Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023
Trường THPT Lương Ngọc Quyến
-
Câu 1:
Đầu thế kỷ XX, đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai?
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
D. Nga hoàng đại đế.
-
Câu 2:
Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thư nhất (1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. bị các nước đế quốc thôn tính.
-
Câu 3:
Tiếp theo thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat, Chính quyền Xô viết được thành lập ở đâu?
A. Xta-lin-grat.
B. Điện Xmô-nưi.
C. Mat-xcơ-va.
D. Toàn nước Nga.
-
Câu 4:
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính nào?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
-
Câu 5:
Đại biểu của Xô viết ở Nga là những thành phần
A. công nhân, nông dân và thợ thủ công.
B. công nhân, nông dân và binh lính.
C. tư sản, quý tộc mới và binh lính.
D. tư sản, công nhân, nông dân.
-
Câu 6:
Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
A. Các nước tư bản không quản lý, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lý.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới (1918-1923).
-
Câu 7:
Chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong thập niên 20 của thế kỷ XX là
A. “Chính sách láng giềng thân thiện”.
B. “Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”.
C. “Chính sách mở cửa và hội nhập”.
D. “Chính sách chiến lược toàn cầu”.
-
Câu 8:
Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Liên hợp quốc.
B. Hội Quốc liên.
C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.
D. Hội Liên hiệp tư bản.
-
Câu 9:
Điểm giống nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907) và cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là
A. đánh đổ Chính phủ lâm thời.
B. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản.
C. đánh đổ chế độ phong kiến.
D. đánh bại Nga hoàng, đưa nước Nga tiến lên làm cách mạng tháng Mười.
-
Câu 10:
Nguyên nhân xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là
A. sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản.
B. giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền.
C. do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng.
D. do Đảng Bôn-sê-vich lãnh đạo cách mạng.
-
Câu 11:
Thời kỳ đen tối của nước Đức gắn liền với sự kiện lịch sử gì?
A. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%.
B. Năm 1919, Đảng Quốc xã Đức thành lập.
C. Năm 1933, Hít-le làm Thủ tướng nước Đức.
D. Năm 1933, Hin-đen-bua làm Tổng Thống nước Đức.
-
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới?
A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.
B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.
-
Câu 13:
Theo hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn, các nước tư bản nào có nhiều quyền lợi?
A. Anh, Pháp, Mỹ, Ba Lan.
B. Anh, Pháp, Mỹ, Italia, Nhật Bản.
C. Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha.
D. Pháp, Mỹ, Italia, Bồ Đào Nha.
-
Câu 14:
Với Chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết đã hoàn thành
A. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. kế hoạch sản xuất.
C. công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
D. công cuộc khôi phục kinh tế.
-
Câu 15:
Trong những năm 1918-1923, tình hình kinh tế phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa
A. ổn định và phát triển.
B. tương đối ổn định.
C. lâm vào tình trạng khủng hoảng.
D. khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
-
Câu 16:
Hội nghị Vec-xai – Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai.
-
Câu 17:
Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào là quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị dầy đủ cho chủ nghĩa xã hội.
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.
D. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
-
Câu 18:
Sau cách mạng 1905 – 1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Dân chủ đại nghị.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến.
-
Câu 19:
Tình trạng chính trị ở nước Nga sau thắng lợi của cách mạng tháng Hai (1917) là
A. xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
-
Câu 20:
Đỉnh cao trong hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
-
Câu 21:
Các nước thực dân phương Tây hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỷ XIX.
B. Giữa thế kỷ XIX.
C. Cuối thế kỷ XIX.
D. Đầu thế kỷ XX.
-
Câu 22:
Nói đến khu vực Mĩ Latinh là chỉ khu vực nào dưới đây?
A. Toàn bộ châu Mĩ
B. Khu vực Bắc Mĩ và Trung Mĩ
C. Khu vực Nam Mĩ và Trung Mĩ
D. Một phần Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ
-
Câu 23:
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước
A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
-
Câu 24:
Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là do
A. chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Ra-ma V.
B. có sự giúp đỡ của Mĩ.
C. có sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. cải cách chính trị của Ra-ma V.
-
Câu 25:
Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?
A. Chế độ phong kiến đang khủng hoảng, suy yếu.
B. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.
C. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.
D. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.
-
Câu 26:
Năm 1823, Mĩ đã đưa ra học thuyết
A. Liên minh của các nước cộng hòa châu Mĩ.
B. Châu Mĩ của người châu Mĩ.
C. Châu Mĩ của người Bắc Mĩ.
D. Cái gậy lớn và ngoại giao đồng đô-la.
-
Câu 27:
ội dung nào không thể hiện vai trò của cải cách Minh Trị?
A. Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
B. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
C. Đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á.
D. Dẫn tới sự thành lập của Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.
-
Câu 28:
Sự kiện đánh dấu chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc là
A. Chính phủ Đức và chính phủ Mĩ thương lượng để kết thúc chiến tranh.
B. Cách mạng dân chủ tư sản Đức bùng nổ và giành thắng lợi.
C. Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện.
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
-
Câu 29:
Tháng 11-1917, sự kiện lịch sử lớn đã xảy ra ở Nga là
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi.
B. Nga rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Nga kí với Đức Hòa ước Brét Litốp.
D. Nga đánh bại cuộc tấn công của Đức.
-
Câu 30:
Các nước thực dân đã có chính sách gì đối với các nước Mĩ Latinh?
A. Đầu tư xây dựng.
B. Xây dựng các căn cứ quân sự.
C. Thiết lập chế độ thống trị phản động.
D. Khai thác tài nguyên.
-
Câu 31:
Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách trong hoàn cảnh
A. Nhật Bản đang mở rộng thông thương với tư bản phương Tây.
B. chính quyền Sô-gun đang lớn mạnh.
C. chế độ phong kiến Nhật Bản đang trên đà khủng hoảng trầm trọng.
D. kinh tế Nhật Bản đang phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 32:
Nội dung nào dưới đây không phải của Chính sách kinh tế mới ở Liên Xô?
A. Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.
B. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.
C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
D. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
-
Câu 33:
Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?
A. Khang Hữu Vi
B. Mao Trạch Đông
C. Tưởng Giới Thạch
D. Tôn Trung Sơn
-
Câu 34:
Cách mạng tháng Hai (1917) đã giải quyết được nhiệm vụ gì ở Nga?
A. Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
-
Câu 35:
Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị Nhật Bản là
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Cộng hòa.
D. Quân chủ chuyên chế.
-
Câu 36:
Ngày 11/11/1918 gắn với sự kiện gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Mĩ tuyên chiến với Đức.
B. Cách mạng dân chủ tư sản Đức.
C. Chiến dịch Véc-đoong.
D. Đức kí văn kiện đầu hàng, chiến tranh kết thúc.
-
Câu 37:
Cho biết đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước đế quốc.
B. Do khối Liên minh thành lập.
C. Sự phân chia thuộc địa không đồng đều giữa các nước đế quốc.
D. Do khối Hiệp ước thành lập.
-
Câu 38:
Ý nghĩa nào là cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi ( năm 1911) ở Trung Quốc ?
A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, mở đường cho CNTB phát triển.
B. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
C. Lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh.
D. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.
-
Câu 39:
Tính chất của Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là
A. cách mạng tư sản.
B. cách mạng vô sản.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
-
Câu 40:
Từ cải cách Minh Trị (1868), trong quá trình phát triển đất nước, lĩnh vực nào luôn được xem là quốc sách hàng đầu ở Nhật Bản?
A. Kinh tế.
B. Giáo dục.
C. Chính trị.
D. Quân sự.