Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020
Trường THPT Phạm Hồng Thái
-
Câu 1:
Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa
B. Địa chủ.
C. Quý tộc phong kiến
D. Tư sản
-
Câu 2:
Nền kinh tế chủ yếu của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX cho đến trước năm 1868 là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu
B. Công nghiệp phát triển
C. Thương mại hàng hóa
D. Sản xuất quy mô lớn
-
Câu 3:
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 2/1869
B. Tháng 1/1869
C. Tháng 1/ 1868
D. Tháng 2/ 1868
-
Câu 4:
Thể chế chính trị Nhật Bản sau cuộc cải cách Duy tân Minh trị là gì?
A. Dân chủ tư sản
B. Quân chủ lập hiến
C. Quân chủ chuyên chế
D. Dân chủ cộng hòa
-
Câu 5:
Năm 1854, Mạc phủ kí với Mĩ hiệp ước sau đó mở hai cửa biển cho người Mĩ vào buôn bán là cửa biển nào?
A. Ha- ko- đa- tê và Tô- ky- ô
B. Si- mô- đa và Ha-kô- đa- tê
C. Hi- ro- xi- ma và Na- ga- xa- ki
D. Si- mô- đa và Hi- ro- xi- ma
-
Câu 6:
Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng con đường nào?
A. Sức mạnh áp chế và chính trị
B. Sức mạnh quân sự
C. Truyền thống văn hóa lâu đời
D. Sức mạnh kinh tế
-
Câu 7:
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản đầu thế kỉ XX là gì?
A. Đế quốc thực dân
B. Đế quốc cho vay nặng lãi
C. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến
D. Đế quốc phong kiến quân phiệt
-
Câu 8:
Giữa thế kỉ XIX, để thoát khỏi nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược biến thành thuộc địa, Nhật Bản đã làm gì?
A. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây
B. đoàn kết các nước trong khu vực chống xâm lược
C. lật đổ chế độ Mạc Phủ
D. tiến hành duy tân đất nước
-
Câu 9:
Cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã kí Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên với quốc gia nào?
A. Anh
B. Đức
C. Mĩ
D. Pháp
-
Câu 10:
Giữa thế kỉ XIX (trước cuộc cải cách Minh Trị), Nhật Bản là một nước như thế nào?
A. phong kiến
B. công nghiệp phát triển
C. phong kiến quân phiệt
D. tư bản chủ nghĩa
-
Câu 11:
Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc (1851-1864) do ai lãnh đạo?
A. Hồng Tú Toàn
B. Tả Tôn Đường
C. Tăng Quốc Phiên
D. Lý Hồng Chương
-
Câu 12:
Chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất giữa Anh với Mãn Thanh diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ 6/1840 đến 8/1841
B. Từ 6/1842 đến 8/1842
C. Từ 6/1840 đến 8/1842
D. Từ 6/1840 đến 8/1840
-
Câu 13:
Ngày 10/10/1911, Đồng minh hội phát động phong trào nào?
A. Cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương
B. Cuộc khởi nghĩa ở Nam Kinh
C. Cuộc khởi nghĩa ở Tứ Xuyên
D. Cuộc khởi nghĩa ở Hà Bắc
-
Câu 14:
Mục tiêu của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện những nhiệm vụ nào?
A. Nam nữ bình quyền, toàn dân no ấm
B. Bình đẳng về ruộng đất cho dân cày
C. Xây dựng một xã hội bình đẳng tuyệt đối
D. Tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân
-
Câu 15:
Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh và thành lập Chính phủ lâm thời vào năm nào?
A. 1910
B. 1911
C. 1912
D. 1913
-
Câu 16:
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?
A. 12 năm
B. 13 năm
C. 14 năm
D. 15 năm
-
Câu 17:
Chính sách cai tri của thực dân Anh ở Ấn Độ là gì?
A. Chính phủ Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ và bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị của tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
B. Chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở tôn giáo
C. Trực tiếp cai trị Ấn Độ, thủ tiêu mọi quyền lợi kinh tế, chính trị của giai cấp phong kiến bản xứ.
D. Chia Ấn Độ thành nhiều quốc gia dựa trên chủng tộc và tôn giáo
-
Câu 18:
Ai là người đứng đầu trong phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc Đại?
A. Găng-đi
B. Nê-ru
C. Ác-mét
D. Ti-lắc
-
Câu 19:
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã làm những gì?
A. Duy trì chế độ phong kiến.
B. Thiết lập chế độ mới.
C. Tiến hành những cải cách tiến bộ.
D. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
-
Câu 20:
Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế chính trị của Nhật Bản là gì?
A. cộng hòa.
B. Liên bang.
C. quân chủ chuyên chế
D. quân chủ lập hiến.
-
Câu 21:
Chính sách đối ngoại của chính quyền Tô-ku-ga-oa đối với các nước phương Tây như thế nào?
A. Hợp tác toàn diện với Mĩ và phương Tây.
B. Cấm tuyệt đối Mĩ và phương Tây vào buôn bán trên đất nước.
C. Đuổi người Mĩ và phương Tây ra khỏi đất nước Nhật.
D. ‘Mở cửa” với những điều kiện không bình đẳng với Mĩ và phương Tây
-
Câu 22:
Hai đẳng cấp trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX là ?
A. Tầng lớp quý tộc phong kiến và tầng lớp võ sĩ.
B. Tầng lớp tăng lữ và quý tộc mới.
C. Tầng lớp võ sĩ và nông dân công xã.
D. Tầng lớp quý tộc phong kiến và nông nô.
-
Câu 23:
A. Khoa học kĩ thuật.
B. Pháp luật.
C. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. Giáo lí của các tôn giáo.
-
Câu 24:
Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?
A. Đầu hàng đế quốc
B. Nổi dậy đấu tranh
C. Thỏa hiệp với đế quốc
D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến
-
Câu 25:
Lãnh tụ Tôn Trung Sơn đấu tranh theo khuynh hướng nào?
A. Trung lập
B. Dân chủ tư sản
C. Quân chủ lập hiến
D. Nền cộng hòa
-
Câu 26:
Với điều ước nào mở đầu Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa nữa phong kiến?
A. Tân Sửu
B. Nam Kinh
C. Bắc Kinh
D. Nhâm Ngọ
-
Câu 27:
Đảng Quốc đại được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1884
B. Năm 1885
C. Năm 1886
D. Năm 1887
-
Câu 28:
Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Đấu tranh ôn hòa
B. Đấu tranh bằng bạo lực
C. Kết hợp đấu tranh ôn hòa và bạo lực
D. Cả ba đáp án đều sai
-
Câu 29:
Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Xi-pay 1857 – 1859 là gì?
A. Thể hiện lòng yêu nước, ý thức dân tộc và tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc Ấn Độ
B. Chứng tỏ binh lính người Ấn Độ là lực lượng đông đảo không thể thiếu được trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ
C. Thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân Ấn Độ
D. Chứng tỏ giai cấp phong kiến Ấn Độ vẫn còn có vai trò quyết định trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc
-
Câu 30:
Hai mươi năm sau khi thành lập, nội bộ Đảng Quốc Đại có sự phân hóa như thế nào?
A. Một bộ phận kịch liệt chống phương pháp đấu tranh bằng bạo lực
B. Một bộ phận coi giới thống trị Anh là bạn chứ không phải là thù
C. Một bộ phận theo đường lối cấp tiến, phản đối đường lối ôn hòa, đồi lật đổ ách thống trị thực dân
D. Một bộ phận đòi gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến
-
Câu 31:
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu.
B. Công nghiêp phát triển.
C. Thương mại hàng hóa.
D. Sản xuất quy mô lớn.
-
Câu 32:
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chế độ Mạc Phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.
B. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
C. Các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản.
D. Nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
-
Câu 33:
Thực hiện những cải cách về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì?
A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây
B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á.
C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
-
Câu 34:
Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc?
A. Sơn Tây
B. Sơn Đông
C. Trực Lệ
D. Bắc Kinh
-
Câu 35:
Cách mạng Tân Hợi có tính chất là gì?
A. Dân chủ tư sản không triệt để.
B. Cách mạng vô sản.
C. Dân chủ tư sản triệt để.
D. Dân chủ tư sản kiểu mới.
-
Câu 36:
Cuộc vận động Duy Tân Mâu Tuất (1898) do giai cấp, tầng lớp nào phát động?
A. Nhà nho yêu nước
B. Tư sản
C. Nông dân
D. Công nhân
-
Câu 37:
Các nước tư bản chủ yếu đua nhau xâm lược Ấn Độ là những nước nào?
A. Đức và Pháp
B. Anh và Mĩ
C. Pháp và Mĩ
D. Anh và Pháp
-
Câu 38:
Đảng Quốc đại là chính đảng đại diện cho giai cấp nào sau đây?
A. Giai cấp tư sản Ấn Độ
B. Giai cấp phong kiến Ấn Độ
C. Giai cấp vô sản Ấn Độ
D. Giai cấp tiểu tư sản Ấn Độ
-
Câu 39:
Thực dân Anh đã trút toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh cho các nước thuộc địa, nhất là Ấn Độ trong thời điểm nào?
A. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
D. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
-
Câu 40:
Ngày mà người dân Ấn Độ coi là “ngày quốc tang” là ngày nào?
A. Ngày cuộc khởi nghĩa Xi-pay bị đàn áp
B. Ngày nữ hoàng Anh (Vichtoria) tuyên bố là: “Nữ hoàng Ấn Độ”.
C. Ngày đạo luật chia đôi xứ Bengan bắt đầu có hiệu lực
D. Ngày Ti – lắc, thủ lĩnh của Đảng Quốc Đại bị thực dân Anh bắt và kết án 6 năm