Đề thi HK1 môn Hóa học 8 năm 2021-2022
Trường THCS Phan Văn Trị
-
Câu 1:
Hóa trị của nhóm (SO4) trong BaSO4 ?
A. I
B. II
C. III
D. IV
-
Câu 2:
Hoá trị của S trong oxit chưa 60%?
A. IV.
B. V.
C. II.
D. VI.
-
Câu 3:
Tính khối lượng mol của các chất sau: H2O, MgO
A. 18, 40
B. 18, 24
C. 16, 40
D. 22, 40
-
Câu 4:
Tỉ lệ % khối lượng của các nguyên tố Ca, C, O trong CaCO3 lần lượt là:
A. 40% , 40% , 20%
B. 20% , 40% , 40%
C. 40% , 12% , 48%
D. 10% , 80% , 10%
-
Câu 5:
Hợp chất A chứa nguyên tố: Fe và O . Trong phân tử A có 5 nguyên tử và MA = 160 (g/mol). Tìm công thức hoá học của A?
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. MgO
-
Câu 6:
Hợp chất A chứa nguyên tố: Fe và O . Trong phân tử A có 7 nguyên tử và MA = 232 (g/mol). Tìm công thức hoá học của A?
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Fe2O2
-
Câu 7:
Phân tử khối của CuO, CaCl2, Mg(NO3)2 lần lượt là:
A. 80 đvC, 95 đvC, 148 đvC
B. 46 đvC, 95 đvC, 86 đvC
C. 80 đvC, 111 đvC, 148 đvC
D. 72 đvC, 111 đvC, 86 đvC
-
Câu 8:
Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì
A. CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên
B. Có 3 nguyên tử oxi trong phân tử
C. Phân tử khối là 96 đvC
D. Tất cả các đáp án
-
Câu 9:
Biết nguyên tử khối của Mg là 24. Khối lượng của một nguyên tử Mg là:
A. 3,9852. 10-24gam
B. 3,9852. 10-25gam
C. 3,9852. 10-23gam
D. 39852. 10-24gam
-
Câu 10:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Số hạt electrob của X là:
A. 13
B. 14
C. 11
D. 12
-
Câu 11:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Số hạt nơtron của X là:
A. 10
B. 12
C. 15
D. 18
-
Câu 12:
Tổng số hạt trong một nguyên tử X là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hỏi nguyên tử X có bao nhiêu hạt electron?
A. 12
B. 14
C. 13
D. 15
-
Câu 13:
Hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, cách để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
A. lọc
B. chiết
C. đốt
D. gạn
-
Câu 14:
Các chất xuất hiện trong các nhận định dưới đây:
- Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.
- Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.
- Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfam.
A. que diêm, quặng, bóng đèn điện.
B. quặng, thủy tinh, đồng.
C. lưu huỳnh, đồng.
D. lưu huỳnh, canxi photphat, thủy tinh, đồng, vonfam.
-
Câu 15:
Cho 10 g CaCO3 vào một bình kín rồi đun nóng tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được CaO và CO2. Thể tích khí CO2 ở đktc là
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
-
Câu 16:
Cho a gam sắt vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc. Giá trị của a là
A. 5,6 gam
B. 11,2 gam
C. 16,8 gam
D. 22,4 gam
-
Câu 17:
Cho 5,6 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Sau phản ứng thu được V lít khí Hiđro ở đktc. Tính khối lượng HCl đã tham gia phản ứng
A. 7,3 gam
B. 3,65 gam
C. 73 gam
D. 36,5 gam
-
Câu 18:
Cho 5,6 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Sau phản ứng thu được V lít khí Hiđro ở đktc. Tính khối lượng FeCl2 thu được sau phản ứng
A. 5,6 gam
B. 11,2 gam
C. 12,7 gam
D. 11,7 gam
-
Câu 19:
Cho 5,6 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Sau phản ứng thu được V lít khí Hiđro ở đktc. Tìm V
A. 1,12 lít
B. 4,48 lít
C. 3,36 lít
D. 2,24 lít
-
Câu 20:
Cân bằng phương trình hóa học sau: \(C_3H_4O + O_2 \to CO_2 + H_2O\) và cho biết hệ số của nguyên tố O2 sau khi phương trình cân bằng
A. 1,5
B. 2,5
C. 3,5
D. 4,5
-
Câu 21:
Cho phương trình hóa học sau: \(CuFeS_2 + O_2 \to CuO + Fe_2O_3 + SO_2\) Dùng phương pháp kim loại – phi kim cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ tổng hệ số của tất cả các chất trong phương trình sau khi cân bằng là:
A. 28
B. 29
C. 30
D. 31
-
Câu 22:
Cho 10 g CaCO3 vào một bình kín rồi đun nóng tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được CaO và CO2. Khối lượng CaO tạo thành sau phản ứng là
A. 5,6 gam
B. 11,2 gam
C. 56 gam
D. 112 gam
-
Câu 23:
Cho 10 g CaCO3 vào một bình kín rồi đun nóng tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được CaO và CO2. Thể tích khí CO2 ở đktc là
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
-
Câu 24:
Cho a gam sắt vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc.Giá trị của a là
A. 5,6 gam
B. 11,2 gam
C. 16,8 gam
D. 22,4 gam
-
Câu 25:
Cho 5,6 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Sau phản ứng thu được V lít khí Hiđro ở đktc. Tìm V
A. 1,12 lít
B. 4,48 lít
C. 3,36 lít
D. 2,24 lít
-
Câu 26:
Cho phương trình hóa học sau: NH3 + O2 → NO + H2O Dùng phương pháp kim loại – phi kim cân bằng phương trình hóa học trên và cho biết hệ số NH3 và O2 tối giản nhất trong phương trình lần lượt là:
A. 5;4
B. 4;5
C. 3;5
D. 2;5
-
Câu 27:
Còn có thể điều chế khí oxi bằng cách đun nóng kali clorat KClO3 (chất rắn màu trắng). Khi đun nóng 24,5 g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiêm có khối lượng là 13,45 g. Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất của phản ứng phân huỷ là 80%.
A. 8,84g
B. 7,74g
C. 6,64g
D. 5,54g
-
Câu 28:
Cho 9 gam nhôm cháy trong oxi thu được 10,2 gam nhôm oxit. Tính khối lượng oxi đã phản ứng
A. 1,7 gam
B. 1,6 gam
C. 1,5 gam
D. 1,2 gam
-
Câu 29:
Cho sắt tác dụng với axit clohiđric thu được 11,43 gam muối sắt (II) clorua và 0,18 gam khí hiđro bay lên. Tổng khối lượng chất phản ứng là
A. 11,61 gam
B. 12,2 gam
C. 11 gam
D. 12,22 gam
-
Câu 30:
Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 gam hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 trong không khí. Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.
A. 8
B. 24
C. 16
D. 6
-
Câu 31:
Đốt cháy m gam chất Y cần dùng 6,4 g oxi thu được 4,4 gam khí CO2 và 3,6 g H2O. Khối lượng m có giá trị nào sau đây:
A. 1,8g
B. 3,4g
C. 1,6g
D. 1,7g
-
Câu 32:
Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối MgCl2 và 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng cho phản ứng?
A. 29,2 gam
B. 14,6 gam
C. 12,7 gam
D. 10,95 gam
-
Câu 33:
Đun nóng ống nghiệm có chứa một ít đường. Đường trắng chuyển dần thành màu đen, đồng thời có những giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là
A. Đường trắng chuyển thành màu đen.
B. Có giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm.
C. Đun nóng.
D. Cả A và B.
-
Câu 34:
Do đâu mà khi bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric, có sủi bọt ở vỏ quả trứng?
A. Canxi clorua sinh ra đã bay lên.
B. Khí cacbon đioxit thoát ra.
C. Hơi nước bay lên.
D. Khí oxi bay lên.
-
Câu 35:
Dấu hiệu nào để xác định có phản ứng hóa học xảy ra khi đun nóng đường?
(1) có hơi nước tạo thành.
(2) đường chuyển thành màu đen (than).
(3) than không tan trong nước.
A. 1 và 2.
B. 1 và 3.
C. 2 và 3.
D. 1; 2 và 3.
-
Câu 36:
Hiện tượng nào sau đây được gọi là hiện tượng vật lí? Hiện tượng hóa học?
a/ Người ta điều chế nhôm nguyên chất từ quặng boxit Al2O3
b/ Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén
c/ Nhôm để trong không khí lâu ngày thành nhôm oxit
d/ Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn
e/ Để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá
f/ Khí oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật sống được trong nước
g/ Cho quả trứng gà vào cốc chứa axit clohidric thì trứng nổi lên rồi chìm xuống trong rất lạ mắt
h/ Trứng để lâu ngày bị thối
A. hiện tượng vật lí là: d,e,f ; hiện tượng hóa học là: a, b, c, g, h
B. hiện tượng vật lí là: b,d,e,f ; hiện tượng hóa học là: a, c, g, h
C. hiện tượng vật lí là: b,d,e,f,h ; hiện tượng hóa học là: a, c, g
D. hiện tượng vật lí là: d,e,f,h ; hiện tượng hóa học là: b, a, c, g.
-
Câu 37:
Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thể thay đổi như thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Không xác định được
-
Câu 38:
Cho các quá trình sau, đâu là quá trình hóa học?
A. Đường kính hòa tan vào nước tạo thành nước đường.
B. Nước đường cô cạn thành đường kính
C. Đường kính nung nóng chảy ở nhiệt độ vừa phải tạo thành chất lỏng trong.
D. Đường nóng chảy ở nhiệt độ cao sau một thời gian chuyển thành than.
-
Câu 39:
Khi quét nước vôi (có chất canxi hiđroxit) lên tường sau một thời gian nước vôi sẽ khô đi và hoá rắn (chất rắn là canxi cacbonat) do
A. canxi hiđroxit đã bốc hơi nước.
B. có phản ứng giữa nước vôi với khí cacbonic trong không khí tạo ra canxi cacbonat.
C. có phản ứng giữa nước vôi với khí oxi trong không khí.
D. có phản ứng giữa nước vôi với khí nitơ trong không khí.
-
Câu 40:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất của định luật bảo toàn khối lượng? 1. Trong phản ứng hoá học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. 2. Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. 3. Trong phản ứng hoá học, nguyên tử không bị phân chia. 4. Số phần tử các chất sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.
A. 1 và 4
B. 1 và 3
C. 3 và 4
D. 1 và 2