Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021-2022
Trường THPT Lương Thế Vinh
-
Câu 1:
Các nước tư bản chủ yếu đua nhau xâm lược Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX là?
A. Đức và Pháp.
B. Anh và Mĩ.
C. Pháp và Mĩ.
D. Anh và Pháp.
-
Câu 2:
Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung cơ bản là
A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng”.
B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
C. “Dân tộc độc lập, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc”.
D. “Độc lập dân tộc, bình đẳng dân quyền, hạnh phúc dân sinh”.
-
Câu 3:
Vào thế kỉ XX, Mã Lai là thuộc địa của nước nào?
A. Thực dân Pháp.
B. Thực dân Bồ Đào Nha.
C. Thực dân Tây Ban Nha.
D. Thực dân Anh
-
Câu 4:
Sự kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia hoàn toàn trờ thành thuộc dịa của Pháp?
A. Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước năm 1884.
B. Pháp gây áp lực buộc Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng.
C. Gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnom Pênh.
D. Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi.
-
Câu 5:
Phong trào “Ai Cập trẻ” đã lôi cuốn được các giai cấp và tầng lớp nào tham gia?
A. Một số giai cấp tư sản và tiểu tư sản tiến bộ.
B. Một số thanh niên yêu nước, căm thù thực dân.
C. Một số tiểu tư sản và tri thức ở thành thị.
D. Một số trí thức và sĩ quan yêu nước.
-
Câu 6:
Chiến tranh thế giới thứ nhất chính thức bùng nổ vào thời gian nào?
A. Ngày 28 tháng 6 năm 1914.
B. Ngày 28 tháng 7 năm 1914.
C. Ngày 28 tháng 8 năm 1914.
D. Ngày 28 tháng 9 năm 1914
-
Câu 7:
Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. Bị các nước đế quốc thôn tính.
-
Câu 8:
Tầng lớp Đaimyô được xem là quốc vương của một lãnh địa vì
A. Có chế độ thuế khóa, luật pháp và quân đội riêng.
B. Không phục tùng các mệnh lệnh của Sô – gun.
C. Khi có chiến tranh họ không cần góp sức với chính phủ trung ương.
D. Quyền lực của họ cao hơn Thiên Hoàng.
-
Câu 9:
Tại sao trong công cuộc xây dựng CNXH Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa XHCN?
A. Liên Xô là một nước lạc hậu, nằm trong vòng vây của thù địch và sự cấm vận của các nước TBCN.
B. Do tư nhân nắm toàn quyền kinh tế trong thị trường.
C. Do nhận viện trợ của nước ngoài để cải tạo đất nước, khôi phục kinh tế.
D. Do không có sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích mà dựa vào các nguồn lợi từ ngoài và tiến hành tự do các cải cách kinh tế.
-
Câu 10:
Đâu không phải là lí do Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản không đi theo con đường cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng?
A. Do những nước này không có thuộc địa hoặc có ít tuộc địa.
B. Thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất.
C. Phát xít hóa là xu thế tiến bộ của thế giới.
D. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
-
Câu 11:
Vì sao nền kinh tế Đức suy thoái nghiêm trọng về mọi mặt trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –1939)?
A. Do tàn dư của thế chiến thứ nhất.
B. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thừa.
C. Do tình trạng lạm phát của đất nước.
D. Do tình hình chính trị không ổn định.
-
Câu 12:
Vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933?
A. Khủng hoảng diễn ra trầm trọng trong ngành tài chính, ngân hàng.
B. Khủng hoảng diễn ra trầm trong trong ngành công nghiệp.
C. Khủng hoảng kinh tế lên đến đỉnh điểm.
D. Khủng hoảng kinh tế.
-
Câu 13:
Chiến tranh thế giới thứ nhất lần đầu tiên trong lịch sử thế giới là một …, tổng lực, toàn diện và có sử dụng …, là cuộc chiến tranh với đầy đủ chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển.
A. Cuộc chiến tranh hiện đại/ vũ khí hiện đại hàng loạt.
B. Cuộc chiến tranh hiện đại/ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
C. Cuộc chiến tranh liên minh/ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
D. Cuộc chiến tranh liên minh/ vũ khí hiện đại hàng loạt.
-
Câu 14:
Tính chất của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất?
A. Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc lớn.
B. Là cuộc chiến tranh không cân sức giữa các đế quốc già và các đế quốc trẻ.
C. Là cuộc chiến tranh làm rung chuyển châu Âu, thay đổi trật tự thế giới.
D. Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, xâm lược và hiếu chiến của các nước đế quốc.
-
Câu 15:
Hậu quả nghiêm trọng nhất nước Nga gánh chịu do chiến tranh đế quốc 1914 để lại là gì?
A. Kinh tế suy sụp.
B. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.
C. Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí lương thực.
D. Kinh tế suy sụp, mâu thuần xã hội gay gắt.
-
Câu 16:
Đầu thế kỷ XX, đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai?
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
D. Nga hoàng đại đế.
-
Câu 17:
Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thư nhất (1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. bị các nước đế quốc thôn tính.
-
Câu 18:
Tiếp theo thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat, Chính quyền Xô viết được thành lập ở đâu?
A. Xta-lin-grat.
B. Điện Xmô-nưi.
C. Mat-xcơ-va.
D. Toàn nước Nga.
-
Câu 19:
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính nào?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
-
Câu 20:
Đại biểu của các Xô viết ở Nga là những thành phần
A. công nhân, nông dân và thợ thủ công.
B. công nhân, nông dân và binh lính.
C. tư sản, quý tộc mới và binh lính.
D. tư sản, công nhân, nông dân.
-
Câu 21:
Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
A. Các nước tư bản không quản lý, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lý.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới (1918-1923).
-
Câu 22:
Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào?
A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản.
B. Chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản và Chính phủ công nông của giai cấp vô sản.
C. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và Chính phủ chuyên chế của Nga hoàng.
D. Chính phủ dân chủ tư sản và Chính phủ dân chủ vô sản.
-
Câu 23:
Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để.
-
Câu 24:
Chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong thập niên 20 của thế kỷ XX là
A. “Chính sách láng giềng thân thiện”.
B. “Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”.
C. “Chính sách mở cửa và hội nhập”.
D. “Chính sách chiến lược toàn cầu”.
-
Câu 25:
Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Liên hợp quốc.
B. Hội Quốc liên.
C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.
D. Hội Liên hiệp tư bản.
-
Câu 26:
Điểm giống nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907) và cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là
A. đánh đổ Chính phủ lâm thời.
B. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản.
C. đánh đổ chế độ phong kiến.
D. đánh bại Nga hoàng, đưa nước Nga tiến lên làm cách mạng tháng Mười.
-
Câu 27:
Nguyên nhân xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là
A. sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản.
B. giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền.
C. do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng.
D. do Đảng Bôn-sê-vich lãnh đạo cách mạng.
-
Câu 28:
Thời kỳ đen tối của nước Đức gắn liền với sự kiện lịch sử gì?
A. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%.
B. Năm 1919, Đảng Quốc xã Đức thành lập.
C. Năm 1933, Hít-le làm Thủ tướng nước Đức.
D. Năm 1933, Hin-đen-bua làm Tổng Thống nước Đức.
-
Câu 29:
Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì?
A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.
B. Chính quyền Xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.
C. 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước tấn công vũ trang vào Nga.
D. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống chính quyền cách mạng.
-
Câu 30:
Với Chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết đã hoàn thành
A. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. kế hoạch sản xuất.
C. công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
D. công cuộc khôi phục kinh tế.
-
Câu 31:
Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới?
A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.
B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.
-
Câu 32:
Theo hệ thống Vec-xai - Oa-sinh-tơn, các nước tư bản nào có nhiều quyền lợi?
A. Anh, Pháp, Mỹ, Ba Lan.
B. Anh, Pháp, Mỹ, Italia, Nhật Bản.
C. Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha.
D. Pháp, Mỹ, Italia, Bồ Đào Nha.
-
Câu 33:
Trong những năm 1918 - 1923, tình hình kinh tế phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa
A. ổn định và phát triển.
B. tương đối ổn định.
C. lâm vào tình trạng khủng hoảng.
D. khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
-
Câu 34:
Hội nghị Vec-xai - Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai.
-
Câu 35:
Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào là quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
A. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị dầy đủ cho chủ nghĩa xã hội.
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.
D. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
-
Câu 36:
Sau cách mạng 1905 - 1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Dân chủ đại nghị.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến.
-
Câu 37:
Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
A. Bước đầu tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
B. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của CNTB.
C. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.
D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
-
Câu 38:
Tình trạng chính trị ở nước Nga sau thắng lợi của cách mạng tháng Hai (1917) là
A. xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
-
Câu 39:
Đỉnh cao trong hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
-
Câu 40:
Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mỹ?
A. Đạo luật về ngân hàng.
B. Đạo luật về tài chính.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Đạo luật phục hưng thương mại.