Đề thi HK1 môn Địa lí 10 năm 2020
Trường THPT Tôn Thất Tùng
-
Câu 1:
Phép chiếu bản đồ thế giới người ta dùng phép chiếu nào?
A. Hình trụ đứng
B. Hình nón đứng
C. Phương vị đứng
D. Hình nón ngan
-
Câu 2:
Giữ nguyên được độ dài xích đạo còn độ dài các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra là phép chiếu gì?
A. Phép chiếu phương vị
B. Phép chiếu hình nón
C. Phép chiếu hình trụ
D. Phép chiếu hình nón đứng
-
Câu 3:
Lực Côriolic là lực như thế nào?
A. Làm các vật được đứng yên trên bề mặt đất
B. Làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất
C. Làm các vật thể có trọng lực
D. Làm các vật thể có thể di chuyển trên bề mặt đất
-
Câu 4:
Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
A. 149,6 nghìn km
B. 149,6 triệu km
C. 149,6 tỉ km
D. 140 triệu km
-
Câu 5:
Đá bị dạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn là kết quả của quá trình gì?
A. phong hóa hóa học
B. phong hóa lí học
C. quá trình xâm thực
D. quá trình bóc mòn
-
Câu 6:
Lớp nhân ngoài của Trái Đất không có đặc điểm gì?
A. Độ sâu từ 2900 đến 5100km
B. Áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm
C. Vật chất tồn tại ở trạng thái lỏng
D. Chứa nhiều vật chất khó xác định
-
Câu 7:
Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ đâu đến đâu?
A. Cao áp cận nhiệt đới về hạ áp xích đạo
B. Hạ áp ôn đới về áp cực
C. Cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới
D. Hạ áp ôn đới về cao áp cận chí tuyến
-
Câu 8:
Đặc điểm không đúng với khí Cacbonic ở tầng đối lưu là gì?
A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ
B. Có tác dụng giữ lại gần 1/5 lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất toả vào không gian
C. Khi tỉ lệ này tăng lên sẽ gây nhiều tác hại cho sức khoẻ con người
D. Chiếm tỉ lệ lớn và không gây hại cho con người
-
Câu 9:
Hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ và nhẹ, các hạt tụ lại gọi là gì?
A. Mưa
B. Mây
C. Sương mù
D. Ngưng đọng hơi nước
-
Câu 10:
Vùng dễ sinh ra hoang mạc là vùng nằm dưới đai áp khí hậu nào?
A. Cao áp cận chí tuyến
B. Hạ áp xích đạo
C. Hạ áp ôn đới
D. Cao áp cực
-
Câu 11:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính nào?
A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp
B. Rừng nhiệt đới ẩm
C. Rừng cận nhiệt ẩm
D. Rừng nhiệt đới ẩm
-
Câu 12:
Thổ nhưỡng là gì?
A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thanh từ quá trinh phong hóa đá
B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì
C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt
D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp
-
Câu 13:
Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất biểu hiện của quy luật gì?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
B. Quy luật địa đới
C. Quy luật nhịp điệu
D. Quy luật phi địa đới
-
Câu 14:
Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới?
A. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới
B. Gió mùa, gió tây ôn đới, gió fơn
C. Gió mậu dịch, gió đông cực, gió fơn
D. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực
-
Câu 15:
Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định điều gì?
A. Sinh đẻ và tử vong
B. Sinh đẻ và di cư
C. Di cư và tử vong
D. Di cư và chiến tranh dich bệnh
-
Câu 16:
Chức năng chính trong hoạt động kinh tế ở nông thôn là gì?
A. Công nghiệp
B. Dịch vụ
C. Xây dựng
D. Nông - Lâm - Ngư
-
Câu 17:
Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao?
A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều
B. Phong tục tập quán lạc hậu
C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao
D. Mức sống cao, đời sống dân trí được cải thiện
-
Câu 18:
Phép chiếu phương vị đứng có độ chính xác ở vùng nào?
A. Xích đạo
B. Vĩ độ trung bình
C. Vĩ độ cao
D. Vùng cực, cận cực
-
Câu 19:
Phép chiếu hình nón đứng có độ chính xác ở vùng nào?
A. Xích đạo
B. Vĩ độ trung bình
C. Vĩ độ cao
D. Vùng cực, cận cực
-
Câu 20:
Bản đồ có độ chính xác cao ở xích đạo, càng xa xích đạo càng kém chính xác là phép chiếu nào?
A. Phép chiếu phương vị
B. Phép chiếu hình nón
C. Phép chiếu hình trụ
D. Phép chiếu hình nón đứng
-
Câu 21:
Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm là đặc điểm của phép chiếu nào?
A. Phép chiếu phương vị
B. Phép chiếu hình nón
C. Phép chiếu hình trụ
D. Phép chiếu phương vị đứng
-
Câu 22:
Khi triển khai hình (phép chiếu hình nón) nón ta được một bản đồ hình gì?
A. nón
B. quạt
C. tròn
D. vuông
-
Câu 23:
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về hệ Mặt Trời?
A. Mặt Trời là Thiên Thể duy nhất có khả năng tự phát sáng
B. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời
C. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng
D. Trong hệ Mặt Trời tất cả các hành tinh đều chuyển động tự quay
-
Câu 24:
Quĩ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng hình gì?
A. Tròn
B. Ê líp
C. Không xác định
D. Cầu
-
Câu 25:
Khu vực nào không có Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Vùng cực
B. Xích đạo
C. Chí tuyến Bắc
D. Chí tuyến Nam
-
Câu 26:
Nội lực là gì?
A. lực phát sinh từ vũ trụ
B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất
C. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất
D. lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
-
Câu 27:
Ngoại lực không tác động đến yếu tố nào?
A. Địa hình trên bề Trái Đất
B. Các vùng đồi núi của Trái Đất
C. Sự sắp xếp các dòng vật chất theo trọng lực
D. Các dòng chảy và đồng bằng trên Trái Đất
-
Câu 28:
Mật độ dân số là gì?
A. Số dân sống trên một diện tích lãnh thỗ
B. Số người bình quân sống trên một đơn vị diện tích là km2
C. Số người sống trên một km2
D. Số người hiện cư trú trên một lãnh thỗ
-
Câu 29:
Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất thế giới?
A. Đông Á
B. Nam Á
C. Tây Âu
D. Bắc Mỹ
-
Câu 30:
Cây lương thực chính nào được trồng nhiều ở Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nga, Úc?
A. Lúa mì
B. Lúa mạch
C. Lúa gạo
D. Ngô