốc nước lạnh khoảng 4oC trong hai giờ.
D. Ngâm hạt trong nước đá trong thời gian một giờ.
-
Câu 22:
Hình thức hô hấp chủ yếu ở thực vật là gì?
A. hô hấp kị khí.
B. hô hấp hiếu khí.
C. lên men.
D. hô hấp kị khí và lên men.
-
Câu 23:
Nhận định nào sau đây không đúng với vai trò của hô hấp?
A. Năng lượng sinh ra từ hô hấp được sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống của cây.
B. Nhiệt năng được giải phóng ra trong hô hấp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, đảm bảo hoạt động sống của cơ thể thực vật diễn ra bình thường.
C. Nhiệt năng được giải phóng ra từ hô hấp có thể làm tăng nhiệt độ lá, dẫn đến lá cây héo dần.
D. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ trong cơ thể.
-
Câu 24:
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Đường phân → Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs → Chuỗi truyền electron.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron→ Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs.
C. Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền electron.
D. Chuỗi truyền electron → Oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs → Đường phân.
-
Câu 25:
Để quan sát lục lạp trong tế bào thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật nào dưới đây?
A. Lá tía tô.
B. Lá rong mái chèo.
C. Củ cà rốt.
D. Củ khoai tây.
-
Câu 26:
Các sắc tố quang hợp có đặc điểm nào dưới đây?
A. Tan hoàn toàn trong nước.
B. Tan tốt trong nước và dung môi hữu cơ.
C. Ít tan trong nước và tan trong dung môi hữu cơ.
D. Ít tan trong dung môi hữu cơ và tan trong nước.
-
Câu 27:
Có thể sử dụng dung dịch nào sau đây để tiến hành thí nghiệm tách chiết sắc tố trong lá cây?
A. Dung dịch Acetone.
B. Nước.
C. Dầu ăn.
D. NaCl.
-
Câu 28:
Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh gồm hai nhóm chính là gì?
A. diệp lục và carotenoid.
B. carotenoid và xanthophyll.
C. diệp lục và xanthophyll.
D. xanthophyll và carotene.
-
Câu 29:
Đâu không phải là vai trò của quang hợp?
A. Cung cấp nguồn chất hữu cơ là nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng, y dược.
B. Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
C. Cung cấp nguồn năng lượng lớn duy trì hoạt động của sinh giới.
D. Cung cấp nguồn chất hữu cơ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của hầu hết sinh vật.
-
Câu 30:
Pha tối sử dụng loại sản phẩm nào của pha sáng?
A. O2, NADPH, ATP.
B. NADPH, O2.
C. ATP, NADPH.
D. O2, ATP.
-
Câu 31:
Nguyên lí của thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ là dựa vào yếu tố nào?
A. sự thay đổi chiều cao của cây trước và sau thời gian thí nghiệm.
B. sự thay đổi màu sắc của giấy cobalt chloride trước và sau thời gian thí nghiệm.
C. sự thay đổi màu của nước trong ống nghiệm trước và sau thời gian thí nghiệm.
D. sự thay đổi lượng nước cung cấp cho cây trước và sau thời gian thí nghiệm.
-
Câu 32:
Trong thí nghiệm chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân, có thể sử dụng hóa chất nào dưới đây?
A. Dung dịch H2SO4.
B. Dung dịch màu thực phẩm.
C. Dung dịch KOH.
D. Dung dịch NaOH.
-
Câu 33:
Vì sao trong thí nghiệm chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân nên lựa chọn hoa có màu trắng?
A. Vì hoa có màu trắng sẽ giúp dễ dàng quan sát kết quả hơn các loại hoa màu khác.
B. Vì hoa có màu trắng có tốc độ thoát hơi nước cao hơn các loại hoa màu khác.
C. Vì hoa có màu trắng có tốc độ vận chuyển nước cao hơn các loại hoa màu khác.
D. Vì hoa có màu trắng có tốc độ hấp thụ nước cao hơn các loại hoa màu khác.
-
Câu 34:
Đâu không phải là vai trò của nước đối với cơ thể thực vật?
A. Là thành phần cấu tạo của tế bào.
B. Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa.
C. Cấu trúc nên các thành phần của tế bào và điều tiết các quá trình sinh lí.
D. Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.
-
Câu 35:
Khi thiếu hoặc thừa nguyên tố khoáng, thực vật có biểu hiện là như thế nào?
A. thân, lá cây rũ xuống và héo.
B. biến dạng, thay đổi màu sắc lá, suy giảm kích thước lá, thân, rễ.
C. màu sắc lá không thay đổi, các bộ phận của cây phát triển bình thường.
D. rễ cây bị thối, thân và lá bị héo.
-
Câu 36:
Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ đất chủ yếu qua rễ nhờ đâu?
A. miền lông hút.
B. miền chóp rễ.
C. miền sinh trưởng.
D. miền trưởng thành.
-
Câu 37:
Đâu là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật?
A. Giúp sinh vật lấy được các chất từ môi trường.
B. Giúp sinh vật chuyển hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản.
C. Giúp sinh vật tồn tại và phát triển.
D. Giúp sinh vật phân giải các chất độc hại sinh ra từ quá trình chuyển hóa.
-
Câu 38:
Quá trình nào dưới đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?
A. Phân giải các chất từ môi trường và hấp thụ các chất.
B. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất.
C. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào.
D. Thải các chất vào môi trường.
-
Câu 39:
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới được chia thành mấy giai đoạn?
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn.
D. 5 giai đoạn.
-
Câu 40:
Nguồn năng lượng khởi đầu trong sinh giới là gì?
A. năng lượng hóa học.
B. năng lượng gió.
C. năng lượng sinh học.
D. năng lượng ánh sáng.