Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023
Trường THPT Thiên Hộ Dương
-
Câu 1:
Người chế tạo ra súng thần cơ thế kỷ XV là
A. Hồ Quý Ly
B. Hồ Hán Thương
C. Hồ Nguyên Trừng
D. Nguyễn Trãi
-
Câu 2:
Vì sao chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn?
A. quân và dân ta đã đánh tan quân Nam Hán bằng trận thủy chiến lẫy lừng trong lịch sử
B. tiêu diệt được viên tướng giỏi của Nam Hán
C. nhân dân giành lại được quyền tự chủ, lật đổ hoàn toàn chế độ đô hộ hơn 1000 năm của Phong kiến phương Bắc, mở ra một giai đoạn mới của đất nước
D. đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc
-
Câu 3:
Vì sao dưới triều Lý – Trần, Phật giáo phát triển và thịnh hành?
A. do truyền thống dân tộc.
B. do vua quan nhiều người theo đạo Phật.
C. Do chính sách của nhà nước.
D. Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.
-
Câu 4:
Sau cách mạng 1905-1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Dân chủ đại nghị.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến.
-
Câu 5:
Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 như thế nào?
A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Đầy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh liên minh.
C. Tham chiến một cách có điều kiện.
D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.
-
Câu 6:
Vì sao tháng 3/1921 Lê nin và Đảng Bôn sê vích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới?
A. vì nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.
B. vì nước nga xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất.
C. vì nước nga bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
D. vì nước nga xô viết bước vào thời kỳ ổn định kinh tế, chính trị.
-
Câu 7:
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Véc-xai (Nước Pháp) nhằm
A. kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.
B. bàn cách đối phó chống lại Liên xô.
C. bàn cách nhằm phát triển kinh tế ở Châu Âu.
D. bàn cách hợp tác về quân sự.
-
Câu 8:
Những nước giành được nhiều thành quả và quyền lợi nhất trong hội nghị Véc-Xai gồm
A. Anh, Pháp Mỹ.
B. Pháp, Đức, Nga.
C. Mĩ, Anh, Đức, Ý.
D. Tây Ban Nha, Nhật Bản.
-
Câu 9:
Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các nước trận đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là
A. Tổ chức liên hợp quốc.
B. Hội quốc Liên.
C. Hội liên hiệp quốc tế mới.
D. Hội Tư bản.
-
Câu 10:
Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hóa ở Nhật so với Đức?
A. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
B. Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược.
C. Thông qua việc xâm lược các nước.
D. Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa.
-
Câu 11:
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là do
A. các nước Tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất.
B. sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trong những năm1924-1929 dẫn đến cung vượt qua cầu.
C. người dân không đủ tiền mua hàng hoá.
D. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923.
-
Câu 12:
Thái độ của nhân dân trước việc Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc?
A. Đồng tình ủng hộ.
B. Bất lực trước tình hình đó.
C. Nổi dậy đấu tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.
D. Bỏ chạy ra nước ngoài.
-
Câu 13:
Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
C. Làm thay đổi cục diện thế giới.
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
-
Câu 14:
Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất
A. Tạm thời và mong manh.
B. Lâu dài và bền vững.
C. Lâu dài.
D. Mong manh.
-
Câu 15:
Hội nghị hòa bình ở Véc Xai 1919- 1920 diễn ra ở quốc gia nào ?
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Mỹ
-
Câu 16:
Khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản, kéo dài 4 năm gây hậu quả về kinh tế, chính tri, xã hội, nhiều cuôc đấu tranh diễn ra ở đâu ?
A. khắp các nước.
B. Châu Âu.
C. Châu Á.
D. Ở các nước thuộc địa.
-
Câu 17:
Nhiều kế hoạch dài hạn 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành trong giai đoạn 1928 – 1941 ở Liên Xô là do:
A. Muốn nhanh chóng trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
B. Ý muốn của những người lãnh đạo đất nước.
C. Đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa.
D. Yêu cầu cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân.
-
Câu 18:
Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng?
A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.
B. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.
C. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.
D. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.
-
Câu 19:
Mĩ - cường quốc tư bản đứng đầu thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào?
A. Năm 1933.
B. Năm 1931.
C. Năm 1934.
D. Năm 1932.
-
Câu 20:
Trong hai năm đầu tiên (1926-1927), công cuộc công nghiệp hóa ở Liên Xô đã giải quyết được các vấn đề cơ bản là:
A. nạn thất nghiệp, công nhân lành nghề, cải thiện đời sống.
B. vốn đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân.
C. vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề.
D. đào tạo cán bộ kĩ thuật, lương thực thực phẩm, cải thiện đời sống.
-
Câu 21:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 9133 nổ ra đầu tiên ở quốc gia nào?
A. Đức.
B. Mĩ.
C. Pháp.
D. Anh.
-
Câu 22:
Mục đích chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản.
B. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.
C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh.
D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.
-
Câu 23:
Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là
A. Đảng Xã hội dân chủ.
B. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.
C. Đảng Công nhân quốc gia xã hội.
D. Đảng Cộng sản.
-
Câu 24:
Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều chủ trương quan trọng, ngoại trừ:
A. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.
B. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn.
C. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch toán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương.
D. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp.
-
Câu 25:
Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Hội đồng giám sát.
B. Hội Quốc Liên.
C. Khối thị trường chung Châu Âu.
D. Liên Hiệp Quốc.
-
Câu 26:
Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Hít-le là:
A. thân thiện hợp tác với Anh, Pháp, Mĩ.
B. kích động các nước Mĩ Latinh chống lại Mĩ.
C. chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh.
D. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.
-
Câu 27:
Trong công nghiệp, chính quyền Hít-le tập trung phát triển nhất ngành nào?
A. Công nghiệp năng lượng.
B. Công nghiệp quân sự.
C. Công nghiệp chế tạo.
D. Công nghiệp hóa chất.
-
Câu 28:
Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời vào năm nào?
A. Năm 1922.
B. Năm 1917.
C. Năm 1924.
D. Năm 1920.
-
Câu 29:
Tình hình chính trị phức tạp đã diễn ra ở nước Nga sau cách mạng tháng Hai là?
A. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.
B. Sự ra đời của Xô Viết đại biểu công-nông-binh.
C. Chính phủ lâm thời tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh thế giới.
D. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
-
Câu 30:
Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là
A. Là cuộc cách mạng vô sản.
B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Là cuộc cách mạng tư sản.
-
Câu 31:
Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-1917) là
A. Cương lĩnh tháng tư.
B. Chính cương tháng tư.
C. Luận cương tháng tư.
D. Báo cáo chính trị tháng tư.
-
Câu 32:
Sự kiện nào sau đây đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức?
A. Năm 1934, Hin-đen-bua qua đời.
B. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm.
C. Năm 1933, Hít-le làm thủ tướng.
D. Năm 1919, Đảng quốc xã được thành lập.
-
Câu 33:
Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là?
A. Thể chế quân chủ chuyên chế.
B. Thể chế Cộng hòa.
C. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.
D. Thể chế quân chủ lập hiến.
-
Câu 34:
Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của
A. tư sản trí thức Ấn Độ.
B. tầng lớp đại tư sản Ấn Độ.
C. giai cấp tư sản Ấn Độ.
D. giai cấp công nhân Ấn Độ.
-
Câu 35:
Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lê-nin là gì?
A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.
C. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản.
D. Duy trì chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
-
Câu 36:
Sự kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp?
A. Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia.
B. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm.
C. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ.
D. Vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước năm 1884.
-
Câu 37:
Ý nghĩa cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi là
A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Trung Quốc.
B. lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hoà.
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
D. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á.
-
Câu 38:
Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập chính thức trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến với
A. Hiệp ước Bính Tuất.
B. Hiệp ước Tân Hợi.
C. Hiệp ước Nam Kinh.
D. Điều ước Tân Sửu.
-
Câu 39:
Anh, Pháp, Mỹ đã chọn giải pháp gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài.
B. Cải cách kinh tế - xã hội.
C. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.
D. Phát triển công nghiệp quốc phòng.
-
Câu 40:
Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam
A. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.
B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.
C. nước Nga có điều kiện giúp đỡ ViệtNam về vật chất lẫn tinh thần.
D. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.