Đề thi HK1 môn KHTN 6 KNTT năm 2021-2022
Trường THCS Nguyễn Nghiêm
-
Câu 1:
........ nghiên cứu về thực vật, động vật, con người.
A. Sinh học.
B. Hoá học.
C. Vật lý.
D. Thiên văn học.
-
Câu 2:
....... nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.
A. Sinh học.
B. Hoá học.
C. Vật lý.
D. Thiên văn học.
-
Câu 3:
........nghiên cứu về chất và về sự biến đổi của chúng.
A. Sinh học.
B. Hoá học.
C. Vật lý.
D. Thiên văn học.
-
Câu 4:
Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?
A. Cấm thực hiện.
B. Bắt buộc thực hiện.
C. Cảnh bảo nguy hiểm.
D. Không bắt buộc thực hiện.
-
Câu 5:
Trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm
C. Nhôm, muối ăn, đường mía
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn
-
Câu 6:
Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ.
B. Hoá hơi.
C. Sôi.
D. Bay hơi.
-
Câu 7:
Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?
A. Chất khí, không màu
B. Không mùi, không vị
C. Tan rất ít trong nước
D. Làm đục dung dịch nước vôi trong
-
Câu 8:
Quá trình nào sau đây cần oxygen?
A. Hô hấp.
B. Quang hợp.
C. Hoà tan.
D. Nóng chảy.
-
Câu 9:
Vật liệu nào dưới đây dẫn điện?
A. Kim loại
B. Nhựa
C. Gốm sứ
D. Cao su
-
Câu 10:
Các cây thép dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, cống được sản suất từ loại nguyên liệu nào sau đây?
A. Quặng bauxite
B. Quặng đồng
C. Quặng chứa phosphorus
D. Quặng sắt
-
Câu 11:
Nêu cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm?
A. Điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất
B. Đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi
C. Dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy.
D. Cho nhiều than, củi vào trong bếp.
-
Câu 12:
Nhóm thức ăn nào dưới đây là dạng lương thực?
A. Gạo, rau muống, khoai lang, thịt lợn
B. Khoai tây, lúa mì, quả bí ngô, cà rốt
C. Thịt bò, trứng gà, cá trôi, cải bắp
D. Gạo, khoai lang, lúa mì, ngô nếp
-
Câu 13:
Nhóm nào sau đây là hỗn hợp?
A. Dây đồng.
B. Dây nhôm.
C. Nước biển.
D. Vòng bạc.
-
Câu 14:
Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là gì?
A. dung dịch.
B. chất tan.
C. nhũ tương.
D. huyền phù.
-
Câu 15:
Để tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây?
A. Cô cạn.
B. Chiết.
C. Chưng cất.
D. Lọc.
-
Câu 16:
Hỗn hợp chất rắn nào có thể tách riêng dễ dàng từng chất bằng cách khuấy vào nước rồi lọc?
A. Muối ăn và cát.
B. Đường và bột mì.
C. Muối ăn và đường.
D. Cát và mạt sắt.
-
Câu 17:
Tại sao nói “tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”
A. Vì tế bào rất nhỏ bé.
B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết.
C. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản.
D. Vì tế bào rất vững chắc.
-
Câu 18:
Loại tế bào nào sau đây phải dùng kính hiển vi điện tử mới quan sát được?
A. Tế bào da người.
B. Tế bào trứng cá.
C. Tế bào virus.
D. Tế bào tép bưởi.
-
Câu 19:
Vì sao tế bào thường có hình dạng khác nhau?
A. Vì các sinh vật có hình dạng khác nhau.
B. Để tạo nên sự đa dạng cho tế bào.
C. Vì chúng thực hiện các chức năng khác nhau.
D. Vì chúng có kích thước khác nhau.
-
Câu 20:
Từ một tế bào ban đầu, sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra
A. 4 tế bào con.
B. 16 tế bào con.
C. 8 tế bào con.
D. 32 tế bào con
-
Câu 21:
Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.
A. Kính lúp
B. Kính hiển vi
C. Kính soi nổi
D. Kính viễn vọng
-
Câu 22:
Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
A. Mọc thêm roi
B. Hình thành bào xác
C. Xâm nhập qua da
D. Hình thành lông bơi
-
Câu 23:
Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?
A. Nấm men
B. Vi khuẩn
C. Nguyên sinh vật
D. Virus
-
Câu 24:
Nhiệt độ nào dưới đây thích hợp cho nấm phát triển?
A. Dưới 00C
B. 250C - 300C
C. Dưới 250C
D. Trên 300C
-
Câu 25:
Các loại nấm có hình thức sinh sản bằng bào tử đảm là gì?
A. nấm rơm, nấm hương, nấm sò, nấm linh chi
B. nấm rơm, nấm men, nấm sò, nấm linh chi
C. nấm mốc đen, nấm men, nấm sò, nấm linh chi
D. nấm rơm, nấm mốc đen, nấm men, nấm sò.
-
Câu 26:
Gang và thép đều là hợp kim được tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt. Vì sao gang ít được sử dụng trong các công trình xây dựng?
A. Vì gang khó sản xuất hơn thép.
B. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.
C. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.
D. Vì gang giòn hơn thép.
-
Câu 27:
Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống?
A. Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất
B. Vì vi khuẩn có khối lượng nhỏ nhất
C. Vì vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh
D. Vì cấu tạo vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào nhân sơ
-
Câu 28:
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
-
Câu 29:
Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:
(1) Biết bay hay không biết bay
(2) Có lông hay không có lông
(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ
(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi
(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn
(6) Phân tính hay không phân tính
Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?
A. (1), (4), (5)
B. (2), (5), (6)
C. (1), (2), (3)
D. (2), (3), (5)
-
Câu 30:
Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A. Sự hô hấp của động vật
B. Sự quang hợp của cây xanh
C. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt
D. Sự cháy của than, củi, bếp ga
-
Câu 31:
Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?
A. Vì chúng có kích thước nhỏ
B. Vì chúng có khả năng di chuyển
C. Vì chúng là cơ thể đơn bào
D. Vì chúng có roi
-
Câu 32:
Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do nguyên nhân nào?
A. lực của chân đấy bạn đó nhảy lên.
B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.
C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.
D. lực của đất tác dụng lên dây
-
Câu 33:
Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố nào sau đây?
A. Hướng của lực
B. Điểm đặt, phương, chiều của lực.
C. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực.
D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.
-
Câu 34:
Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng nào?
A. Dãn nở vì nhiệt của chất khí
B. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. Dãn nở vì nhiệt của các chất
D. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
-
Câu 35:
Cho các loại vật chủ sau:
a. Virus b. Vi khuẩn c. Nấm d. Thực vật e. Động vật
Có bao nhiêu loại vật chủ mà virus có thể kí sinh trong các loại vật chủ đã cho?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 36:
Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1950 lít oxygen.Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km là:
A. 13650 lít
B. 54600 lít
C. 68250 lít
D. 9750 lít
-
Câu 37:
Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?
A. 21%
B. 78%
C. 25%
D. 75%
-
Câu 38:
Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng ,..là gì?
A. Cát
B. Đá vôi
C. Đất sét
D. Đá
-
Câu 39:
Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì sao?
A. Lực đẩy của tay
B. Sức đẩy của không khí
C. Một lí do khác
D. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.
-
Câu 40:
Một vật có trọng lượng 500N thì có khối lượng bao nhiêu kg?
A. 500kg
B. 50kg
C. 5kg
D. 0,5kg