Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 10 KNTT năm 2023-2024
Trường THPT Phạm Hùng
-
Câu 1:
Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng nào?
A. Tăng tỉ trọng lao động khu vực I, giảm tỉ trọng lao động khu vực II và III
B. Tăng tỉ trọng lao động khu vực II, giảm tỉ trọng lao động khu vực III
C. Tăng tỉ trọng lao động khu vực II và III
D. Giảm tỉ lao động trọng khu vực I, và II
-
Câu 2:
Nhân tố nào quyết định đến việc phân bố dân cư?
A. Điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình
B. Lịch sử khai thác lãnh thổ
C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
D. Di cư
-
Câu 3:
Cơ cấu dân sô thể hiện được tổng hợp tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia là gì?
A. Cơ cấu dân số theo lao động
B. Cơ cấu dân số theo giới
C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi
D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
-
Câu 4:
Ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá là gì?
A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn
B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát
C. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng
D. Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
-
Câu 5:
Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực?
A. Vai trò
B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ
C. Mức độ ảnh hưởng
D. Thời gian
-
Câu 6:
Tốc độ gia tăng dân số thế giới trong thế kỉ XXI như thế nào?
A. Rất nhanh
B. Nhanh
C. Có xu hướng giảm
D. Không tăng, không giảm
-
Câu 7:
Cơ cấu kinh tế bao gồm những loại nào?
A. Cơ cấu theo ngành, vốn đầu tư và thuế
B. Cơ cấu theo vùng kinh tế và vốn đầu tư nước ngoài
C. Cơ cấu theo thành phần kinh tế và vốn đầu tư nước ngoài
D. Cơ cấu theo ngành, theo thành phần và cơ cấu theo lãnh thổ
-
Câu 8:
Giới hạn dưới của vỏ địa lí ở lục địa là gì?
A. Lớp man – ti trên
B. Hết lớp đất
C. Hết lớp vỏ phong hóa
D. Hết các tầng đá
-
Câu 9:
Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao?
A. Mức sống cao
B. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều
C. Kinh tế- xã hội phát triển ở trình độ cao
D. Phong tục tập quán lạc hậu
-
Câu 10:
Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan theo yếu tố nào?
A. Thời gian
B. Độ cao và hướng địa hình
C. Vĩ độ
D. Khoảng cách gần hay xa đại dương
-
Câu 11:
Đâu là biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai?
A. Nhiệt theo độ cao
B. Khí áp theo độ cao
C. Khí hậu theo độ cao
D. Đất và thực vật theo độ cao
-
Câu 12:
Hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra ở đâu?
A. Chủ yếu ở các nước đang phát triển
B. Chủ yếu ở các nước phát triển
C. Chủ yếu ở các nước châu Phi
D. Ở tất cả các nước
-
Câu 13:
Thế nào là tỉ lệ tăng tự nhiên dân số?
A. Sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô
B. Tổng của tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô
C. Sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư
D. Tương quan giữa số người sinh ra trong năm và số dân trung bình của năm đó
-
Câu 14:
Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành những loại nào?
A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế
C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội
D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp
-
Câu 15:
Gia tăng dân số thực tế là gì?
A. Tổng giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %
B. Hiệu giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %
C. Tổng giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính là ‰
D. Tổng giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư, đơn vị tính là ‰
-
Câu 16:
Dân số thế giới tăng hay giảm là do đâu?
A. Sinh đẻ và tử vong
B. Số trẻ tử vong hằng năm
C. Số người nhập cư
D. Số người xuất cư
-
Câu 17:
Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa yếu tố nào?
A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân
B. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm
C. Số trẻ em nam so với tổng số dân
D. Số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm
-
Câu 18:
Việc phá rừng đầu nguồn dẫn đến hệ quả nào sau đây?
A. Khí hậu điều hòa
B. Mực nước ngầm nâng cao
C. Đất đai xói mòn, rửa trôi
D. Mở rộng phạm vi cư trú của động thực vật
-
Câu 19:
Để đánh giá quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia, người ta dùng chỉ số nào?
A. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
B. Tổng thu nhập quốc gia (GNI)
C. GDP/người
D. GNI/người
-
Câu 20:
Phát biểu nào không đúng về nguồn lực?
A. Là tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có thể được khai thác và không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định
B. Là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định
C. Là hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định
D. Là hệ thống vốn và thị trường có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định
-
Câu 21:
Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố như thế nào?
A. Cần thiết cho quá trình sản xuất
B. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác
C. Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất
D. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất
-
Câu 22:
Để đánh giá mức sống dân cư của một quốc gia, người ta dùng các chỉ số nào?
A. GDP và GNI
B. GDP và GNI/ người
C. GNI và GDP/ người
D. GNI/ người và GDP/ người
-
Câu 23:
Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là sự giảm nhanh của yếu tố nào?
A. Nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao
B. Lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận theo độ cao
C. Nhiệt độ, khí áp và mật độ không khí theo độ cao
D. Nhiệt độ, độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao
-
Câu 24:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ đô thị hoá đang phát triển ở nông thôn?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm
B. Quy mô dân số tăng chậm lại
C. Năng suất lao động ngày càng cao
D. Hoạt động phi nông nghiệp đang tăng nhanh
-
Câu 25:
Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế có đặc điểm gì?
A. Chỉ huy động được nguồn lực trong nước
B. Sẽ huy động được tối đa các nguồn lực
C. Có khả năng tác động tới nguồn lực lao động
D. Chỉ huy động được vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài
-
Câu 26:
Đâu là sự khác biệt giữa tháp mở rộng và tháp thu hẹp?
A. Đáy hẹp, đỉnh phình to
B. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải
C. Đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra
D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh
-
Câu 27:
Cho biết dân số của một quốc gia năm 2010 có 955 triệu người nam và 1036 triệu người nữ. Tỉ số giới tính của quốc gia đó là bao nhiêu?
A. 92%, cứ 92 nam có 100 nữ
B. 92%, cứ 100 nam có 92 nữ
C. 94%, cứ 96 nam có 100 nữ
D. 94%, cứ 100 nam có 96 nữ
-
Câu 28:
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 – 2014 (%)
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết kết cấu dân số nước ta là gì?
A. Dân số già
B. Dân số già và tiếp tục suy giảm
C. Dân số trẻ
D. Dân số trẻ nhưng đang già hóa
-
Câu 29:
Với sự phát triển kinh tế - xã hội của một số quốc gia, nguồn lực có vai trò quan trọng nhất là gì?
A. Ngoại lực
B. Nội lực
C. Vị trí địa lí
D. Tài nguyên thiên nhiên
-
Câu 30:
Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số trẻ?
A. Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít
B. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi rất cao
C. Nguồn lao động dự trữ dồi dào
D. Việc làm, giáo dục, y tế là những vấn đề nan giải và cấp bách
-
Câu 31:
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của tháp dân số kiểu mở rộng?
A. Tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về 2 phía đáy và đỉnh tháp
B. Đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải
C. Tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh
D. Đáy và đỉnh mở rộng, thu hẹp ở giữa
-
Câu 32:
Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là gì?
A. Nguồn lực tự nhiên
B. Nguồn lực tự nhiên – xã hội
C. Nguồn lực từ bên trong
D. Nguồn lực từ bên ngoài
-
Câu 33:
Căn cứ vào yếu tố nào để phân chia thành nguồn lực trong nước và ngoài nước?
A. Nguồn gốc
B. Phạm vi lãnh thổ
C. Mức độ ảnh hưởng
D. Thời gian
-
Câu 34:
Động lực phát triển dân số là tỉ suất nào?
A. Tỉ suất sinh thô
B. Tỉ suất nhập cư
C. Tỉ suất tăng tự nhiên dân số
D. Tỉ suất tăng dân số cơ học
-
Câu 35:
Đâu không phải là nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh thấp?
A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều
B. Phong tục tập quán lạc hậu
C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao
D. Mức sống cao
-
Câu 36:
Khi các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau được gọi là gì?
A. Điều kiện tự nhiên
B. Vỏ Trái Đất
C. Cảnh quan
D. Vỏ địa lí
-
Câu 37:
Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong vỏ địa lí cần hết sức chú ý điều gì?
A. Mỗi thành phần của vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ
B. Sự can thiệp vào mỗi thành phần của vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyền tới các thành phần khác
C. Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của vỏ địa lí cùng một lúc
D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của vỏ địa lí
-
Câu 38:
Nguyên nhân nào tạo nên quy luật phi địa đới?
A. Sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ven bờ
B. Độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi
C. Năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao
D. Năng lượng bên ngoài Trái Đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt Trái Đất
-
Câu 39:
Yếu tố tự nhiên tác động tới điều gì?
A. Tốc độ đô thị hoá
B. Lối sống của dân đô thị
C. Cơ cấu lao động
D. Chức năng và bản sắc đô thị
-
Câu 40:
Đối với sự phát triển của xã hội loài người, môi trường tự nhiên là nhân tố như thế nào?
A. Có vai trò quyết định
B. Có vai trò quan trọng
C. Không đáng kể
D. Không tác động