Đề thi HK1 môn Sinh 10 năm 2020
Trường THPT Lương Thế Vinh
-
Câu 1:
Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có thể có cấu trúc thứ
A. 1,2
B. 2,4
C. 2,3
D. 3,4
-
Câu 2:
Năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là
A. điện năng
B. hóa năng
C. nhiệt năng
D. động năng
-
Câu 3:
Ở ruồi giấm, có bộ NST 2n = 8 vào kì giữa của nguyên phân trong một tế bào có
A. 8 NST đơn
B. 8 NST kép
C. 16 NST đơn
D. 16 NST kép
-
Câu 4:
Xét các hoạt động diễn ra trong tế bào:
(1) Tổng hợp các chất cần thiết diễn ra trong tế bào
(2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
(3) Glucôzơ khuếch tán qua màng tế bào
(4) Nước thẩm thấu vào trong tế bào khi tế bào ngập trong dung dịch nhược trương
Năng lượng ATP được sử dụng vào các hoạt động nào?
A. 2,4
B. 1,3
C. 2,3
D. 1,2
-
Câu 5:
Cho các chất sau
(1) Saccarozơ – saccaraza
(2) Prôtêin – prôtêaza
(3) Tinh bột – Amilaza
(4) Urê - Ureaza
Có bao nhiêu cặp cơ chất - enzim phù hợp theo quy luật ổ khóa — chìa khóa?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 6:
Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là
A. giải phóng enzim khỏi cơ chất
B. tạo sản phẩm cuối cùng
C. tạo các sản phẩm trung gian
D. tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
-
Câu 7:
Ở người (2n = 46), số NST trong một tế bào tại kì sau của nguyên phân là
A. 92 NST đơn
B. 23 NST kép
C. 23 NST đơn
D. 46 NST đơn
-
Câu 8:
Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào là
A. NADH
B. ATP
C. ADP
D. FADH2
-
Câu 9:
Năng lượng trong tế bào tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong đó ...(1)... có thể coi như năng lượng vô ích, còn ...(2)... là dạng năng lượng chủ yếu của tế bào. Trong dấu ... (1), (2) lần lượt là
A. nhiệt năng, cơ năng
B. điện năng, quang năng
C. nhiệt năng, hóa năng
D. động năng, thế năng
-
Câu 10:
Hợp chất hữu cơ nằm trong nhân tế bào, chứa đựng mọi thông tin di truyền quy định mọi đặc điểm của cơ thể sinh vật. Hợp chất này có tên là gì?
A. Lipit
B. Prôtêin
C. Axit nuclêic (ADN)
D. Cacbohiđrat
-
Câu 11:
Tại sao khi hít phải những kim loại nặng thì có nguy cơ bị bệnh viêm phổi?
A. Kim loại nặng gây viêm mạch máu đường hô hấp
B. Hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu, cơ thể mất đề kháng gây viêm phổi.
C. Màng lizoxôm hư hại, enzim trong lizoxôm giải phóng tiêu hủy tế bào niêm mạc phổi
D. Sự hấp thụ O2 và thải CO2 của các tế bào niêm mạc phổi diễn ra chậm làm phổi bị viêm.
-
Câu 12:
Tế bào thường sử dụng năng lượng trong hợp chất hữu cơ nào?
A. ATP
B. Glucozơ
C. Prôtêin
D. Tinh bột
-
Câu 13:
Nồng độ glucôzơ trong máu là 1,2g/lít và trong nước tiểu là 0,9g/lít. Theo em tế bào sẽ vận chuyển glucôzơ bằng cách nào? Vì sao?
A. Nhập bào, vì glucôzơ có kích thước lớn
B. Thụ động, vì glucôzơ trong máu cao hơn trong nước tiểu
C. Chủ động, vì glucôzơ là chất dinh dưỡng nuôi cơ thể
D. Nhập bào, vì glucôzơ có kích thước rất lớn
-
Câu 14:
Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức sống cơ bản nhất là cấp nào
A. Phân tử
B. Bào quan
C. Tế bào
D. Cơ thể
-
Câu 15:
Cho các nhóm sinh vật sau:
(1) Nấm nhầy. (2) Rêu. (3) Động vật nguyên sinh.
(4) Thực vật nguyên sinh. (5) Nấm sợi. (6) Động vật không xương sống.
Giới Nguyên sinh gồm:
A. (1), (3), (4).
B. (3), (4).
C. (2), (4), (5).
D. (1), (2), (3), (5).
-
Câu 16:
Hình thức dinh dưỡng không có ở giới Nấm là
A. tự dưỡng.
B. dị dưỡng.
C. cộng sinh.
D. kí sinh.
-
Câu 17:
Cho các đặc điểm sau:
(1) Có hệ thần kinh.
(2) Đa bào phức tạp.
(3) Sống tự dưỡng.
(4) Cơ thể phân hóa thành các mô và cơ quan.
(5) Có hình thức sinh sản hữu tính.
(6) Có khả năng di chuyển chủ động.
Các đặc điểm có ở cả giới Thực vật và giới Động vật là:
A. (2), (5), (6)
B. (1), (3), (4), (6).
C. (2), (4), (5).
D. (1), (2), (3), (4), (5).
-
Câu 18:
Cho các vị trí sau:
(1) Màng sinh chất.
(2) Ribosome.
(3) Lục lạp.
(4) Nhân.
(5) Tế bào chất.
(6) ti thể.
Ở sinh vật nhân thực, ARN và ADN đều phân bố ở:
A. (1), (2), (5), (6)
B. (4).
C. (3), (4), (6).
D. (2), (3), (4), (5), (6).
-
Câu 19:
Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là
A. thành tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin (kitin).
B. kích thước nhỏ nên sinh trưởng, sinh sản nhanh.
C. chưa có hệ thống nội màng, chưa có màng nhân.
D. bào quan không có màng bao bọc.
-
Câu 20:
Ở tế bào nhân thực, thành phần của chất nhiễm sắc trong nhân gồm
A. ADN liên kết với protein loại histon và rARN.
B. chỉ có ADN.
C. ADN liên kết với protein loại histon.
D. ADN liên kết với rARN.
-
Câu 21:
Cho các thành phần sau:
(1) Màng trong gấp nếp.
(2) Ribosome lớn (80S).
(3) ADN kép, vòng, không liên kết với histon.
(4) Enzyme tổng hợp ATP.
(5) Màng ngoài trơn.
(6) Phiến thylakoid.
Cấu trúc có ở cả ti thể và lục lạp là:
A. (2), (3), (6).
B. (1), (2), (4).
C. (3), (4), (5).
D. (4), (5), (6).
-
Câu 22:
Khi cho tế bào hồng cầu (còn sống) vào nước cất, sau 1 thời gian quan sát tế bào có hiện tượng
A. trương lên rồi vỡ ra.
B. co lại rồi vỡ ra.
C. trương lên rồi co lại.
D. co nguyên sinh.
-
Câu 23:
Cho các chất sau:
(1) Glucose. (2) Galactose. (3) Tinh bột. (4) Mantose (5) CO2.
Trình tự đúng của quá trình dị hóa (phân giải) carbohydrate là
A. (3) → (4) → (1) → (5).
B. (3) → (2) → (4) → (5).
C. (5) → (1) → (4) → (3).
D. (5) → (4) → (2) → (3).
-
Câu 24:
Trong trồng trọt, phương pháp không phù hợp để cây trồng quang hợp tốt, cho năng suất cao là
A. chiếu sáng liên tục, với cường độ mạnh.
B. phân bố cây trồng với mật độ phù hợp.
C. tưới nước, bón phân hợp lý.
D. xen canh cây ưa sáng và cây ưa bóng.
-
Câu 25:
Thành phần cấu tạo cơ bản của enzim là
A. lipit.
B. axit nucleic.
C. cacbohiđrat.
D. protein.
-
Câu 26:
ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại
A. ribonucleotit (A,T,G,X).
B. nucleotit (A,T,G,X ).
C. ribonucleotit (A,U,G,X).
D. nucleotit (A, U, G, X).
-
Câu 27:
ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì
A. nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
B. các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
-
Câu 28:
Thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn là
A. Photpholipit
B. Peptydoglican
C. Kitin
D. Xenlulôzơ
-
Câu 29:
Glicoprotein là dấu chuẩn trên màng sinh chất. Nó được tổng hợp và hoàn thiện tại cấu trúc nào?
A. Màng sinh chất và riboxom
B. Lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt
C. Lưới nội chất hạt và bộ máy gôngi
D. Lưới nội chất trơn và bộ máy gôngi
-
Câu 30:
Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Nguyên nhân là do?
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
B. Đây là liên kết mạnh
C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
D. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat