Đề thi HK1 môn KHTN 6 Cánh diều năm 2021-2022
Trường THCS Long Thượng
-
Câu 1:
Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là gì?
A. tuần
B. ngày
C. giây
D. giờ
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là không đúng về oxygen?
A. Không tan trong nước.
B. Cần thiết cho sự sống.
C. Không mùi và không vị.
D. Cần cho sự đốt cháy nhiên liệu.
-
Câu 3:
Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào?
A. Thước kẹp.
B. Thước đo chiều dài.
C. Cân đồng hồ.
D. Kính lúp.
-
Câu 4:
Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu?
A. 1000C
B. 2000C
C. 500C
D. 100C
-
Câu 5:
Người chuyên nghiên cứu khoa học tự nhiên được gọi là gì?
A. Nhà sinh học.
B. Nhà khoa học.
C. Kĩ thuật viên.
D. Nghiên cứu viên.
-
Câu 6:
Ý nào không phải là vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống?
A. Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.
B. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
D. Định hướng tư tưởng, phát triển hệ thống chính trị.
-
Câu 7:
Việc làm nào dưới đây không được thực hiện trong phòng thực hành?
A. Ăn, uống trong phòng thực hành.
B. Làm theo hướng dẫn của thầy, cô giáo.
C. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.
D. Thu dọn hóa chất sau khi sử dụng.
-
Câu 8:
Vật nào dưới đây là vật sống?
A. Vi khuẩn
B. Cành gỗ mục
C. Hòn đá
D. Cái bàn
-
Câu 9:
Muốn quan sát tế bào lá cây, ta dùng dụng cụ nào?
A. Kính lúp.
B. Kính râm.
C. Kính cận.
D. Kính hiển vi.
-
Câu 10:
Để đo thể tích chất lỏng, em dùng dụng cụ nào dưới đây?
A. Bình chia độ
B. Ống nghiệm
C. Ống nhỏ giọt
D. Bình thủy tinh
-
Câu 11:
Trong các vật thể sau, vật thể tự nhiên là vật thể nào?
A. Quyển sách.
B. Cái bút.
C. Chiếc ấm.
D. Cây bàng.
-
Câu 12:
Nhiên liệu lỏng ở điều kiện thường là nhiên liệu nào sau đây?
A. Xăng, dầu
B. Khí ga
C. Than củi
D. Rơm rạ
-
Câu 13:
Thức ăn chứa nhiều chất đạm là loại nào dưới đây?
A. Bánh mì.
B. Cơm.
C. Trứng.
D. Thịt mỡ.
-
Câu 14:
Trong các gia vị sau đâu là hỗn hợp?
A. Đường.
B. Mì chính.
C. Muối bột canh.
D. Bột tiêu.
-
Câu 15:
Nước uống đóng chai được đo theo đơn vị nào?
A. Chiều dài(m).
B. Khối lượng(kg).
C. Thời gian (giờ).
D. Thể tích (lít).
-
Câu 16:
Từ nào sau đây chỉ vật thể?
A. Đường ăn.
B. Ấm nhôm.
C. Khí oxi.
D. Sắt.
-
Câu 17:
Điều kiện thường oxi tồn tại trạng thái nào?
A. Rắn.
B. Lỏng.
C. Khí.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 18:
Trong thành phần không khí, khí oxi chiếm tỉ lệ bằng bao nhiêu?
A. 100%.
B. 78%.
C. 21%.
D. 1%.
-
Câu 19:
Các thành phần chính của tế bào gồm các thành phần nào?
A. Màng, tế bào chất, không bào.
B. Nhân, tế bào chất, không bào.
C. Màng, tế bào chất, nhân.
D. Màng, nhân, không bào.
-
Câu 20:
Tế bào động vật không có thành phần nào?
A. Màng.
B. Tế bào chất.
C. Nhân.
D. Lục lạp.
-
Câu 21:
Để tách cát ra khỏi cốc nước muối người ta dùng biện pháp gì?
A. Cô cạn.
B. Lọc.
C. Chiết.
D. Gạn.
-
Câu 22:
Một tế bào của một loài phân chia 3 lần liên tiếp, số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 6
D. 8
-
Câu 23:
Để bảo quản các loại hạt đậu (đỗ xanh, đỗ đen...) được lâu người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Làm lạnh.
B. Phơi khô.
C. Sử dụng muối.
D. Sử dụng đường.
-
Câu 24:
Hỗn hợp nào sau đây là hỗn hợp không đồng nhất:
A. Nước khoáng.
B. Nước muối.
C. Nước đường.
D. Nước lẫn dầu ăn.
-
Câu 25:
Để phòng tránh bệnh sốt rét do trùng sốt rét gây ra chúng ta cần phải thực hiện biện pháp gì?
A. Vệ sinh môi trường.
B. Ngủ trong màn.
C. Tiêu diệt muỗi, bọ gậy.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 26:
Giới thực vật được chia thành mấy ngành chính:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 27:
Nhiệt độ sôi của nước tinh khiết là bao nhiêu?
A. 0oC.
B. 100oC.
C. 90oC.
D. 50oC.
-
Câu 28:
Mặt trời lên, sương tan dần là hiện tượng gì?
A. Vật lí.
B. Hóa học.
C. Sinh học.
D. Cả A và B.
-
Câu 29:
Thực phẩm nào sau đây chủ yếu được bảo quản bằng biện pháp đông lạnh?
A. Trứng gà.
B. Thịt lợn tươi.
C. Đỗ lạc.
D. Củ khoai.
-
Câu 30:
Trong rau xanh chứa chủ yếu loại chất nào sau đây?
A. Tinh bột.
B. Chất đạm.
C. Chất béo.
D. Vitamin.
-
Câu 31:
Cơ quan nào thuộc hệ thần kinh ở người?
A. Tim
B. Phổi
C. Não
D. Dạ dày
-
Câu 32:
Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng
C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
-
Câu 33:
Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là gì?
A. mô
B. tế bào
C. cơ quan.
D. hệ cơ quan.
-
Câu 34:
Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là gì?
A. có thành tế bào.
B. có chất tế bào.
C. có nhân và các bào quan có màng.
D. có màng sinh chất.
-
Câu 35:
Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia hai lần tạo thành số tế bào con là bao nhiêu?
A. 4 tế bào con.
B. 6 tế bào con.
C. 2 tế bào con.
D. 8 tế bào con
-
Câu 36:
Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?
A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào,
C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào
-
Câu 37:
Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là gì?
A. vật liệu.
B. nguyên liệu.
C. nhiên liệu.
D. phế liệu.
-
Câu 38:
Cho các hiện tượng sau:
1. Đun nóng đường thấy đường chuyển sang màu vàng nâu
2. Tuyết tan
3. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời
4. Cơm để lâu bị mốc
Số các hiện tượng mô tả tính chất hóa học của chất là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 39:
Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 40:
Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về lĩnh vực của khoa học tự nhiên?
A. Sinh Hóa
B. Lịch sử
C. Thiên văn
D. Địa chất