Đề thi HK1 môn Địa lí 7 năm 2021-2022
Trường THCS Hà Huy Tập
-
Câu 1:
Đâu là nguyên nhân chình khiến trên lãnh thổ châu Á, xuất hiện môi trường hoang mạc với diện tích khá rộng lớn?
A. có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
B. địa hình khuất gió.
C. lãnh thổ rộng lớn, nhiều vùng nằm sâu trong nội địa.
D. đón gió tín phong khô nóng.
-
Câu 2:
Hãy giải thích vì sap môi trường ôn đới hải dương phân bố chủ yếu ở bờ phía Tây lục địa?
A. vị trí giáp biển, có dòng biển lạnh chảy ven bờ.
B. đón gió Tây ôn đới và dòng biển nóng chảy ven bờ.
C. địa hình núi cao, có lượng mưa lớn.
D. đón gió mùa mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
-
Câu 3:
Hãy cho biết tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được quy định đa phần bởi yếu tố nào?
A. lãnh thổ rộng lớn.
B. tiếp giáp các đại dương.
C. vị trí địa lý.
D. các luồng gió thổi theo mùa.
-
Câu 4:
Cho biết đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa?
A. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
B. Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt.
C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp.
D. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim.
-
Câu 5:
Đâu là nguyên nhân khiến trên các vùng vĩ độ cao, nền nông nghiệp kém phát triển hơn?
A. Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai kém màu mỡ.
B. Dân cư thưa thớt, lao động trong nông nghiệp ít.
C. Khí hậu ôn đới lạnh giá, khắc nghiệt, băng tuyết bao phủ.
D. Trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, mang lại hiệu quả thấp.
-
Câu 6:
Cho biết quốc gia nào sau đây nổi tiếng về sản xuất các loại rượu vang từ nho?
A. Đức.
B. I-ta-li-a.
C. Hoa Kỳ.
D. Anh.
-
Câu 7:
Đâu là điểm khác biệt căn bản giữa nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến so với nền sản xuất nông nghiệp cổ truyền?
A. Sản xuất với quy mô nhỏ, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nhà.
B. Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, tạo ra khối lượng nông sản lớn, chất lượng cao.
C. Kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất sản xuất thấp.
D. Chủ yếu sử dụng các giống địa phương thuần chủng, ít lai tạo giống mới.
-
Câu 8:
Các sản phẩm của nền nông nghiệp tại đới ôn hòa không nhằm mục đích chính?
A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến..
B. Tiêu dùng trong nước.
C. Làm thức ăn cho chăn nuôi.
D. Tạo nguồn hàng xuất khẩu.
-
Câu 9:
Đâu là nguyên nhân khiến các vùng công nghiệp mới như Tây Nam Hoa Kỳ, Đông Á, Đông Nam Ô-xtrây-li-a phân bố chủ yếu ở ven các đại dương lớn?
A. đây là vùng tập trung nhiều khoáng sản giàu có, đa dạng.
B. có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
C. khu vực tập trung nhiều thành phố, đô thị lâu đời.
D. thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
-
Câu 10:
Cho biết sự phân bố các vùng công nghiệp mới ở đới ôn hòa được cho có đặc điểm chung là gì?
A. tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm lãnh thổ.
B. tập trung ở những khu vực có khoáng sản giàu có, đa dạng.
C. tập trung chủ yếu ở ven các vùng biển, đại dương lớn.
D. tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc lãnh thổ.
-
Câu 11:
Cho biết vùng Đông Bắc Hoa Kì sớm trở thành cái nôi của nền công nghiệp Hoa Kì, nguyên nhân do đâu?
A. Điều kiện địa hình, khí hậu thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
B. Dân cư đông đúc, có trình độ kỹ thuật cao.
C. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
D. Có trình độ khoa hoc kĩ thuật hiện đại nhất cả nước.
-
Câu 12:
Đâu không là đặc điểm công nghiệp của các nước đới ôn hòa?
A. Phần lớn các nước có nền công nghiệp hiện đai.
B. Cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm công nghiệp khai thác và chế biến.
C. Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp nơi.
D. Cung cấp một nửa tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.
-
Câu 13:
Ý nào không phải là hậu quả của việc phát triển quá nhanh các đô thị lớn lớn ở đới ôn hòa?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Ùn tắc giao thông.
C. Chênh lệch giữa dân số nam, dân số nữ.
D. Sức ép lớn về chỗ ở, việc làm.
-
Câu 14:
Cho biết ý nào không được xem là nét đặc trưng của các đô thị ở đới ôn hòa?
A. Trình độ đô thị hóa cao.
B. Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
C. Nhiều đô thị mở rộng, kết nối với nhau thành chuỗi hoặc chùm đô thị.
D. Lối sống đô thị bắt đầu được phổ biến rộng rãi hơn.
-
Câu 15:
Cho biết đâu là điểm khác biệt căn bản về tính chất các đô thị ở đới ôn hòa so với đới nóng?
A. Phổ biến lối sống thành thị trong phần lớn dân cư.
B. Tỉ lệ dân thành thị cao hơn (hơn 75%).
C. Tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới.
D. Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
-
Câu 16:
Cho biết nhân tố nào đã thu hút mạnh mẽ dân cư vào sinh sống ở các đô thị thuộc đới ôn hòa?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
B. Tài nguyên thiên nhiên giàu có.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và dịch vụ.
D. Sự phát triển của nông nghiệp đòi hỏi nhiều lao động
-
Câu 17:
Nguyên nhân chính nào gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ?
A. Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức.
B. Hoạt động du lịch biển.
C. Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển.
D. Sự cố tràn dầu trên biển.
-
Câu 18:
Đâu là vấn đề quan trọng nhất về tài nguyên nước hiện nay ở đới ôn hòa?
A. thiếu nước cho sản xuất.
B. thiếu nước sạch.
C. hạn hán thiếu nước vào mùa khô.
D. nhiễm mặn, nhiễm phèn.
-
Câu 19:
Đâu là tác động trực tiếp của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người?
A. làm mực nước biển dâng cao.
B. Trái Đất nóng lên.
C. làm thủng tầng ô-dôn.
D. gây ra các bệnh về đường hô hấp.
-
Câu 20:
Hãy cho biết hiện tượng thủng tầng ô-dôn sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe con người ?
A. Đem đến các trận mưa a-xit.
B. Gây ra các bệnh về đường hô hấp.
C. Gây ung thư da.
D. Mực nước biển dâng cao.
-
Câu 21:
Đâu là nguyên nhân chính hình thành nên các hoang mạc ở vùng trung tâm châu Á và Ô-xtrây-li-a?
A. dòng biển lạnh chạy ven bờ.
B. vị trí nằm cách xa biển.
C. gió tín phong khô nóng thổi quanh năm.
D. bề mặt địa hình là các cao nguyên rộng lớn.
-
Câu 22:
Hãy cho biết ý nào không phải là nguyên nhân hình thành các hoang mạc dọc hai bên đường chí tuyến?
A. Có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
B. Diện tích lục địa rộng lớn.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
D. Có sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến.
-
Câu 23:
Cho biết hoang mạc nào là hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới?
A. Ô-xtrây-li-a
B. Thar.
C. Gô-bi.
D. Xa-ha-ra.
-
Câu 24:
Xác định châu lục nào trên thế giới được cho hầu như không có hoang mạc?
A. châu Phi.
B. châu Á.
C. châu Mĩ.
D. châu Âu.
-
Câu 25:
Cho biết cơ chế nào không giúp các loài động, thực vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt ở hoang mạc?
A. hạn chế sự thoát hơi nước.
B. tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng.
C. rút ngắn thời kì sinh trưởng.
D. kéo dài thời kì sinh trưởng.
-
Câu 26:
Hoạt động kinh tế mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho các nước ở vùng hoang mạc Tây Nam Á là?
A. chăn nuôi du mục.
B. khai thác dầu khí.
C. du lịch.
D. trồng trọt.
-
Câu 27:
Giải pháp nào là hữu hiệu nhất để chống sa mạc hóa?
A. Tưới nước.
B. Chăn nuôi du mục.
C. Trồng rừng.
D. Trồng cây lương thực.
-
Câu 28:
Cho biết hoạt động nào của con người được cho có tác động làm mở rộng diện tích hoang mạc hóa?
A. Phát triển thủy lợi.
B. Phát triển nông nghiệp.
C. Khoan sâu.
D. Khai thác rừng.
-
Câu 29:
Cho biết khu vực nào ở nước ta hiện nay được cho đang có hiện tượng sa mạc hóa mở rộng?
A. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 30:
Cho biết diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng, nguyên nhân đa phần là do đâu?
A. Cát lấn.
B. Biến đổi khí hậu.
C. Tác động của con người.
D. Các dòng biển lạnh.
-
Câu 31:
Đâu là tác động chủ yếu của dân số tới sự phát triển?
A. Đói nghèo triền miên.
B. Tài nguyên rừng và khoáng sản cạn kiệt.
C. Dịch bệnh tràn lan.
D. Phát triển các ngành kinh tế kĩ thuật cao.
-
Câu 32:
Cho biết biện pháp nào không góp phần giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đô thị?
A. đưa ra chính sách kế hoạch hóa gia đình (mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 – 2 con).
B. đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn để tránh di dân tự do vào các đô thị.
C. tuyên truyền, khuyến khích sinh đẻ ở các đô thị.
D. thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo nhiều việc làm cho dân.
-
Câu 33:
Đâu là nguyên nhân khiến ở nước ta, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng (bốc mùi hôi thối, màu đen đục)?
A. chất thải sinh hoạt của dân cư đô thị.
B. hoạt động sản xuất nông nghiệp.
C. hoạt động dịch vụ du lịch.
D. hoạt động sản xuất công nghiệp.
-
Câu 34:
Hãy cho biết vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng đa phần đều liên quan đến?
A. sản xuất công nghiệp.
B. sản xuất nông nghiệp.
C. gia tăng dân số.
D. hoạt động du lịch.
-
Câu 35:
Đâu không là nguyên nhân hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm?
A. mở rộng diện tích đất canh tác.
B. nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên.
C. chiến tranh tàn phá.
D. con người khai thác quá mức.
-
Câu 36:
Đâu không phải tác động của quá trình đô thị hóa tự phát ở đới nóng?
A. ô nhiễm môi trường.
B. thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. phân bố dân cư hợp lí hơn.
D. sinh ra nhiều tệ nạn xã hội.
-
Câu 37:
Đâu không là biểu hiện của quá trình đô thị hóa ở đới nóng?
A. Tốc độ đô thị hóa cao.
B. Trình đô đô thị hóa cao.
C. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
D. Số siêu đô thị ngày càng nhiều.
-
Câu 38:
Cho biết đâu không phải mục đích các cuộc di dân có tổ chức, có kế hoạch của một số nước ở đới nóng?
A. khai hoang, lập đồn điền trồng cây xuất khẩu.
B. xây dựng các công trình công nghiệp mới.
C. phát triển kinh tế ở các vùng núi hay vùng ven biển.
D. hạn chế tác động của thiên tai.
-
Câu 39:
Hãy cho biết đâu là nguyên nhân chính đến tình trạng di dân tị nạn ở khu vực Nam Á và Tây Nam Á?
A. Thiên tai và kinh tế chậm phát triển.
B. Xung đột tộc, tôn giáo triền miên.
C. Sự nghèo đói và thiếu việc làm.
D. Ô nhiễm môi trường và chiến tranh.
-
Câu 40:
Hình thức di dân nào đã mang lại những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. di dân tự do.
B. di dân phong trào.
C. di dân có kế hoạch.
D. di dân tránh thiên tai.