Đề thi HK1 môn Hóa học 8 năm 2021-2022
Trường THCS Lê Văn Tám
-
Câu 1:
Tỉ khối của khí A đối với khí nitơ (N2) là 1,675 .Vậy khối lượng mol của khí A tương đương:
A. 45g
B. 46g
C. 47g
D. 48g
-
Câu 2:
Ti khối của khí C đối với không khí là dC/KK < 1. Là khí nào trong các khí sau đây:
A. O2
B. N2
C. CO2
D. H2S
-
Câu 3:
Thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố S trong hợp chất SO2 là gì?
A. 40%
B. 50%
C. 20%
D. 80%
-
Câu 4:
11 gam CO2 có thể tích là bao nhiêu?
A. 6,5 lít
B. 44 lít
C. 56,6 lít
D. 5,6 lít
-
Câu 5:
Đun nóng đường , đường chảy lỏng .Đây là hiện tượng gì?
A. vật lý
B. hóa học
C. sinh học
D. tự nhiên
-
Câu 6:
Số mol của 0,56 gam khí nitơ là bao nhiêu?
A. 0,01 mol
B. 0,02 mol
C. 0,025 mol
D. 0,1 mol
-
Câu 7:
Muốn thu khí NH3 vào bình thì thu bằng cách nào?
A. Đặt úp ngược bình
B. Đặt đứng bình
C. Cách nào cũng được
D. Đặt nghiêng bình
-
Câu 8:
Cho các khí sau: N2, H2, CO, SO2 khí nào nặng hơn không khí?
A. Khí N2
B. Khí H2
C. Khí CO
D. Khí SO2
-
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam Mg trong không khí, khối lượng MgO thu được là:
A. 5g
B. 4g
C. 2g
D. 8g
-
Câu 10:
Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?
A. Màu sắc
B. Tính tan trong nước
C. Khối lượng riêng
D. Nhiệt độ nóng chảy
-
Câu 11:
Khí oxi và khí nitơ cùng chứa 9.1023 phân tử có số gam tương ứng lần lượt là
A. 48 gam và 14 gam.
B. 24 gam và 21 gam.
C. 48 gam và 21 gam.
D. 48 gam và 42 gam.
-
Câu 12:
Cho các khí sau đây: N2, O2, Cl2, CO, H2S, CH4, NH3.
Dãy khí nào dưới đây nặng hơn không khí?
A. N2, O2, Cl2.
B. O2, Cl2, H2S.
C. H2S, CH4, NH3.
D. Cl2, CO, H2S.
-
Câu 13:
Cho các khí sau: H2S, SO2, C4H10, NH3. Khí nào cho dưới đây có tỉ khối với hiđro là 17?
A. H2S.
B. S02.
C. C4H10
D. NH4
-
Câu 14:
Trong nguyên tử, hạt không mang điện tích là
A. hạt nhân.
B. hạt proton.
C. hạt nơtron.
D. hạt electron.
-
Câu 15:
Vật thể là vật thể tự nhiên là
A. máy bay.
B. bàn học.
C. giấy viết.
D. không khí.
-
Câu 16:
Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lý?
A. Thanh sắt bị gỉ tạo ra chất mới là gỉ sắt.
B. Cho vôi sống vào nước thành vôi tôi
C. Sáng sớm khi mặt trời mọc sương mù tan.
D. Đun nóng đường ngả màu nâu đen.
-
Câu 17:
Kí hiệu hoá học của sắt là
A. Cu.
B. Al.
C. Zn.
D. Fe.
-
Câu 18:
Nhận định không đúng là
A. đơn chất là chất được cấu tạo từ một nguyên tố hoá học.
B. hợp chất là chất được cấu tạo từ hai hoặc nhiều nguyên tố hoá học.
C. chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
D. nước biển là một loại chất tinh khiết.
-
Câu 19:
Giá trị phân tử khối của CO2 là
A. 18.
B. 44.
C. 64.
D. 28.
-
Câu 20:
Công thức hoá học của hợp chất được cấu tạo từ lưu huỳnh S (IV) với oxi O (II) là
A. CO2.
B. SO2.
C. C2O.
D. S2O.
-
Câu 21:
Chất X có công thức hoá học là H2SO4. Nhận định đúng về X là
A. X được cấu tạo từ 7 nguyên tố hoá học.
B. X được cấu tạo từ 3 nguyên tử.
C. Phân tử khối của X là 98 đvC.
D. X thuộc loại đơn chất.
-
Câu 22:
Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của phản ứng Na + O2 → Na2O.
A. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 4: 1: 2.
B. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 1: 1: 1.
C. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 2: 1: 2.
D. số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 2: 1: 1.
-
Câu 23:
PTHH dùng để biểu diễn
A. hiện tượng hóa học.
B. hiện tượng vật lí.
C. ngắn gọn phản ứng hóa học.
D. sơ đồ phản ứng hóa học.
-
Câu 24:
Cho bảng sau:
T
U
N
G
D
Proton (p)
8
3
Electron (e)
11
1
Nơtron (n)
8
16
1
Số khối (A)
32
23
7
Nhận định không đúng về bảng dưới đây là
A. T: số e = 8; A = 16 và U: số p = 16; số n = 16.
B. N: số p = 11; số e = 11; số n = 12 và G: số p = 1; số e = 1; A = 2.
C. T: số e = 8; A = 16 và D: số p = 4; số e = 4; số n = 3.
D. G: số p = 1; số e = 1; A = 2 và D: số p = 3; số e = 3; số n = 4.
-
Câu 25:
Cho biết hợp chất được cấu tạo từ
a) H (I) và PO4 (III).
b) Al (III) và SO4 (II).
Công thức hoá học của các chất theo quy tắc hoá trị của a và b lần lượt là
A. H3PO4 và Al2(SO4)3.
B. H3PO4 và Al3(SO4)2.
C. H(PO4)3 và Al3(SO4)2.
D. HPO4 và Al2(SO4)3.
-
Câu 26:
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Giá trị số khối của X là
A. 11
B. 12
C. 23
D. 32
-
Câu 27:
Cho các chất sau: O2, Fe, K2SO4, HCl, H2O. Số chất là hợp chất là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Cho 11,2 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 25,4 g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,4 g khí hiđro. Khối lượng HCl đã dùng là
A. 14,6 g.
B. 16,4 g.
C. 36,2 g.
D. 13,8 g.
-
Câu 29:
Nguyên tử được cấu tạo bởi
A. proton mang điện tích dương và vỏ mang điện tích âm.
B. hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
C. proton và nơtron.
D. hạt nơtron mang điện tích dương, hạt proton không mang điện, các e mang điện tích âm.
-
Câu 30:
Cho nguyên tử oxi có 8 electron. Từ dữ kiện trên ta biết được nguyên tử oxi có
A. 8 hạt proton; 2 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng.
B. 8 hạt proton; 3 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng.
C. 8 hạt proton; 2 lớp e; 7 e ở lớp ngoài cùng.
D. 9 hạt proton; 2 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng.
-
Câu 31:
Cho các chất có công thức hóa học sau: H2, Zn, ZnO, CuS. Số chất là đơn chất là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 32:
Nguyên tử sắt (Fe) nặng gấp số lần nguyên tử silic (Si) là
A. 1 lần.
B. 2 lần.
C. 3 lần.
D. 4 lần.
-
Câu 33:
Biết oxi có hóa trị II, hóa trị của nguyên tố C trong CO2 là
A. II.
B. III.
C. IV.
D. V.
-
Câu 34:
Cho phương trình hóa học sau: \(2Cu+X\xrightarrow{{{t}^{0}}}2CuO\). X là
A. H2.
B. H2O.
C. CO.
D. O2.
-
Câu 35:
Hợp chất X được tạo bởi Na (I) và O (II). Công thức hóa học của hợp chất X là
A. NaO.
B. Na2O.
C. Na2O3.
D. NaO2.
-
Câu 36:
Một hợp chất gồm một nguyên tử nguyên tố X liên kết với hai nguyên tử oxi và nặng gấp 11,5 lần nguyên tử Heli (He). X là
A. nitơ.
B. cacbon.
C. lưu huỳnh.
D. mangan.
-
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn m (g) CH4 cần dùng 0,4 (g) khí O2 thu được 1,4 (g) CO2 và 1,6 (g) H2O. Giá trị của m là
A. 2,6 g.
B. 2,5 g.
C. 1,7 g.
D. 1,6 g.
-
Câu 38:
Công thức hóa học của nước, khí oxi, khí hiđro lần lượt là
A. H2O, O2, H2.
B. H2O2, O2, H2.
C. H2O, O3, H2.
D. H2O, O2, H.
-
Câu 39:
Để phân biệt đơn chất và hợp chất dựa vào dấu hiệu là
A. kích thước.
B. nguyên tử cùng loại hay khác loại.
C. hình dạng.
D. số lượng nguyên tử.
-
Câu 40:
Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ hạt
A. electron.
B. proton.
C. nơtron.
D. proton và nơtron.