Đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 6 KNTT năm 2022-2023
Trường THCS Trần Phú
-
Câu 1:
Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
-
Câu 2:
Phương pháp nào để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng dầu?
A. Quạt.
B. Phủ chăn bông hoặc vải dày.
C. Dùng nước.
D. Dùng cồn.
-
Câu 3:
Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?
A. Đá vôi.
B. Đất sét.
C. Cát.
D. Gạch.
-
Câu 4:
Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Vitamin.
B. Protein (chất đạm).
C. Lipit (chất béo).
D. Carbohydrate (chất đường, bột).
-
Câu 5:
Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?
A. Bột đá vôi và muối ăn.
B. Bột than và sắt.
C. Đường và muối.
D. Giấm và rượu.
-
Câu 6:
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí ?
A. Cô cạn nước đường thành đường
B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen
C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.
-
Câu 7:
Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được
B. Không có hình dạng xác định
C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng
D. Không chảy được .
-
Câu 8:
Trong không khí, oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?
A. 21%
B. 79%
C. 78%
D. 15%
-
Câu 9:
Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?
A. Gỗ
B. Đồng
C. Sắt
D. Nhôm
-
Câu 10:
Gang và thép đều là hợp kim được tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt. Vì sao gang ít được sử dụng trong các công trình xây dựng?
A. Vì gang khó sản xuất hơn thép.
B. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.
C. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.
D. Vì gang giòn hơn thép.
-
Câu 11:
Tính chất nào sau đây mà oxygen không có:
A. Oxygen là chất khí.
B. Không màu, không mùi, không vị
C. Tan nhiều trong nước.
D. Nặng hơn không khí.
-
Câu 12:
Mô hình 3R có nghĩa là gì?
A. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
C. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
D. Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
-
Câu 13:
Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?
A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.
B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.
C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.
D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.
-
Câu 14:
Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước muối.
B. Hỗn hợp nước đường.
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
D. Hỗn hợp nước và rượu.
-
Câu 15:
Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?
A. Tế bào trứng cá
B. Tế bào vảy hành
C. Tế bào mô giậu
D. Tế bào vi khuẩn
-
Câu 16:
Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản
B. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản
C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau
D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau
-
Câu 17:
Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
-
Câu 18:
Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào?
A. Sinh trưởng
B. Sinh sản
C. Thay thế
D. Chết
-
Câu 19:
Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
A. Màu sắc
B. Kích thước
C. Số lượng tế bào tạo thành
D. Hình dạng
-
Câu 20:
Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?
A. Hệ rễ và hệ thân
B. Hệ thân và hệ lá
C. Hệ chồi và hệ rễ
D. Hệ cơ và hệ thân
-
Câu 21:
Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
-
Câu 22:
Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống?
A. Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất
B. Vì vi khuẩn có khối lượng nhó nhất
C. Vì vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh
D. Vì cấu tạo vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào nhân sơ
-
Câu 23:
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
-
Câu 24:
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
-
Câu 25:
Ở thực vật, thành tế bào có vai trò gì?
A. Tham gia trao đổi chất với môi trường
B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào
D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng
-
Câu 26:
Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?
A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường
B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn
C. Dạ dày hoạt động tốt hơn
D. Dạ dày bị ăn mòn dến đến viêm loét
-
Câu 27:
Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?
A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.
B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.
D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.
-
Câu 28:
Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?
A. Tế bào
B. Cơ thể
C. Cơ quan
D. Mô
-
Câu 29:
Em hãy xác định vật chịu tác dụng trực tiếp của lực trong hoạt động giáo viên cầm phấn viết lên bảng?
A. Giáo viên.
B. Viên phấn.
C. Bảng.
D. Bàn tay giáo viên.
-
Câu 30:
Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất
A. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước
B. Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào
C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước
D. Lực làm xe máy chuyển động
-
Câu 31:
Nhận biết lực nào sau đây không phải là lực tiếp xúc?
A. Lực ma sát
B. Trọng lực
C. Sức cản không khí
D. Lực đẩy của nước
-
Câu 32:
Để biểu diễn lực, ta cần biểu diễn các đặc trưng nào của lực?
A. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn
B. Gốc, phương và chiều
C. Phương, chiều và độ lớn
D. Gốc và hướng
-
Câu 33:
Lực đàn hồi có đặc điểm
A. không phụ thuộc vào độ biến dạng.
B. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.
C. phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.
D. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
-
Câu 34:
Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?
A. P = 10 m
B. P = m
C. P = 0,1 m
D. m = 10 P
-
Câu 35:
Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Xe đạp đi trên đường
B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn
C. Lò xo bị nén
D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào
-
Câu 36:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
A. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước.
B. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí.
C. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí.
D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.
-
Câu 37:
Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Xách 1 xô nước.
B. Nâng một tấm gỗ.
C. Đẩy một chiếc xe.
D. Đọc một trang sách.
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
C. Có thời điểm độ dãn của lò xo tren thẳng đứng tăng, có thời điểm độ dãn của lò xo giảm tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 39:
Chỉ có thể nói trọng lực của vật nào sau đây?
A. Trái Đất
B. Mặt Trăng
C. Mặt Trời
D. Hòn đá trên mặt đất
-
Câu 40:
Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:
A. 4 cm
B. 6 cm
C. 24 cm
D. 26 cm