Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022
Trường THPT Gia Định
-
Câu 1:
Trên đường đến cơ quan bằng xe ô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh X đã va chạm với xe đạp điện do chị Z là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị Z bị thương nhẹ. Anh X định bỏ đi nhưng anh M là người chứng kiến đã giữ lại, hai bên xảy ra xô xát, anh M đánh anh X khiến anh bị chấn thương sọ não phải nhập viện khẩn cấp. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Anh X, chị Z và anh M.
B. Anh X và anh M.
C. Anh M và chị Z.
D. Anh X và chị Z.
-
Câu 2:
Tài sản của vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kì hôn nhân được gọi là tài sản ...............
A. bố mẹ cho con.
B. thừa kế của con.
C. riêng của vợ hoặc chồng.
D. chung của vợ và chồng.
-
Câu 3:
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền ..............
A. sử dụng hay bán.
B. bán hay cho thuê.
C. chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
D. sở hữu, sử dụng, định đoạt.
-
Câu 4:
Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về .............
A. quyền và nghĩa vụ.
B. quyền và trách nhiệm.
C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. trách nhiệm và pháp lý.
-
Câu 5:
Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về .............
A. trách nhiệm pháp lý.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. thực hiện pháp luật.
D. trách nhiệm trước Tòa án.
-
Câu 6:
Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng giữa các dân tộc.
B. Bình đẳng giữa các địa phương.
C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.
-
Câu 7:
Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và Pháp luật tôn trọng, bảo vệ là quyền bình đẳng giữa các ...............
A. cá nhân.
B. tổ chức.
C. tôn giáo.
D. dân tộc.
-
Câu 8:
Trong cơ quan quyền lực của Nhà nước việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số là thể hiện quyền bình đẳng ..............
A. giữa các dân tộc.
B. tham gia quản lí nhà nước.
C. giữa các công dân.
D. giữa các vùng, miền.
-
Câu 9:
Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân ?
A. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thành phần xã hội.
C. Bình đẳng tôn giáo.
D. Bình đẳng dân tộc.
-
Câu 10:
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ..............
A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
C. các quy tắc quản lý nhà nước.
D. trật tự, an toàn xã hội.
-
Câu 11:
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản, đó là quan hệ ...............
A. sở hữu, hợp đồng.
B. hành chính, mệnh lệnh.
C. sản xuất, kinh doanh.
D. trật tự, an toàn xã hội.
-
Câu 12:
Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng ..............
A. về quyền và nghĩa vụ.
B. trong sản xuất.
C. trong kinh tế.
D. về điều kiện kinh doanh.
-
Câu 13:
Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là thể hiện quyền bình đẳng .............
A. trong kinh doanh.
B. trong lao động.
C. trong tài chính.
D. trong tổ chức.
-
Câu 14:
Không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại có ảnh hưởng tới chức năng làm mẹ là thể hiện ...............
A. bình đẳng trong sản xuất.
B. bất bình đẳng trong kinh doanh.
C. bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 15:
Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi được gọi là ..............
A. làm việc.
B. kinh doanh.
C. đầu tư.
D. sinh lời.
-
Câu 16:
Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa ?
A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.
B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
C. Các dân tộc được duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình.
D. Các dân tộc không được duy trì những lê hộ riêng của dân tộc mình.
-
Câu 17:
Một trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là ?
A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đều được phát huy.
B. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình.
C. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì.
D. Chỉ duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, không duy trì văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
-
Câu 18:
Bình đẳng giữa cha mẹ và con có nghĩa là ..............
A. cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.
B. cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai.
C. cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai.
D. cha mẹ yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
-
Câu 19:
Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây ?
A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình.
B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con.
D. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển.
-
Câu 20:
Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là .............
A. doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.
B. các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau.
C. doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.
D. mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau.
-
Câu 21:
Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.
-
Câu 22:
Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là .............
A. ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
C. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.
D. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.
-
Câu 23:
Người phải chịu hình phạt tù là phải chịu trách nhiệm ..............
A. hình sự.
B. hành chính.
C. kỷ luật.
D. dân sự.
-
Câu 24:
Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là ...............
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm kinh tế.
D. vi phạm quyền tác giả.
-
Câu 25:
Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích ............
A. thẳng tay trừng trị nguời vi phạm pháp luật.
B. cảnh cáo những người khác để họ không vi phạm pháp luật.
C. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.
-
Câu 26:
Nói đến bình đẳng trong kinh doanh là nói đến quyền bình đẳng của công dân ............
A. trước pháp luật về kinh doanh.
B. trong tuyển dụng lao động.
C. trước lợi ích trong kinh doanh.
D. trong giấy phép kinh doanh.
-
Câu 27:
Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ nào dưới đây ?
A. Quan hệ thân nhân.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ hợp tác.
D. Quan hệ tinh thần.
-
Câu 28:
Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử là quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh doanh.
B. Sản xuất.
C. Lao động.
D. Công dân.
-
Câu 29:
Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Bình đẳng.
B. Tự nguyện.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Hai bên cùng hợp tác có lợi.
-
Câu 30:
Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là ..............
A. các bên cùng có lợi.
B. bình đẳng.
C. đoàn kết.
D. tôn trọng lợi ích.
-
Câu 31:
Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở điểm nào sau đây?
A. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. Lựa chọn nghành, nghề, địa điểm kinh doanh.
D. Lựa chọn thủ đoạn để thu lợi trong kinh doanh.
-
Câu 32:
Người phải chịu trách nhiệm hình sự có thể chịu .................
A. hình phạt tù.
B. phê bình.
C. hạ bậc lương.
D. kiểm điểm.
-
Câu 33:
Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là bình đẳng về .................
A. trách nhiệm pháp lý.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. trách nhiệm và chính trị.
-
Câu 34:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con ?
A. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt cho cả con trai và con gái.
B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi.
C. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con.
D. Cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai.
-
Câu 35:
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là ............
A. mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hơp với khả năng của mình.
B. mọi người đều có quyền lựa chọn và không cần đáp ứng yêu cầu nào.
C. mọi người đều có quyền làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình.
D. mọi người đều có quyền được nhận lương như nhau.
-
Câu 36:
Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ không được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
B. Tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
C. Cơ hội tiếp cận việc làm.
D. Không phân biệt điều kiện làm việc.
-
Câu 37:
Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con ?
A. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập.
B. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
D. Cha mẹ được quyền quyết định việc lựa chọn trường, chọn ngành học cho con.
-
Câu 38:
Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?
A. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng.
B. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 39:
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân ...............
A. đều có quyền như nhau.
B. đều có nghĩa vụ như nhau.
C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
-
Câu 40:
Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm .............
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. bồi thường.
D. dân sự.