Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Vị trí địa lí nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi nào cho nước ta?
A. nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á
B. nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới
C. nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn
D. nước ta có tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào
-
Câu 2:
Ý nào là nguồn lực tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?
A. Chính sách đổi mới của nhà nước trong thời kì mới
B. Nền kinh tế trong nước phát triển
C. Vị trí địa lí thuận lợi
D. Tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào
-
Câu 3:
Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức là loại tài nguyên nào?
A. tài nguyên đất
B. tài nguyên biển
C. tài nguyên rừng
D. tài nguyên khoáng sản
-
Câu 4:
Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta?
A. Đồng bằng
B. Đồi núi thấp
C. Núi trung bình
D. Núi cao
-
Câu 5:
Biểu hiện rõ rệt của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là gì?
A. sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng
B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, …
C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình
D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung
-
Câu 6:
Đâu là ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam?
A. dãy Hoàng Liên Sơn
B. dãy Hoành Sơn
C. sông Cả
D. dãy Bạch Mã
-
Câu 7:
Đâu là khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi?
A. Động đất, bão và lũ lụt
B. Lũ quét, sạt lở, xói mòn
C. Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy
D. Mưa giông, hạn hán, cát bay
-
Câu 8:
Đâu là thế mạnh chủ yếu của khu vực đồi núi nước ta?
A. cây công nghiệp hằng năm
B. cây công nghiệp lâu năm
C. cây lương thực
D. hoa màu
-
Câu 9:
Tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi nước ta dựa vào yếu tố nào?
A. nguồn khoáng sản dồi dào
B. tiềm năng thủy điện lớn
C. phong cảnh đẹp, mát mẻ
D. địa hình đồi núi thấp
-
Câu 10:
Loại khoáng sản nào mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác ở các vùng của Biển Đông?
A. vàng
B. sa khoáng
C. titan
D. dầu mỏ, khí đốt
-
Câu 11:
Dầu mỏ, khí đốt có ở vùng biển nào sau đây của nước ta?
A. Bắc Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 12:
Vùng biển nào ở nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối?
A. Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ
D. Nam Bộ
-
Câu 13:
Vì sao hằng năm lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn?
A. Góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh
B. Phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi
C. Có nhiệt độ cao quanh năm
D. Quanh năm trời trong xanh ít nắng
-
Câu 14:
Nguyên nhân nào sau đây làm tăng cường độ ẩm ở nước ta?
A. các khối khí di chuyển qua biển
B. lượng mưa trung bình năm cao
C. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến
D. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang
-
Câu 15:
Ở nước ta, những nơi nào có lượng mưa lớn nhất?
A. Các đồng bằng châu thổ
B. Các đồng bằng ven biển miền Trung
C. Các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao
D. Các thung lung giữa núi
-
Câu 16:
Đâu là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi?
A. sự bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông
B. sự hình thành các đồng bằng giữa núi
C. sự hình thành các vùng đồi núi thấp
D. sự hình thành các bán bình nguyên xen đồi
-
Câu 17:
Hệ thống sông lớn duy nhất nào ở nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc?
A. Sông Hồng
B. Sông Kì Cùng- Bằng Giang
C. Sông Mê Công
D. Sông Thái Bình
-
Câu 18:
Nơi nào diễn ra sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất?
A. đồng bằng
B. trung du
C. miền núi
D. ven biển
-
Câu 19:
Hình dạng lãnh thổ của nước ta kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta có đặc điểm ra sao?
A. phân hóa đa dạng
B. phân hóa theo chiều Bắc – Nam
C. phân hóa Đông – Tây
D. phân hóa theo độ cao
-
Câu 20:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng nào sau đây?
A. cận nhiệt đới gió mùa
B. ôn đới gió mùa
C. nhiệt đới gió mùa
D. cận xích đạo gió mùa
-
Câu 21:
Đặc điểm nào không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ 160B trở vào)?
A. Quanh năm nóng
B. Về mùa khô có mưa phùn
C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C
D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt
-
Câu 22:
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm nào?
A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn
B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây
C. mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn
D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình
-
Câu 23:
Nguyên nhân cơ bản nào khiến vùng núi phía nam Tây Bắc và có mùa đông bớt lạnh hơn so với vùng núi Đông Bắc?
A. ảnh hưởng của gió Tín phong
B. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến sớm và hướng địa hình
C. áp thấp nóng phía tây từ Ấn Độ - Mianma lấn sang
D. độ cao địa hình và hướng núi
-
Câu 24:
Nguyên nhân cơ bản nào khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh và kéo dài?
A. hướng các dãy núi và vị trí địa lý có vĩ độ cao nhất cả nước
B. vị trí địa lý nằm gần chí tuyến Bắc
C. vị trí địa lí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ
D. hướng nghiêng của địa hình (cao ở tây bắc và thấp dần về phía nam, đông nam)
-
Câu 25:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh?
A. cháy rừng do thời tiết khô hạn
B. khai thác quá mức
C. công tác trồng rừng chưa tốt
D. chiến tranh lâu dài
-
Câu 26:
Nguyên nhân về mặt tự nhiên nào làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm?
A. cháy rừng vì sét đánh
B. công tác trồng rừng chưa tốt
C. chiến tranh lâu dài
D. khai thác quá mức
-
Câu 27:
Nhận định nào đã cho không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta hiện nay?
A. Diện tích đất trống, đồi núi trọc giảm mạnh
B. Diện tích đất đai bị suy thoái chỉ còn không đáng kể
C. Phần lớn diện tích đất đai bị đe dọa hoang mạc hóa
D. Xâm thực, xói mòn đất diễn ra nhiều nơi ở vùng đồi núi
-
Câu 28:
Khu vực nào có hoạt động động đất mạnh nhất nước ta?
A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc
B. Tây Bắc
C. Đông Bắc
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 29:
Trên toàn quốc, mùa bão diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây?
A. từ tháng IV đến tháng IX
B. từ tháng V đến tháng XI
C. từ tháng VI đến tháng XI
D. từ tháng VII đến tháng XII
-
Câu 30:
Bão ở nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng nào sau đây?
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11
-
Câu 31:
Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta xếp thứ 3 sau quốc gia nào?
A. In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin
B. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan
C. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma
D. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a
-
Câu 32:
Dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trong khu vực Đông Nam Á?
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư
-
Câu 33:
Dân tộc ít người nào có dân số đứng thứ 3 ở Việt Nam?
A. Tày
B. Thái
C. Mường
D. Hmong
-
Câu 34:
Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay là gì?
A. thiếu tác phong công nghiệp
B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp
C. đội ngũ lao động có trình độ phân bố không đều theo lãnh thổ
D. số lượng lao động quá đông
-
Câu 35:
Ý nào không phải là hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp
B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp
C. chất lượng nguồn lao động được nâng lên
D. thiếu tác phong công nghiệp
-
Câu 36:
Đâu không phải là thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
B. cần cù, sáng tạo
C. chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên
D. trình độ lao động cao
-
Câu 37:
Đâu là đô thị cổ đầu tiên của nước ta?
A. Phú Xuân
B. Phố Hiến
C. Cổ Loa
D. Tây Đô
-
Câu 38:
Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là gì?
A. Thương mại, du lịch
B. Hành chính, quân sự
C. Du lịch, công nghiệp
D. Công nghiệp, thương mại
-
Câu 39:
Năm 2006, vùng nào của nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Bắc Trung Bộ
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
-
Câu 40:
Đâu là xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta?
A. Tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực II
B. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II
C. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm ti trọng khu vực I
D. Tăng ti trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III