Đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
-
Câu 1:
Bắn một chùm tia αđâm xuyên qua một mảnh kim loại. hỏi khi một hạt nhân bị bắn phá, có khoảng bao nhiêu hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử? biết rằng đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
A. 106.
B. 107.
C. 108.
D. 109.
-
Câu 2:
Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
A. 4m.
B. 40 m.
C. 400 m.
D. 4000 m.
-
Câu 3:
Nguyên tử natri có 11 electron ở vỏ nguyên tử và 12 nơtron trong hạt nhân. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là
A. ≈ 1,0.
B. ≈ 2,1.
C. ≈ 0,92.
D. ≈ 1,1.
-
Câu 4:
Cho các phát biểu sau:
(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.
(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.
(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.
(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 5:
Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X, Y lần lượt là
A. Fe và S
B. S và O
C. C và O
D. Pb và Cl
-
Câu 6:
Trong tự nhiên tìm được hai đồng vị của nguyên tố X. Khảo sát cho thấy cứ 100 nguyên tử của X thì có 73 nguyên tử 63X. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của X là 63,546, số khối của đồng vị còn lại là
A. 64
B. 65
C. 66
D. 67
-
Câu 7:
Thực nghiệm chỉ ra rằng các nguyên tử bền có tỉ lệ số nơtron/số proton nằm trong khoảng 1 ≤ N/P ≤ 1,5 (trừ trường hợp nguyên tử H). Một nguyên tử X bền có tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 13. X là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây?
A. liti
B. beri
C. cacbon
D. nitơ
-
Câu 8:
Oxit X có công thức R2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. X là chất nào dưới đây (biết rằng trong hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron) ?
A. N2O.
B. Na2O.
C. Cl2O.
D. K2O.
-
Câu 9:
Nguyên tử nào sau đây có 8 electron ở lớp ngoài cùng?
A. 1632X
B. 1840Y
C. 818Z
D. 2452T
-
Câu 10:
Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 11:
Một nguyên tử có 4 lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng là 7, các lớp trong đều đã bão hòa electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là
A. 35.
B. 25.
C. 17.
D. 7.
-
Câu 12:
Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
-
Câu 13:
Trong nguyên tử X, lớp có mức năng lượng cao nhất là lớp M. Phân lớp p của lớp này có 4 electron. Số electron của nguyên tử X là
A. 6.
B. 16.
C. 18.
D. 14.
-
Câu 14:
Cấu hình electron nào sau đây viết sai?
A. 1s22s22p5
B. 1s22s22p63s23p64s1
C. 1s22s22p63s23p64s24p5
D. 1s22s22p63s23p63d34s2
-
Câu 15:
A và B là hai nguyên tố đều có cùng số electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên tố s hoặc p. biết rằng tổng số proton trong A và B là 32, A có ít hơn B một lớp electron. Số electron lớp ngoài cùng của A và B là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Hợp chất MXa có tổng số proton là 58. Trong hạt nhân M, số nowtron nhiều hơn số proton là 4. Trong hạt nhân X, số proton bằng số nowtron. Phân tử khối của MXa là
A. 116.
B. 120.
C. 56.
D. 128.
-
Câu 17:
Trong số các nguyên tử và ion sau đây, có bao nhiêu hạt có 8 electron ở lớp ngoài cùng? 1939X+ , 1840Y , 1735Z- , 816T , 2040A
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 18:
Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì lien tiếp. Phân tử khối của A là
A. 96
B. 78
C. 114
D. 132
-
Câu 19:
X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. X thuộc chu kì nhỏ và Y thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
B. X và Y đều là những kim loại.
C. X và Y đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn.
D. X và Y đều có cùng số lớp electron bão hòa.
-
Câu 20:
Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tang dần theo thứ tự:
A. X < Y < Z < T.
B. T < Z < X < Y.
C. Y < Z < X < T.
D. Y < X < Z < T.
-
Câu 21:
Nguyên tố R thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R có điện tích là:
A. 35
B. 35+
C. 35-
D. 53
-
Câu 22:
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A, ở hai chu kì lien tiếp, ZX < ZY và Y là nguyên tố thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số hạt proton, nơtron, electron trong X và Y là 156, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. X là
A. As
B. P
C. O
D. Ca
-
Câu 23:
Cho các phát biểu sau:
F là phi kim mạnh nhất.
Li là kim loại có độ âm điện lướn nhất.
He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.
Be là kim loại yếu nhất trong nhóm IIA.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Cho điện tích hạt nhân O(Z = 8), Na(Z = 11), Mg(Z = 12), Al(Z = 13) và các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?
A. Al3+ < Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na.
B. Al3+ < Mg2+ < Al < Mg < Na < O2-.
C. Na < Mg < Al < Al3+ < Mg2+ < O2-.
D. Na < Mg < Mg2+ < Al3+ < Al < O2-.
-
Câu 25:
Nguyên tố A và B thuộc hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử A và B là 23. Biết rằng A và B ở hai nhóm A liên tiếp và dạng đơn chất của chúng rất dễ tác dụng với nhau tạo thành hợp chất X. biết rằng ZA < ZB. Kết luận nào sau đây là sai?
A. A và B đều là các phi kim.
B. Độ âm điện của A lớn hơn B.
C. Trong hợp chất của A với hidro, tỉ lệ phần trăm về khối lượng của A là 88,9%.
D. Hợp chất của B với oxi, trong đó B có hóa trị cao nhất, có công thức hóa học B2O3.
-
Câu 26:
Hợp cất khí của nguyên tố R với hidro có công thức hóa học RH4. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, R chiếm 46,67% về khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kì
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 27:
X là nguyên tố thuộc nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:
(1) X có 4 lớp electron và có 20 electron p.
(2) X có 5 electron hóa trị và 8 electron s.
(3) X có thể tạo được hợp chất bền với oxi có công thức hóa học XO2 và XO3.
(4) X có tính kim loại mạnh hơn so với nguyên tố có số thứ tự 33.
(5) X ở cùng nhóm với nguyên tố có số thứ tự 14.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 28:
Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì.
Có các phát biểu sau đây:
(1) Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(3) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(4) Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(5) Hóa trị trong hợp chất với hidro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2. Tổng số proton và nơtron của R < 34. R là:
A. O
B. C
C. N
D. S
-
Câu 30:
A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y lần lượt là:
A. Na và K
B. K và Rb
C. Li và Na
D. Rb và Cs
-
Câu 31:
Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Tính kim loại – phi kim;
(2) Độ âm điện;
(3) Khối lượng nguyên tử;
(4) Cấu hình electron nguyên tử;
(5) Nhiệt độ sôi của các đơn chất;
(6) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit;
(7) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một chu kì là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 32:
Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi;
(2) Bán kính nguyên tử;
(3) Tính kim loại – phi kim;
(4) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một nhóm A là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 33:
Oxit của A có công thức hóa học AxOy là hợp chất khí, trong đó oxi chiếm 69,57% về khối lượng. Biết rằng 5,6 lít khí này ở đktc có khối lượng là 11,5 gam. Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tố A thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
(2) A là phi kim.
(3) A có độ âm điện lớn hơn oxi.
(4) Bán kính nguyên tử của A nhỏ hơn P.
(5) Hợp chất AxOy ở trên là oxit ứng với hóa trị cao nhất của A.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 34:
Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn, MA < MB. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít khí hidro (đktc). Kim loại B là
A. K
B. Rb
C. Ba
D. Sr
-
Câu 35:
Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại (cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì lien tiếp của bảng tuần hoàn) tan trong dung dichh HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của muối cacbonat có phân tử khối nhỏ hơn là
A. 56,2%
B. 62,69%
C. 29,6%
D. 25,3 %
-
Câu 36:
Nguyên tố Q tạo được với hidro hợp chất khi có công thức hóa học H2Q, trong đó Q chiếm 94,12% về khối lượng. Trong oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của Q, phần tram khối lượng của oxi là
A. 33,3%
B. 50,0%
C. 42,9%
D. 60,0%
-
Câu 37:
Nguyên tử của nguyên tố Z có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Số hiệu nguyên tử của Z là
A. 24
B. 34
C. 36
D. 16
-
Câu 38:
Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết:
Tổng số proton trong hợp chat M2X bằng 46.
Trong hạt nhân của M có n – p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.
Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử.
Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X lần lượt là
A. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị
B. 19, 8 và liên kết ion
C. 15, 16 và liên kết ion
D. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị
-
Câu 39:
Trong tự nhiên, kali có 3 đồng vị : 1939K (x1 = 93,258%) ; 1940K (x2%) ; 1941K (x3%). Biết nguyên tử khối trung bình của kali là 39,13. Giá trị của x2 và x3 lần lượt là
A. 0,012% và 6,73%
B. 0,484% và 6,73%
C. 0,484% và 6,258%
D. 0,012% và 6,258%
-
Câu 40:
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. kim loại.
B. cộng hóa trị.
C. ion.
D. cho – nhận.