Đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Trong tế bào có 4 loại phân tử hữu cơ chính là gì?
A. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Glucôzơ.
B. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axit amin.
C. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axitnuclêic.
D. Cacbohiđrat, Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic.
-
Câu 2:
Nguyên tố nào sau đây có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau?
A. Hiđrô
B. Nitơ
C. Cacbon
D. Ôxi
-
Câu 3:
Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào?
A. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào
B. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định
C. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào
D. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng
-
Câu 4:
Các nguyên tố cần cho hoạt hoá các enzim có tên là gì?
A. Các nguyên tố vi lượng (Zn,Mn,Mo...)
B. C,H,O,N
C. C,H,O
D. Các nguyên tố đại lượng
-
Câu 5:
Lipit là chất có tính chất nào sau đây?
A. Có ái lực rất mạnh với nước
B. Không tan trong nước
C. Tan nhiều trong nước
D. Tan rất ít trong nước
-
Câu 6:
Trong các chất dưới đây chất nào không phải lipit?
A. Sáp
B. Xenlulôzơ
C. Côlestêron
D. Hoocmon ostrôgen
-
Câu 7:
Fructôzơ là 1 loại hợp chất nào sau đây?
A. pôliasaccarit.
B. đường pentôzơ.
C. đisaccarrit
D. đường hecxôzơ.
-
Câu 8:
Đơn phân cấu tạo của Protein có tên là gì?
A. Glucozo
B. Nucleotit
C. Axit amin
D. Axit béo và glixeron
-
Câu 9:
Loại protein tham gia điều hòa trao đổi chất của tế bào có tên gọi là gì?
A. Kháng thể
B. Hoocmon
C. Thụ thể
D. Enzim
-
Câu 10:
Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là liên kết gì?
A. Liên kết hidrô
B. Liên kết este
C. Liên kết peptit
D. Liên kết hoá trị
-
Câu 11:
Một gen có số nuclêôtit loại G= 400, số liên kết hiđrô của gen là 2800. Chiều dài của gen là bao nhiêu?
A. 5100 Å.
B. 8160 Å.
C. 5150 Å.
D. 4080 Å.
-
Câu 12:
Công thức phân tử của loại đường tham gia cấu tạo ADN có tên là gì?
A. C6H10O5
B. C5H10O5
C. C6H12O6
D. C5H10O4
-
Câu 13:
Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên hợp chất nào dưới đây?
A. ARN polimeraza
B. ARN polimeraza
C. hoocmon isnulin
D. gen
-
Câu 14:
Các thành phần nào không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ?
A. màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân.
B. vùng nhân, tế bào chất, roi, lông.
C. vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông.
D. vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi.
-
Câu 15:
Các thành phần nào bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ?
A. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy.
B. màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân.
C. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất.
D. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi.
-
Câu 16:
Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính nào?
A. thành tế bào, tế bào chất, nhân.
B. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
C. thành tế bào, màng sinh chất, nhân.
D. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.
-
Câu 17:
Sợi vi ống có đặc điểm nào sau đây?
A. Có đường kính 7nm
B. Là các ống rỗng, trụ dài, có đường kính 25nm
C. Gồm các sợi protein dài, mảnh.
D. Gồm các sợi protein bền, dày.
-
Câu 18:
Khung xương tế bào có đặc điểm nào sau đây?
A. Là cấu trúc chỉ có ở tế bào nhân sơ
B. Bao gồm hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian nằm trong bào tương
C. Chỉ có 1 chức năng duy nhất là làm giá đỡ cho tế bào và tạo hình dạng xác định cho tế bào động vật
D. Là bào quan chỉ có ở động vật
-
Câu 19:
Hình dạng của tế bào động vật được duy trì ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây?
A. Lưới nội chất
B. Khung xương tế bào
C. Chất nền ngoại bào
D. Bộ máy Gôngi
-
Câu 20:
Nêu lí do khi mở lọ nước hoa, ta ngửi được mùi thơm khắp phòng?
A. không có chênh lệch nồng độ chất tan.
B. nước hoa có mùi thơm.
C. nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong lọ
D. chất tan trong lọ khuếch tán ra ngoài
-
Câu 21:
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các chất vận chuyển qua kênh prôtêin?
A. Không phân cực, kích thước lớn.
B. Phân cực, kích thước lớn.
C. Không phân cực, kích thước nhỏ.
D. Phân cực, kích thước nhỏ.
-
Câu 22:
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành chất gì?
A. bazơ nitơ ađênin
B. ADP
C. đường ribôzơ
D. hợp chất cao năng
-
Câu 23:
Ở trạng thái nghỉ ngơi, mỗi tế bào của người trong một phút tổng hợp và phân hủy tới bao nhiêu phân tử ATP?
A. 60 triệu phân tử ATP
B. 100 triệu phân từ ATP
C. 600 triệu phân tử ATP
D. 10 triệu phần tử ATP
-
Câu 24:
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào sau đây?
A. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất tham gia phản ứng
B. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách giảm nhiệt độ
C. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách tăng nhiệt độ
D. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế
-
Câu 25:
Nói về trung tâm hoạt động của enzim, có các phát biểu sau:
(1) Là nơi liên kết chặt chẽ với cơ chất
(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzim
(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất
(4) Mọi enzim đều có trung tâm hoạt động giống nhau
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:
A. (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3)
C. (1), (4)
D. (2), (3)
-
Câu 26:
Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế gì?
A. Chủ động
B. Thụ động
C. Khuếch tán
D. Thẩm thấu
-
Câu 27:
Ađênôzin triphôtphat là tên đây đủ của hợp chất nào sau đây?
A. ARP
B. ANP
C. APP
D. ATP
-
Câu 28:
Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau:
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Trình tự các bước lần lượt là?
A. (1) → (3) → (2)
B. (2) → (1) → (3)
C. (2) → (3) → (1)
D. (1) → (2) → (3)
-
Câu 29:
Cho các nhận định sau:
(1) Hô hấp tế bào xảy ra chủ yếu trong lục lạp.
(2) Hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền electron hô hấp.
(3) Kết thúc quá trình đường phân, tế bào chỉ thu được 2 phân tử ATP.
(4) Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
Số nhận định không đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 30:
Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm những năng lượng nào?
A. 1 ATP; 2 NADH
B. 2 ATP; 2 NADH
C. 3 ATP; 2 NADH
D. 2 ATP; 1 NADH.
-
Câu 31:
Một phân tử glucozo bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucozo ở
A. trong O2.
B. trong NADH và FADH2.
C. mất dưới dạng nhiệt.
D. trong FAD+ và NAD+.
-
Câu 32:
Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là gì?
A. Quá trình phân bào
B. Chu kỳ tế bào
C. Phát triển tế bào
D. Phân chia tế bào
-
Câu 33:
Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng thời gian nào?
A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
B. Thời gian kì trung gian
C. Thời gian của quá trình nguyên phân
D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
-
Câu 34:
Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp gọi là gì?
A. Chu kì tế bào
B. Phân chia tế bào
C. Phân cắt tế bào
D. Phân đôi tế bào
-
Câu 35:
Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào hợp tử
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào sinh dục sơ khai
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 36:
Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây?
A. Vi khuẩn và vi rút.
B. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng.
C. Giao tử.
D. Tế bào sinh dưỡng.
-
Câu 37:
Loại tế bào nào KHÔNG xảy ra quá trình nguyên phân?
A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử.
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh giao tử.
D. Tế bào sinh dục sơ khai.
-
Câu 38:
Quá trình giảm phân xảy ra ở tế bào nào?
A. Tế bào sinh dục chín.
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Hợp tử.
D. Giao tử.
-
Câu 39:
Giảm phân là hình thức phân bào phổ biến của loại tế bào nào?
A. Tế bào sinh dưỡng.
B. Tế bào sinh dục chín.
C. Hợp tử.
D. A và C đều đúng.
-
Câu 40:
Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào sinh dục chín
B. Giao tử
C. Tế bào sinh dưỡng
D. Tế bào xôma