Đề thi HK1 môn Hóa học 8 năm 2021-2022
Trường THCS Quang Trung
-
Câu 1:
Cho các khí sau: Cl2; H2; O2; SO3; CH4; CO2. Số lượng khí có thể thu được bằng cách đẩy nước trong phòng thí nghiệm là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 2:
B là oxit của nitơ có tỷ khối hơi so với khí cacbonic (CO2) là 1. B có công thức phân tử là:
A. NO2
B. N2O
C. N2O4
D. NO
-
Câu 3:
Khí nào sau đây có thể thu được bằng cách đẩy nước trong phòng thí nghiệm?
A. SO3
B. Cl2
C. NO2
D. SO2
-
Câu 4:
Có thể thu được những khí nào vào bình ( từ những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm): khí H2, N2, CH4, O2 bằng cách đặt đứng bình?
A. H2
B. CH4
C. N2
D. O2
-
Câu 5:
Khí nào trong số các khí sau được thu bằng cách đẩy không khí úp bình?
A. Khí CO2
B. Khí Cl2
C. Khí H2
D. Khí O2
-
Câu 6:
Khí nào có thể thu được bằng cách đặt ngược bình (hình vẽ):
A. Khí Cacbonic (CO2).
B. Khí Oxi (O2).
C. Khí Clo (Cl2).
D. Khí Hiđro (H2).
-
Câu 7:
Khí N2 nặng hơn khí H2 bằng bao nhiêu lần? (N = 14, H = 1)
A. 10 lần.
B. 12 lần.
C. 8 lần.
D. 14 lần.
-
Câu 8:
Oxit có công thức hoá học RO2, trong đó mỗi nguyên tố chiếm 50% khối lượng. Khối lượng của R trong 1 mol oxit là:
A. 16g
B. 32g
C. 48g
D. 64g
-
Câu 9:
Khí A có công thức dạng RO2. Biết dA/KK = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A.
A. SO2
B. NO2
C. CO2
D. H2O
-
Câu 10:
Một halogen X có tỉ khối hơi đối với canxi bằng 4. Xác định ký hiệu và tên gọi.
A. Clo, Cl
B. Brom, Br
C. iot, I
D. Flo, F
-
Câu 11:
Một khí X2 có tỉ khối hơi đối với khí axetilen (C2H2) bằng 2,731. Khí X2 là
A. O2
B. N2
C. Cl2
D. H2
-
Câu 12:
Tỉ khối của A đối với H2 là 22. A là khí nào sau đây?
A. NO2.
B. N2.
C. CO2.
D. Cl2.
-
Câu 13:
Dãy các chất khí đều nhẹ hơn không khí là:
A. CO2, O2, H2S, N2
B. N2, CH4, H2, C2H2
C. CH4, H2S, CO2, C2H4
D. Cl2, SO2, N2, CH4
-
Câu 14:
Tỉ khối của khí A đối với không khí là dA/KK< 1. Là khí nào trong các khí sau:
A. O2
B. H2S
C. CO2
D. N2
-
Câu 15:
Cho 112g Fe tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 254g muối sắt (II) clorua FeCl2 và 4 g khí hiđro H2. Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng là:
A. 146g
B. 156g
C. 78g
D. 200g
-
Câu 16:
Cho 112 gam Fe tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra muối sắt (II) clorua FeCl2 và 4 gam khí hiđro H2. Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng là:
A. 146 gam
B. 156 gam
C. 78 gam
D. 200 gam
-
Câu 17:
Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:
A. Fe là chất hết.
B. HCl là chất hết.
C. Cả 2 chất cùng hết.
D. Cả 2 chất cùng dư.
-
Câu 18:
Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.
A. 1,6 gam.
B. 3,2 gam.
C. 4,8 gam.
D. 6,4 gam.
-
Câu 19:
Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.
A. 1,4 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 2,8 lít.
-
Câu 20:
Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí CH4 (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được sản phẩm là khí cacbonic (CO2) và nước (H2O). Giá trị của V là
A. 2,24
B. 1,12
C. 3,36
D. 4,48
-
Câu 21:
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. Thể tích khí oxi đã dùng (đktc) là
A. 11,2 lít.
B. 3,36 lít.
C. 2,24 lít.
D. 4,48 lít.
-
Câu 22:
Một hợp chất của nguyên tố M (hóa trị II) và O có phân tử khối là 40. CTHH của hợp chất đó là
A. MgO.
B. CuO.
C. FeO.
D. ZnO.
-
Câu 23:
Tìm R, biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo (ở đktc) theo sơ đồ phản ứng: R + Cl2 → RCl
A. 5,85 gam.
B. 11,7 gam.
C. 7,02 gam.
D. 8,19 gam.
-
Câu 24:
Thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố Fe có trong hợp chất Fe2O3 là
A. 70%
B. 30%
C. 40%
D. 60%
-
Câu 25:
Ý nghĩa của công thức hóa học là ?
A. Nguyên tố nào tạo ra chất
B. Phân tử khối của chất
C. Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất
D. Tất cả đáp án
-
Câu 26:
Hai phân tử nitơ được viết dưới dạng kí hiệu là:
A. 2N.
B. 4N.
C. 2N2.
D. N4.
-
Câu 27:
Mỗi công thức hóa học của một chất cho chúng ta biết
A. nguyên tố nào tạo ra chất
B. số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất
C. phân tử khối của chất
D. Cả ba ý trên
-
Câu 28:
Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:
A. 2 đơn chất lưu huỳnh và oxi.
B. 1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.
C. nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi.
D. 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.
-
Câu 29:
Tính phân tử khối của giấm ăn ( phân tử gồm 2C, 4H, 2O)
A. 62 đvC.
B. 68 đvC.
C. 60 đvC.
D. 58 đvC.
-
Câu 30:
Phân tử A có phân tử khối là 64 (đvC) và được tạo bởi từ 2 nguyên tố S và O. Xác định công thức hóa học của A.
A. S2O.
B. SO2.
C. SO.
D. SO3.
-
Câu 31:
Hợp chất A trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 5/4 lần phân tử khí oxi. Tìm CTHH của A
A. CuSO4.
B. FeSO4.
C. MgSO4.
D. CaSO4
-
Câu 32:
Hợp chất B trong phân tử gồm có 1X, 1S, 4O liên kết với nhau (X là nguyên tố chưa biết), biết nguyên tử X có khối lượng bằng 2 lần phân tử khí nitơ. Tìm CTHH của B.
A. MgSO4
B. BaSO4
C. FeSO4
D. CaSO4
-
Câu 33:
Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm … tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Từ điền vào dấu “…” là
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Bằng.
D. Lớn hơn hay nhỏ hơn tùy thuộc vào hệ số phản ứng.
-
Câu 34:
Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì:
A. Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
B. Trong phản ứng hóa học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi.
C. Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng thay đổi.
D. Trong phản ứng hóa học các phân tử thay đổi.
-
Câu 35:
Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam khí cacbonic. Khối lượng đá vôi phản ứng là
A. 12
B. 10
C. 20
D. 25
-
Câu 36:
Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric tác dụng với canxi cabonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng là:
A. Axit clohiđric + canxi clorua → canxi cacbonat + khí cacbon đioxit
B. Axit clohiđric + khí cacbon đioxit → canxi cacbonat + canxi clorua + nước
C. Khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước → Axit clohiđric + canxi cacbonat
D. Axit clohiđric + canxi cacbonat → canxi clorua + khí cacbon đioxit + nước
-
Câu 37:
Sắp xếp đúng trình tự các bước lập PTHH:
1) Viết PTHH
2) Cân bằng số nguyên tử của từng nguyên tố : tìm hệ số thích hợp đặt trước CTHH
3) Viết sơ đồ phản ứng là phương trình chữ của chất tham gia và sản phẩm
4) Viết sơ đồ phản ứng gồm CTHH của các chất tham gia và các sản phẩm
A. 1, 3, 4.
B. 4, 3, 2.
C. 4, 2, 1.
D. 1, 2, 4.
-
Câu 38:
0,35 mol khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích bằng bao nhiêu?
A. 0,784 lít
B. 7,84 lít.
C. 78,4 lít.
D. 784 lít.
-
Câu 39:
Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt
A. p và n.
B. n và e
C. e và p
D. n, p và e
-
Câu 40:
Trong 7,2g FeO có bao nhiêu phân tử FeO?
A. 2,6.1023 phân tử
B. 0,6.1023 phân tử
C. 4,2.1023 phân tử
D. 6.1023 phân tử