Đề thi HK1 môn Hóa học 8 năm 2021-2022
Trường THCS Trần Văn Ơn
-
Câu 1:
Cho Oxi (II); (SO4) (II); (OH) (I); (NO3) (I).
Hóa trị các nguyên tố Mn, Fe, Ba, Zn trong các CTHH Mn2O7, Fe2(SO4)3, Ba(OH)2, Zn(NO3)2 lần lượt là
A. IV, III, II, II.
B. VII, III, II, II.
C. II, III, II, II.
D. VII, II, II, II.
-
Câu 2:
Cho phản ứng: nhúng dây nhôm vào dung dịch CuCl2 tạo thành Cu và AlCl3.
Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng là
A. Al + 3CuCl2 → Cu + AlCl3
B. Al + CuCl2 → Cu + AlCl3
C. 2Al + 3CuCl2 → 3Cu + 2AlCl3
D. Al + 3CuCl2 → Cu + 2AlCl3
-
Câu 3:
Nung 84 kg MgCO3 thu được m gam MgO và 44 kg CO2. Giá trị của m là
A. 40 g.
B. 40 kg.
C. 128 g.
D. 128 kg.
-
Câu 4:
Trong các chất sau, chất nào là hợp chất
A. Muối ăn
B. Hidro
C. Photpho
D. Clo
-
Câu 5:
Cho công thức hóa học của các chất sau: CaC2; Cu, KOH, Br2, H2SO4, AlCl3. Số chất là đơn chất và hợp chất?
A. 1 đơn chất và 5 hợp chất
B. 2 đơn chất và 4 hợp chất
C. 3 đơn chất và 3 hợp chất
D. 4 đơn chất và 2 hợp chất
-
Câu 6:
Một oxit có công thức Al2Ox, phân tử khối là 102 đvC. Hóa trị của Al trong công thức là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
-
Câu 7:
Biết hóa trị của Ca (II) và PO4 (III). Vậy công thức hóa học đúng là?
A. CaPO4
B. Ca2PO4
C. Ca3PO4
D. Ca3(PO4)2
-
Câu 8:
Cho biết công thức hóa học của X với oxi là XO và công thức hóa học của Y với hiđro là YH3. Vậy công thức hóa học của hợp chất giữa X và Y là:
A. X3Y2
B. X2Y3
C. XY
D. XY3
-
Câu 9:
Cho biết công thức hóa học của hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau: XO và YH3. Hãy chọn công thức nào là đúng cho hợp chất X và Y
A. XY3
B. X3Y
C. X2Y3
D. X3Y2
-
Câu 10:
Phân tử khối của hợp chất H2SO4 là:
A. 98
B. 97
C. 49
D. 100
-
Câu 11:
Để chỉ 2 phân tử hidro ta viết:
A. 2H
B. 2H2
C. 4H
D. 4H2
-
Câu 12:
Hợp chất Alx(SO4)3 có phân tử khối là 342. Gía trị của x là:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 13:
Kí hiệu hóa học của kim loại đồng là:
A. cU
B. cu
C. CU
D. Cu
-
Câu 14:
Cho CTHH của một số chất: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH. Trong đó có
A. 3 đơn chất và 3 hợp chất.
B. 5 đơn chất và 1 hợp chất.
C. 2 đơn chất và 4 hợp chất.
D. 1 đơn chất và 5 hợp chất.
-
Câu 15:
Hạt nhân của nguyên tử có cấu tạo bởi các hạt:
A. Electron, proton
B. Proton, Notron
C. Notron, electron
D. Electron, Protron, Notron
-
Câu 16:
Phân tử khối của hợp chất CuO
A. 50 đvC
B. 60 đvC
C. 70 đvC
D. 80 đvC
-
Câu 17:
Nguyên tử trung hòa về điện là do trong nguyên tử có:
A. Số p = số n
B. Số n = số e
C. Số p = số e
D. Tổng số p và số n = số e
-
Câu 18:
Công thức hóa học của axit nitric (biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là:
A. HNO3
B. H3NO
C. H2NO3
D. HN3O
-
Câu 19:
Hóa trị của nhóm nguyên tử (SO4) là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
-
Câu 20:
Hóa trị của nhôm là bao nhiêu?
A. I
B. II
C. III
D. IV
-
Câu 21:
Dãy biểu diễn chất là gì?
A. Cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox
B. Thủy tinh, nước, inox, nhựa
C. Thủy tinh, inox, xoong nồi.
D. Cơ thể người, nước, xoong nồi.
-
Câu 22:
Nước tự nhiên là:
A. 1 đơn chất
B. 1 hỗn hợp
C. 1 chất tinh khiết
D. 1 hợp chất
-
Câu 23:
Kí hiệu hóa học biểu diễn 2 nguyên tử oxi là:
A. 2O
B. O2
C. O2
D. 2O2
-
Câu 24:
5 nguyên tử X nặng bằng nguyên tử brom. X là:
A. C
B. Mg
C. O
D. N
-
Câu 25:
Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo:
A. Cây cối
B. Sông suối
C. Nhà cửa
D. Đất đá
-
Câu 26:
Một hợp chất gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hidro 47 lần. Kí hiệu hóa học của nguyên tố X là:
A. K
B. P
C. Ca
D. S
-
Câu 27:
Một nguyên tử có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17, số hạt electron và notron lần lượt là:
A. 18 và 17
B. 19 và 16
C. 16 và 19
D. 17 và 18
-
Câu 28:
Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có
A. Cùng số notron trong hạt nhân
B. Cùng số proton trong hạt nhân
C. Cùng số electron trong hạt nhân
D. Cùng số proton và số notron trong hạt nhân
-
Câu 29:
Để phân biệt đơn chất và hợp chất ta dựa vào dấu hiệu là:
A. Kích thước
B. Nguyên tử cùng loại hay khác loại
C. Hình dạng
D. Số lượng nguyên tử
-
Câu 30:
Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ loại hạt:
A. Electron
B. Notron
C. Proton
D. Proton và notron
-
Câu 31:
Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ, lọc và cô cạn là:
A. Đường và muối
B. Bột đá vôi và muối ăn
C. Bột than và bột sắt
D. Giấm và rượu
-
Câu 32:
Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử C. Nguyên tử X đó có nguyên tử khối và kí hiệu hóa học là:
A. 24 – Mg
B. 16 – O
C. 56 – Fe
D. 32 – S
-
Câu 33:
Đốt cháy khí butan C4H10 trong khí oxi sinh ra khí cachonic và nước. Biết số gam khí oxi phán ứng là 20,8 gam, số gam cacbonic là 17,6 gam và số gam nước là 9 gam. Số gam butan đốt cháy là
A. 5,8 gam.
B. 29,4 gam
C. 12,2 gam.
D. 9 gam.
-
Câu 34:
Đốt cháy 32 gam khí oxi với khí hiđro thu được 36 cm3 nước (lỏng) (khối lượng riêng của nước là 1 g/ml). Khối lượng khí hiđro đã tham gia phản ứng là
A. 40 gam.
B. 4 kg.
C. 4 gam.
D. 0,4 gam.
-
Câu 35:
Cho thanh Al ngâm vào dung dịch axit clohidric thấy có khí bay lên. Xác định khí đó
A. Cl2
B. H2O
C. H2
D. NH3
-
Câu 36:
Cho thanh đồng ngâm vào 400ml dung dịch axit sunfuric loãng 2M thấy trong dung dịch có khí và V bằng bao nhiêu?
A. 1,75 l
B. 12,34 l
C. 4,47 l
D. 17,92 l
-
Câu 37:
Có bao nhiêu nguyên tử trong hình vẽ dưới đây có số electron lớp ngoài cùng là 5?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 38:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Số hạt proton của X là:
A. 10.
B. 12.
C. 15.
D. 18.
-
Câu 39:
Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 nơtron. Tổng các hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử là
A. 9.
B. 18.
C. 19.
D. 28.
-
Câu 40:
Có các vật thể sau: máy may, ô tô, cây mía, con suối, con trâu, bóng đèn, bút bi. Số vật thể nhân tạo là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3