Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2022-2023
Trường THPT Duy Tân
-
Câu 1:
Thế nào là nội thủy?
A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở
B. vùng nước tiếp giáp với lãnh hải
C. vùng nước tiếp giáp với đặc quyền kinh tế
D. vùng nước tiếp giáp với thềm lục địa
-
Câu 2:
Vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào?
A. có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác quản lí tất cả các nguồn tài nguyên, các nước khác không có quyền tự do về hàng hải, hàng không
B. có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn cho phép các nước tự do về hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm
C. cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển
D. nước ta không có chủ quyền về mặt khai thác, quản lí các nguồn tài nguyên
-
Câu 3:
Vùng biển nào mà Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do hoạt động?
A. nội thủy
B. lãnh hải
C. tiếp giáp lãnh hải
D. đặc quyền kinh tế
-
Câu 4:
Đâu là điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi?
A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ
B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan
C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo
D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
-
Câu 5:
Bán bình nguyên điển hình nhất ở khu vực nào?
A. Đông Bắc
B. Đông Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 6:
Dựa vào nguồn gốc hình thành, địa hình khu vực đồng bằng nước ta gồm các loại nào?
A. Đồng bằng ven biển và đồng bằng châu thổ
B. Tam giác châu và đồng bằng ven biển
C. Đồng bằng châu thổ và bán bình nguyên
D. Đồng bằng ven biển và tam giác châu
-
Câu 7:
Địa hình nào thích hợp nhất đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả?
A. Cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du
B. Bán bình nguyên đồi và trung du, đồng bằng châu thổ
C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới
D. Vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn
-
Câu 8:
Thiên tai nào xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển nước ta?
A. Bão
B. Sạt lở bờ biển
C. Cát bay, cát chảy
D. Động đất
-
Câu 9:
Đâu là khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi?
A. đất trồng cây lương thực bị hạn chế
B. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông
C. khí hậu phân hoá phức tạp
D. khoáng sản có nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian
-
Câu 10:
Vì sao nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức?
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều
B. Địa hình 60% là đồi núi thấp
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa
D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển)
-
Câu 11:
Vì sao khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn?
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều
B. Địa hình 85% là đồi núi thấp
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa
D. Tiếp giáp với Biển Đông
-
Câu 12:
Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu nào sau đây?
A. Lục địa
B. Hải dương
C. Địa Trung Hải
D. Nhiệt đới ẩm
-
Câu 13:
Đâu là ranh giới cuối cùng của gió mùa đông bắc?
A. dãy núi Hoàng Liên Sơn
B. dãy Hoành Sơn
C. dãy Bạch Mã
D. dãy Trường Sơn Nam
-
Câu 14:
Nhân tố quan trọng nào sẽ dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta?
A. Lãnh thổ kéo dài theo Bắc – Nam
B. Ảnh hưởng của địa hình
C. Hoạt động của Tín Phong
D. Hoạt động của gió mùa
-
Câu 15:
Nhân tố nào quan trọng nhất dẫn đến sự phân hóa khí hậu giữa các khu vực nước ta?
A. Hoạt động của gió mùa
B. Ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn
C. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang
D. Địa hình 3/4 là đồi núi
-
Câu 16:
Vì sao chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?
A. trong năm có hai mùa mưa và khô
B. độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều
C. mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn
D. đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều
-
Câu 17:
Đâu là khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp?
A. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu
B. sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng
C. khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô
D. sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc nam
-
Câu 18:
Nhân tố nào ảnh hưởng quyết định đến hệ thống cây trồng của nước ta phong phú, đa dạng?
A. địa hình
B. đất
C. khí hậu
D. nguồn nước
-
Câu 19:
Vùng biển miền Trung không phải là nơi có yếu tố nào sau đây?
A. đường bờ biển khúc khuỷu
B. thềm lục địa thu hẹp
C. nhiều bãi triều thấp phẳng
D. phổ biến cồn cát, đầm phá
-
Câu 20:
Vùng nào ở nước ta là nơi có thềm lục địa hẹp nhất?
A. Vùng biển Nam Trung Bộ
B. Vùng biên Nam Bộ
C. Vùng biển Bắc Bộ
D. Vùng biển Bắc Trung Bộ
-
Câu 21:
Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới bao nhiêu m?
A. 400 – 500
B. 500 – 600
C. 600 – 700
D. 700 – 800
-
Câu 22:
Miền nào dưới đây ở nước ta thường thiếu nước rất nghiêm trọng vào mùa khô?
A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
C. Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ
D. Cả nước
-
Câu 23:
Đâu là khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô
B. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng
C. bão lũ, trượt lở đất
D. hạn hán, bão, lũ
-
Câu 24:
Đâu là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao?
A. Hoàng Liên Sơn
B. Ngọc Linh
C. Pu Sam Sao
D. Trường Sơn Bắc
-
Câu 25:
Ta cần thực hiện biện pháp nào sau đây về mặt kĩ thuật canh tác để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi?
A. Ngăn chặn nạn du canh, du cư
B. Áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp
C. Trồng cây theo băng
D. Bảo vệ rừng và đất rừng
-
Câu 26:
Muốn bảo vệ đất đồi núi cần quan tâm đến biện pháp nào?
A. quản lí sử dụng vốn đất hợp lí
B. sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất
C. áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất
D. phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất
-
Câu 27:
Sức ép của dân số lên tài nguyên nước ta thể hiện rõ nhất ở loại tài nguyên nào?
A. Tài nguyên rừng
B. Tài nguyên đất
C. Tài nguyên biển
D. Tài nguyên khoáng sản
-
Câu 28:
Đặc điểm nào không phù hợp với đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam?
A. Mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI
B. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc
C. 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng VIII, IX, X
D. Trung bình mỗi năm có 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta
-
Câu 29:
Điểm cực Đông của nước ta là xã Vạn Thạnh thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Ninh Thuận
B. Đà Nẵng
C. Khánh Hòa
D. Phú Yên
-
Câu 30:
Hoạt động sản xuất trong vụ nào chịu ảnh hưởng của ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?
A. đông xuân
B. hè thu
C. mùa
D. xuân hè
-
Câu 31:
Vì sao gia tăng tự nhiên đã giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn thêm khoảng 1 triệu người?
A. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ
B. y tế phát triển nên tỉ lệ tử thấp
C. sự phát triển kinh tế - xã hội
D. chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên
-
Câu 32:
Vì sao hiện nay dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp?
A. số người trong độ tuổi sinh đẻ ít
B. thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình
C. đời sống nhân dân khó khăn
D. xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến
-
Câu 33:
Sự gia tăng dân số nhanh hiện nay ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nào sau đây?
A. phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
B. cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân
C. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
D. mở rộng thị trường tiêu thụ
-
Câu 34:
Tại sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta?
A. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng
B. tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao
C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp
D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao
-
Câu 35:
Nhận định nào không đúng với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta hiện nay?
A. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao
B. Sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới
C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để
D. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay
-
Câu 36:
Nguồn lao động nước ta dồi dào là điều kiện thuận lợi cho yếu tố nào phát triển?
A. Phát triển những ngành đòi hỏi nhiều lao động
B. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động
C. Tăng thêm lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật
D. Dễ dàng tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến
-
Câu 37:
Nguyên nhân nào dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua?
A. công nghiệp hoá phát triển mạnh
B. quá trình đô thị hoá tự phát
C. mức sống của người dân cao
D. kinh tế phát triển nhanh
-
Câu 38:
Yếu tố nào không phải là hậu quả của quá trình đô thị hoá tự phát ở nước ta?
A. gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm
B. ô nhiễm môi trường
C. an ninh, trật tự xã hội
D. nâng cao đời sống người
-
Câu 39:
Tỉ lệ thị dân của nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số đã chứng tỏ điều gì sau đây?
A. điều kiện sống ở nông thôn tốt hơn
B. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ
C. trình độ đô thị hoá thấp
D. điều kiện sống ở thành thị còn nhiều hạn chế
-
Câu 40:
Đâu là tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế?
A. tạo việc làm cho người lao động
B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C. tăng thu nhập cho người dân
D. tạo ra thị trường có sức mua lớn