Đề thi HK1 môn Địa lí 10 KNTT năm 2022-2023
Trường THPT Việt Trì
-
Câu 1:
Địa lí có những đóng góp giá trị cho những lĩnh vực nào?
A. mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng
B. tất cả các linh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ
C. hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế
D. các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng
-
Câu 2:
Nhóm nghề nghiệp nào sau đây liên quan đến thành phần tự nhiên?
A. dân số học, đô thị học
B. khí hậu học, địa chất
C. môi trường, tài nguyên
D. nông nghiệp, du lịch
-
Câu 3:
Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện yếu tố nào sau đây?
A. các đối tượng địa lí trên bản đồ
B. bản chú giải cuả một bản đồ
C. hệ thống đường kinh, vĩ tuyến
D. tỉ lệ của bản đồ so với thực tế
-
Câu 4:
Muốn xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào những yếu tố nào?
A. chú giải và kí hiệu
B. kinh tuyến và chú giải
C. các đường kinh, vĩ tuyến
D. kí hiệu và vĩ tuyến
-
Câu 5:
Phương pháp nào thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
A. Bản đồ - biểu đồ
B. Chấm điểm
C. Kí hiệu
D. Kí hiệu theo đường
-
Câu 6:
Dạng kí hiệu nào dưới đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
A. Tượng hình
B. Hình học
C. Điểm
D. Chữ
-
Câu 7:
Nhận định nào không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?
A. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng
B. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng
C. Xác định được vị trí của đối tượng
D. Thể hiện được quy mô của đối tượng
-
Câu 8:
Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti có tên gọi là gì?
A. mặt Mô-hô
B. tầng đối lưu
C. khí quyển
D. tầng badan
-
Câu 9:
Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày bao nhiêu?
A. 50km
B. 5km
C. 30km
D. 15km
-
Câu 10:
Đâu là tên gọi khác của nhân Trái Đất?
A. Magiê
B. Nife
C. SiAl
D. Sima
-
Câu 11:
Mùa xuân ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày bao nhiêu?
A. 22/6
B. 21/3
C. 22/12
D. 23/9
-
Câu 12:
Muốn phù hợp với thời gian nơi đến, khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến đổi ngày ta cần làm gì?
A. giữ nguyên lịch ngày đến
B. giữ nguyên lịch ngày đi
C. tăng thêm một ngày lịch
D. lùi đi một ngày lịch
-
Câu 13:
Giờ mặt trời còn được gọi là giờ gì?
A. GMT
B. khu vực
C. địa phương
D. múi
-
Câu 14:
Việt Nam nằm ở mảng kiến tạo nào?
A. Nam Cực
B. Phi
C. Âu-Á
D. Bắc Mĩ
-
Câu 15:
Chuỗi hồ Lớn ở cao nguyên Đông Phi được hình thành do tác động nào sau đây?
A. sự vận động nâng lên, hạ xuống
B. các khúc uốn của sông, địa hình
C. động đất, thiên tai và con người
D. các vận động đứt gãy, tách giãn
-
Câu 16:
Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào?
A. Mảng Âu-Á và mảng Thái Bình Dương
B. Mảng Âu-Á và mảng Nam Cực
C. Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia
D. Mảng Âu-Á và mảng Phi-lip-pin
-
Câu 17:
Đâu là nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái?
A. biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra
B. vận động nâng lên và hạ xuống
C. ảnh hưởng của địa hình ven biển
D. tác động của hải lưu chạy ven bờ
-
Câu 18:
Yếu tố nào dưới đây không thuộc về ngoại lực?
A. Kiến tạo
B. Con người
C. Sinh vật
D. Khí hậu
-
Câu 19:
Ngoại lực có nguồn gốc từ vị trí nào của Trái Đất?
A. bên ngoài Trái Đất
B. bên trong Trái Đất
C. nhân của Trái Đất
D. bức xạ của Mặt Trời
-
Câu 20:
Nơi nào dưới đây có lượng mưa ít?
A. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí
B. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp
C. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi
D. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh
-
Câu 21:
Vì sao bán cầu Nam có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn ở bán cầu Bắc?
A. mùa hạ dài hơn, diện tích đại dương lớn hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn
B. diện tích lục địa lớn hơn, góc nhập xạ lớn hơn, có mùa hạ dài hơn
C. diện tích đại dương lớn hơn, thời gian chiếu sáng trong năm ít hơn
D. thời gian chiếu sáng trong năm dài hơn, có diện tích lục địa lớn hơn
-
Câu 22:
Biên độ nhiệt độ năm lớn nhất ở khu vực nào?
A. chí tuyến
B. xích đạo
C. vòng cực
D. cực
-
Câu 23:
Hồ nào dưới đây không phải hồ tự nhiên?
A. Hồ To-ba
B. Ngũ Hồ
C. Hồ Tây
D. Hồ Hòa Bình
-
Câu 24:
Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào dưới đây?
A. Mức độ bốc hơi
B. Lớp phủ thực vật
C. Số lượng sinh vật
D. Đặc điểm địa hình
-
Câu 25:
Đâu là ý nghĩa của hồ đầm nối với sông?
A. giảm lưu lượng nước sông
B. điều hoà chế độ nước sông
C. điều hoà dòng chảy sông
D. làm giảm tốc độ dòng chảy
-
Câu 26:
Sóng xô vào bờ không phải là do nguyên nhân nào?
A. gió
B. bão
C. dòng biển
D. áp thấp
-
Câu 27:
Hình thức dao động của sóng biển theo chiều nào?
A. xô vào bờ
B. chiều ngang
C. thẳng đứng
D. xoay tròn
-
Câu 28:
Đâu là hướng chảy của các dòng biển nóng trong đại Dương thế giới?
A. tây bắc - đông nam
B. đông nam - tây bắc
C. từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp
D. từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao
-
Câu 29:
Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?
A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ
B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ
C. Quyết định thành phần khoáng vật
D. Quyết định thành phần cơ giới
-
Câu 30:
Nêu thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu?
A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc
B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc
C. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng
D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá
-
Câu 31:
Lớp vỏ phong hóa không có tầng nào dưới đây?
A. Chứa mùn
B. Đá mẹ
C. Tích tụ
D. Vô cơ
-
Câu 32:
Vì sao khoảng vài chục mét ở phía trên bề mặt đất là có thực vật sinh sống?
A. ánh sáng, khí, nước, chất dinh dưỡng
B. ánh sáng, khí, nguồn nước, nhiệt độ
C. chất dinh dưỡng, không khí và nước
D. chất dinh dưỡng, nước và ánhh sáng
-
Câu 33:
Phát biểu nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?
A. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển
B. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển
C. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển
D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển
-
Câu 34:
Nhân tố sinh học nào quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật?
A. độ ẩm
B. thức ăn
C. nơi sống
D. nhiệt độ
-
Câu 35:
Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm gì?
A. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau
B. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau
C. Xâm nhập và tác động lẫn nhau
D. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau
-
Câu 36:
Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại Dương như thế nào?
A. độ sâu khoảng 5000m
B. độ sâu khoảng 9000m
C. đáy vực thẳm đại Dương
D. phía trên tầng đá badan
-
Câu 37:
Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là nguyên nhân hình thành quy luật nào?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
B. Quy luật địa ô
C. Quy luật địa đới
D. Quy luật đai cao
-
Câu 38:
Các quy luật nào chủ yếu do nội lực tạo nên?
A. Đai cao, tuần hoàn
B. Thống nhất, địa đới
C. Địa ô, đai cao
D. Địa đới, địa ô
-
Câu 39:
Loại gió nào sau đây không biểu hiện cho quy luật địa đới?
A. Gió mậu dịch
B. Gió tây ôn đới
C. Gió mùa
D. Gió đông cực
-
Câu 40:
Quy luật nào đồng thời do cả nội lực và ngoại lực tạo nên?
A. Đai cao
B. Thống nhất
C. Địa đới
D. Địa ô