Đề thi HK1 môn Địa lí 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Lê Lợi
-
Câu 1:
Nêu các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí?
A. Môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông thuộc nhóm môn khoa học xã hội
B. Được thiết kế theo ba mạch
C. Có tính tích hợp
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 2:
Tính tích hợp của môn Địa lí được thể hiện như thế nào?
A. Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế trong từng nội dung bài học, chủ đề địa lí
B. Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông, ... vào nội dung địa lí
C. Cả đáp án A và B đều đúng
D. Tất cả các đáp án đều sai
-
Câu 3:
Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện yếu tố nào sau đây?
A. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
B. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
C. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
D. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
-
Câu 4:
Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của tỉ lệ bản đồ và lãnh thổ?
A. Tỉ lệ càng nhỏ, lãnh thổ biểu hiện được càng lớn
B. Tỉ lệ càng nhỏ thì độ khái quát hóa càng cao
C. Tỉ lệ bản đồ lớn thì khó xác định các đặc điểm lãnh thổ
D. Tỉ lệ bản đồ nhỏ thường biểu thị lãnh thổ lớn
-
Câu 5:
Yếu tố quan trọng nào được dùng để xác định phương hướng trên bản đồ?
A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ
B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
D. Bảng chú giải
-
Câu 6:
Đâu là cách đọc bản đồ đúng?
A. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ
B. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ
C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu
D. Đọc bảng chú giải
-
Câu 7:
GPS (Global Positioning System) là hệ thống gì?
A. Hệ thống định vị
B. Hệ thống mã hóa thông tin
C. Hệ thống thông tin
D. Đáp án khác
-
Câu 8:
Cấu tạo của hệ thống định vị toàn cầu GPS gồm mấy bộ phận chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 9:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam
B. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km
C. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất
D. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
-
Câu 10:
Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm những thành phần nào?
A. Các loại đá nhất định
B. Đất, nước và không khí
C. Một số mảng kiến tạo
D. Đại dương, lục địa và núi
-
Câu 11:
Nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Xích đạo và vòng cực
B. Vòng cực và chí tuyến
C. Xích đạo và hai cực
D. Vòng cực và hai cực
-
Câu 12:
Quốc gia nào có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất?
A. Liên bang Nga
B. Trung Quốc
C. Ca-na-đa
D. Hoa Kì
-
Câu 13:
Tác động nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
A. Biển tiến, biển thoái
B. Uốn nếp hoặc đứt gãy
C. Nâng lên, hạ xuống
D. Bão, lụt và hạn hán
-
Câu 14:
Động đất, núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng nào?
A. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh
B. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh
C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh
D. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh
-
Câu 15:
Châu thổ sông là kết quả trực tiếp quá trình nào?
A. Phong hoá
B. Bồi tụ
C. Vận chuyển
D. Bóc mòn
-
Câu 16:
Nguyên nhân nào làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng?
A. Lượng mưa trung bình năm nhỏ
B. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn
C. Thảm thực vật rất nghèo nàn
D. Nhiệt độ trung bình năm cao
-
Câu 17:
Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí gì?
A. Chí tuyến lục địa và xích đạo
B. Chí tuyến hải dương và xích đạo
C. Chí tuyến và xích đạo
D. Bắc xích đạo và nam xích đạo
-
Câu 18:
Nhận định nào không đúng về hơi nước trong khí quyển?
A. Vai trò quan trọng với khí hậu toàn cầu
B. Chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, chưa đến 1%
C. Phân bố không đồng đều trên Trái Đất
D. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường
-
Câu 19:
Gió biển có cường độ mạnh nhất khoảng thời gian nào?
A. Giữa khuya
B. Đầu buổi tối
C. Đầu buổi chiều
D. Gần sáng
-
Câu 20:
Hướng gió Mậu dịch bán cầu Bắc là hướng nào?
A. Tây bắc
B. Tây nam
C. Đông bắc
D. Đông nam
-
Câu 21:
Vùng ở sâu trong lục địa mưa rất ít do đâu?
A. Chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch
B. Mưa chủ yếu do ngưng kết tại chỗ
C. Ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến
D. Không có gió từ đại Dương thổi vào
-
Câu 22:
Nhận định nào thể hiện ảnh hưởng của hướng địa hình đến sự phân bố mưa?
A. Khuất gió mưa trung bình
B. Núi cao khô ráo không mưa
C. Đón gió mưa nhiều
D. Càng lên cao mưa càng nhiều
-
Câu 23:
Sông nào nằm trong khu vực ôn đới lạnh?
A. A-ma-dôn
B. Nin
C. I-ê-nit-xây
D. Mê Công
-
Câu 24:
Nêu ý nghĩa của hồ đầm nối với sông?
A. Điều hoà dòng chảy sông
B. Giảm lưu lượng nước sông
C. Điều hoà chế độ nước sông
D. Làm giảm tốc độ dòng chảy
-
Câu 25:
Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất ngày nào?
A. Không trăng và có trăng
B. Trăng tròn và không trăng
C. Trăng khuyết và trăng tròn
D. Trăng khuyết và không trăng
-
Câu 26:
Các dòng biển lạnh thường xuất phát khu vực nào?
A. Vĩ độ 50° - 60°
B. Vĩ độ 30° - 40°
C. Vùng cực
D. Vĩ độ 40° - 500
-
Câu 27:
Phát biểu nào không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương
B. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn
C. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng
D. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có
-
Câu 28:
Phát biểu nào không chính xác với dao động của thuỷ triều?
A. Khác nhau ở các biển
B. Dao động thường xuyên
C. Dao động theo chu kì
D. Chỉ do sức hút Mặt Trời
-
Câu 29:
Nhân tố nào có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?
A. Khí hậu
B. Địa hình
C. Đá mẹ
D. Sinh vật
-
Câu 30:
Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào?
A. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất
B. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí
C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật
D. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất
-
Câu 31:
Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào?
A. Cung cấp vật chất hữu cơ
B. Góp phần làm phá huỷ đá
C. Phân giải, tổng hợp chất mùn
D. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi
-
Câu 32:
Các nhân tố nào của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
A. Hướng nghiêng và độ dốc
B. Hướng sườn và độ cao
C. Độ dốc và hướng sườn
D. Độ cao và hướng nghiêng
-
Câu 33:
Nhận định nào không đúng về đặc điểm của sinh quyển?
A. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển
B. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển
C. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật
D. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét
-
Câu 34:
Nhận định nào đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
A. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở
B. Những cây chịu bóng thường sống trong các bóng râm
C. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo
D. Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo
-
Câu 35:
Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào?
A. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau
B. Xâm nhập và tác động lẫn nhau
C. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau
D. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau
-
Câu 36:
Nhận định nào không đúng về vỏ địa lí?
A. Một thành phần vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác
B. Lãnh thỗ nào cũng có nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau
C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của vỏ địa lí có sự biển đổi
D. Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực
-
Câu 37:
Lớp vỏ địa lí được cấu tạo bởi các thành phần nào?
A. Tầng trầm tích, tầng granit, tầng badan, lớp Manti
B. Khí hậu, thực vật, động vật, địa hình, thổ nhưỡng
C. Đất, đá, sinh vật, địa hình, khí hậu, cảnh quan
D. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển
-
Câu 38:
Theo hướng từ cực về xích đạo, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự nào?
A. Đài nguyên, rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm
B. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng
C. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm
D. Đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá kim, rừng lá rộng
-
Câu 39:
Theo hướng từ xích đạo về cực, các nhóm đất phân bố theo thứ tự nào?
A. Đất pốt dôn, đài nguyên, đen, xám
B. Đất xám, pốt dôn, đài nguyên, đen
C. Đất đen, xám, pốt dôn, đài nguyên
D. Đất pốt dôn, đài nguyên, đen, xám
-
Câu 40:
Phát biểu nào không đúng với các quy luật địa lí chung của Trái Đất?
A. Các quy luật địa đới và phi địa đới không có tác động riêng rẽ
B. Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời với nhau
C. Mỗi quy luật có vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể
D. Mỗi quy luật chi phối mạnh tất cả các hướng phát triển tự nhiên