Đề thi HK1 môn Địa lí 7 năm 2021-2022
Trường THCS Đống Đa
-
Câu 1:
Hãy cho biết đâu là nguyên nhân hình thành nên các hoang mạc ở vùng trung tâm châu Á và Ô-xtrây-li-a?
A. dòng biển lạnh chạy ven bờ.
B. vị trí nằm cách xa biển.
C. gió tín phong khô nóng thổi quanh năm.
D. bề mặt địa hình là các cao nguyên rộng lớn.
-
Câu 2:
Khi nói về nguyên nhân hình thành các hoang mạc dọc hai bên đường chí tuyến, đâu không phải là nguyên nhân?
A. Có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
B. Diện tích lục địa rộng lớn.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
D. Có sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến.
-
Câu 3:
Em hãy cho biết đâu là hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới?
A. Ô-xtrây-li-a
B. Thar.
C. Gô-bi.
D. Xa-ha-ra.
-
Câu 4:
Con người tiến vào khai thác, cải tạo và làm thay đổi bộ mặt nhiều hoang mạc là nhờ vào những tiến bộ của khoa học kĩ thuật nào?
A. Kĩ thuật khoan sâu.
B. Kĩ thuật điện tử - tin học.
C. Kĩ thuật hàng không.
D. Kĩ thuật sản xuất vật liệu mới.
-
Câu 5:
Ở khu vực nào của hoang mạc, tập trung dân cư khá đông để phát triển trồng trọt và chăn nuôi?
A. trung tâm hoang mạc
B. các con đường qua hoang mạc
C. trên ốc đảo
D. rìa hoang mạc
-
Câu 6:
Bên cạnh chăn nuôi du mục, hoạt động kinh tế cụ thể nào cũng mang lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc?
A. trồng cây lương thực.
B. trồng cây công nghiệp.
C. khai thác và chế biến gỗ.
D. du lịch.
-
Câu 7:
Cho biết ở hoang mạc đối tượng nào được sử dụng làm phương tiện di chuyển đặc trưng của con ngườ?
A. tuần lộc.
B. lạc đà.
C. ô tô.
D. xe thồ.
-
Câu 8:
Hãy cho biết các loài vật nuôi nào là chủ yếu ở hoang mạc?
A. trâu, bò.
B. dê, cừu, lạc đà.
C. lợn, gà.
D. gia cầm.
-
Câu 9:
Ở khu vực hoang mạc thì hoạt động kinh tế nào của con người là chủ yếu?
A. chăn nuôi du mục.
B. du lịch.
C. khai khoáng.
D. trồng trọt.
-
Câu 10:
Châu lục hầu như không có hoang mạc trên thế giới là?
A. châu Phi.
B. châu Á.
C. châu Mĩ.
D. châu Âu.
-
Câu 11:
Đâu không là cơ chế giúp các loài động, thực vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt ở hoang mạc?
A. hạn chế sự thoát hơi nước.
B. tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng.
C. rút ngắn thời kì sinh trưởng.
D. kéo dài thời kì sinh trưởng.
-
Câu 12:
Hãy cho biết vùng nào của nước ta thực tế được dự báo trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng băng tan ở hai cực?
A. duyển hải Nam Trung Bộ.
B. đồng bằng sông Hồng.
C. đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ.
-
Câu 13:
Hãy giải thích tại sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ?
A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.
B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.
C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan.
D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn
-
Câu 14:
Cho biết hiện nay đâu là hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh?
A. băng tan ở hai cực.
B. mưa axit.
C. bão tuyết.
D. khí hậu khắc nghiệt
-
Câu 15:
Em hãy cho biết ở đới lạnh, khu vực nào có Mặt Trời di chuyển suốt ngày đêm ở đường chân trời trong suốt 6 tháng liền?
A. Vòng cực Bắc (Nam).
B. Cực Bắc (Nam).
C. Từ vòng cực đến vĩ tuyến 800
D. Từ vĩ tuyến 800 đến hai cực.
-
Câu 16:
Hãy cho biết đặc điểm nào không được xem là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?
A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.
B. Nhiệt độ trung bình luôn dưới – 100C
C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm).
D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C.
-
Câu 17:
Đâu là nguyên nhân chính khiến cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?
A. Do con người dùng tàu phá băng
B. Do Trái Đất đang nóng lên
C. Do nước biển dâng cao.
D. Do ô nhiễm môi trường nước.
-
Câu 18:
Hãy cho biết đâu là thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh?
A. rừng rậm nhiệt đới.
B. xa van, cây bụi.
C. rêu, địa y.
D. rừng lá kim.
-
Câu 19:
Chọn phương án đúng: Loại động vật nào không sống ở đới lạnh?
A. Voi.
B. Tuần lộc
C. Hải cẩu
D. Chim cánh cụt
-
Câu 20:
Để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh, đâu không là đặc điểm của động vật ở đới lạnh?
A. Lông dày.
B. Mỡ dày.
C. Lông không thấm nước.
D. Da thô cứng.
-
Câu 21:
Hãy giải thích nguyên nhân khiến các loài cá voi và nhiều loài thú ở đới lạnh đang có nguy cơ tuyệt chủng?
A. khí hậu khắc nghiệt, vượt quá giới hạn sinh thái của chúng.
B. ô nhiễm môi trường.
C. hiện tượng băng tan ở hai cực.
D. hoạt động săn bắt quá mức của con người.
-
Câu 22:
Loại phương tiện nào được sử dụng phổ biến ở khu vực đới lạnh?
A. lạc đà.
B. xe trượt.
C. tàu thuyền.
D. ô tô.
-
Câu 23:
Cho biết khu vực nào có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất?
A. Môi trường đới nóng.
B. Môi trường đới ôn hòa.
C. Môi trường hoang mạc.
D. Môi trường đới lạnh.
-
Câu 24:
Cho biết hiện nay vấn đề nào đang là chủ đề bức xúc ở khu vực đới lạnh?
A. Khí hậu – Tài nguyên.
B. Tài nguyên – Nhân lực.
C. Nhân lực – Khoa học.
D. Khoa học – Môi trường.
-
Câu 25:
Vấn đề nào hiện nay cần được cải thiện ở khu vực đới lạnh?
A. Thiếu nhân lực, nguy cơ tuyệt chủng động vật quý
B. Nguy cơ tuyệt chủng động vật quý và nguồn tài nguyên giàu có
C. Ô nhiễm môi trường, nguy cơ tuyệt chủng động vật quý
D. Thiếu nhân lực, môi trường bị ô nhiễm
-
Câu 26:
Cho biết đâu là địa bàn cư trú của các dân tộc sống bàng nghề săn bắt?
A. Bắc Âu và Bắc Mĩ.
B. Bắc Mĩ và đảo Grơn-len.
C. Bắc Á và Bắc Âu.
D. Bắc Âu và đảo Grơn-len.
-
Câu 27:
Xác định đâu là hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc?
A. Chăn nuôi tuần lộc, cừu và dê.
B. Đánh bắt cá và nuôi tuần lộc.
C. Săn thú có lông và chăn nuôi cừu, đánh bắt cá.
D. Trồng các cây ăn quả ôn đới.
-
Câu 28:
Xác định đâu là các nguồn tài nguyên ở đới lạnh?
A. Hải sản, thú có lông quý, khoáng sản.
B. Hải sản, các loài bò sát, côn trùng.
C. Thú có lông quý, các loài thủy sản.
D. Băng tuyết, các loài chim.
-
Câu 29:
Cho biết cây lúa nước, đậu tương, bông được trồng chủ yếu tại vùng khí hậu nào?
A. vùng Địa Trung Hải.
B. vùng cận nhiệt đới gió mùa.
C. vùng ôn đới hải dương.
D. vùng hoang mạc.
-
Câu 30:
Xác định đâu là mặt hàng nông sản xuất khẩu rất nổi tiếng của các nước ôn đới?
A. lúa gạo, ngô, thịt lợn, thịt bò.
B. hoa quả nhiệt đới, lúa mì, thịt bò, lông cừu.
C. lúa mì, ngô, thịt gà, thịt lợn.
D. lúa mì, ngô, thịt bò, sữa, lông cừu.
-
Câu 31:
Xác định hai hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chính ở đới ôn hòa?
A. hộ gia đình và hợp tác xã.
B. trang trại và nông trường quốc doanh.
C. hộ gia đình và trang trại.
D. hợp tác xã và nông trường quốc danh.
-
Câu 32:
Hãy cho biết rượu vang nổi tiếng ở vùng có khí hậu?
A. Địa Trung Hải.
B. Cận nhiệt đới gió mùa.
C. Ôn đới hải dương.
D. Hoang mạc ôn đới.
-
Câu 33:
Xác định đâu là biện pháp góp phần lớn vào việc giảm sức ép của đô thị hóa ở lãnh thổ phía đông Trung Quốc?
A. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản và thủy điện ở phía tây.
B. Xây dựng tuyến đường sắt đông – tây.
C. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên lãnh thổ phía tây.
D. Xuất khẩu lao động sang các nước khác.
-
Câu 34:
Cho biết đâu không là biện pháp quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung” của các nước đới ôn hòa?
A. Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.
B. Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới.
C. Mở rộng diện tích các đô thị để tăng thêm sức chứa dân cư.
D. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn để giảm áp lực dân số cho các đô thị.
-
Câu 35:
Xác định đâu không phải là nét đặc trưng của các đô thị ở đới ôn hòa?
A. Trình độ đô thị hóa cao.
B. Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
C. Nhiều đô thị mở rộng, kết nối với nhau thành chuỗi hoặc chùm đô thị.
D. Lối sống đô thị bắt đầu được phổ biến rộng rãi hơn.
-
Câu 36:
Hãy cho biết biện pháp nào góp phần lớn vào việc giảm sức ép của đô thị hóa ở lãnh thổ phía đông Trung Quốc?
A. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản và thủy điện ở phía tây.
B. Xây dựng tuyến đường sắt đông – tây.
C. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên lãnh thổ phía tây.
D. Xuất khẩu lao động sang các nước khác.
-
Câu 37:
Xác định đâu không là biện pháp quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung” của các nước đới ôn hòa?
A. Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.
B. Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới.
C. Mở rộng diện tích các đô thị để tăng thêm sức chứa dân cư.
D. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn để giảm áp lực dân số cho các đô thị.
-
Câu 38:
Cho biết đâu là đặc điểm của khí hậu môi trường Địa Trung Hải?
A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.
C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.
D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.
-
Câu 39:
Xác định đâu là thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông?
A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.
B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.
C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.
D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.
-
Câu 40:
Cho biết khu vực môi trường nào chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa?
A. Môi trường ôn đới hải dương.
B. Môi trường ôn đới lục địa.
C. Môi trường hoang mạc.
D. Môi trường địa trung hải.