Đề thi HK1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2022-2023
Trường THPT Minh Long
-
Câu 1:
Trong tự nhiên, các thành phần xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là biểu hiện của quy luật nào?
A. Thống nhất
B. Địa đới
C. Địa ô
D. Đai cao
-
Câu 2:
Quy luật địa ô là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo yếu tố nào?
A. Độ cao
B. Vĩ độ
C. Các mùa
D. Kinh độ
-
Câu 3:
Hai vòng đai nằm ở hai cực có nhiệt độ quanh năm dưới 0oC?
A. Nóng
B. Băng giá vĩnh cửu
C. Ôn hoà
D. Lạnh
-
Câu 4:
Đặc điểm nào sau đây không đúng về đặc điểm của lớp vỏ địa lí?
A. Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa
B. Tầng badan chỉ có ở vỏ Trái Đất ở đại dương và vỏ địa lí ở lục địa
C. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau
D. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu
-
Câu 5:
Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?
A. Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường
B. Nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm băng tăng, nhiều động vật chết
C. Mùa lũ sông diễn ra trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô
D. Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là tác động tích cực của con người tới các thành phần tự nhiên?
A. Con người chặt phá rừng bừa bãi
B. Trồng rừng ngập mặn ven biển
C. Thải nhiều khí CO2 vào môi trường
D. Bón phân, phun nhiều thuốc trừ sâu
-
Câu 7:
Hoạt động nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?
A. Tác động theo các thứ tự
B. Không ảnh hưởng nhau
C. Có mối quan hệ với nhau
D. Không đồng thời tác động
-
Câu 8:
Dựa vào yếu tố nào để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?
A. Độ ẩm
B. Độ phì
C. Độ rắn
D. Nhiệt độ
-
Câu 9:
Hoạt động nào dưới đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?
A. Lâm nghiệp
B. Công nghiệp
C. Ngư nghiệp
D. Nông nghiệp
-
Câu 10:
Nhân tố nào sau đây không làm cho sóng xô vào bờ?
A. Gió
B. Dòng biển
C. Bão
D. Áp thấp
-
Câu 11:
Nhận định nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
A. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng
B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có
C. Là dao động của các khối nước biển và đại dương
D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn
-
Câu 12:
Đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần?
A. Bão
B. Núi lửa
C. Gió
D. Động đất.
-
Câu 13:
Vị trí nào có dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặ Trăng, Mặt Trời, Trái Đất?
A. Lệch nhau góc 60 độ
B. Thẳng hàng với nhau
C. Lệch nhau góc 45 độ
D. Vuông góc với nhau
-
Câu 14:
Rừng phòng hộ thường được trồng ở phần của lưu vực sông?
A. Trung và hạ lưu
B. Thượng và trung lưu
C. Hạ lưu
D. Sát cửa sông
-
Câu 15:
Hồ nào dưới đây không phải hồ tự nhiên?
A. Hồ Hòa Bình
B. Ngũ Hồ
C. Hồ Tây
D. Hồ To-ba
-
Câu 16:
Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Đặc điểm đất, đá
B. Lớp phủ thực vật
C. Đặc điểm địa hình
D. Mức độ bốc hơi
-
Câu 17:
Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng nào trong ngày?
A. Đầu buổi chiều
B. Đầu buổi tối
C. Lúc giữa khuya
D. Lúc gần sáng
-
Câu 18:
Vào mùa hạ, trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á) hút loại gió nào sau đây?
A. Mậu dịch từ bán cầu Nam và tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương
B. Mậu dịch từ bán cầu Nam và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc
C. Tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương và Tín phong bán cầu Bắc
D. Từ Bắc Ấn Độ Dương và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc
-
Câu 19:
Loại gió nào dưới đây thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á?
A. Tín phong bán cầu Bắc.
B. Gió Đông Bắc từ phương Bắc đến
C. Tín phong bán cầu Nam
D. Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương
-
Câu 20:
Đâu là nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực?
A. Không khí càng loãng
B. Góc nhập xạ giảm
C. Thời gian chiếu sáng giảm
D. Áp suất không khí giảm
-
Câu 21:
Điểm khác biệt giữa dải hội tụ nhiệt đới khác với frông là gì?
A. Gây nhiễu loạn thời tiết và gây ra mưa nhiều
B. Di chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
C. Là nơi gặp nhau của các khối khí khác nhau
D. Phạm vi hoạt động hẹp, quanh khu vực xích đạo
-
Câu 22:
Nhân tố nào dưới đây không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?
A. Độ lớn góc nhập xạ
B. Thời gian chiếu sáng
C. Tính chất mặt đệm
D. Độ che phủ thực vật
-
Câu 23:
Các mũi đất ven biển thuộc địa hình nào?
A. Thổi mòn
B. Bồi tụ
C. Mài mòn
D. Băng tích
-
Câu 24:
Hàm ếch sóng vỗ thuộc địa hình nào sau đây?
A. Băng tích
B. Bồi tụ
C. Mài mòn
D. Thổi mòn
-
Câu 25:
Nhận định nào sau đây không đúng với quá trình vận chuyển?
A. Các vật liệu lớn, nặng di chuyển là lăn trên mặt đất dốc
B. Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
C. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
D. Là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ
-
Câu 26:
Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện nào?
A. Uốn nếp
B. Sụt xuống
C. Trồi lên
D. Xô lệch
-
Câu 27:
Sông nào ở Việt Nam chảy trên một đứt gãy kiến tạo?
A. Thu Bồn
B. Cả
C. Đồng Nai
D. Hồng
-
Câu 28:
Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện nào?
A. Sụt xuống
B. Trồi lên
C. Xô lệch
D. Uốn nếp
-
Câu 29:
Hãy cho biết vĩ tuyến nào sau đây nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhất trong năm?
A. Vòng cực
B. Xích đạo
C. Cực
D. Chí tuyến
-
Câu 30:
Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là bao nhiêu?
A. Vĩ độ 23°B
B. Vòng cực Bắc
C. Vĩ độ 30°B
D. Chí tuyến Bắc
-
Câu 31:
Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày bao nhiêu?
A. 22/12
B. 21/3
C. 23/9
D. 22/6
-
Câu 32:
Tiêu chí nào được để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?
A. Sự phân chia của các tầng
B. Đặc tính vật chất, độ dẻo
C. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá
D. Cấu tạo địa chất, độ dày
-
Câu 33:
Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường có đặc điểm ra sao?
A. Con người tập trung đông
B. Vùng bất ổn của Trái Đất
C. Tập trung nhiều đồng bằng
D. Có cảnh quan rất đa dạng
-
Câu 34:
Nhận định nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?
A. Vật chất rắn
B. Nhiệt độ rất cao
C. Nhiều Ni, Fe
D. Áp suất rất lớn
-
Câu 35:
Dạng kí hiệu đã cho nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
A. Tượng hình
B. Chữ
C. Điểm
D. Hình học
-
Câu 36:
Phương pháp kí hiệu không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng
B. Thể hiện được quy mô của đối tượng
C. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng
D. Xác định được vị trí của đối tượng
-
Câu 37:
Đối tượng nào sau đây thường dùng phương pháp kí hiệu để biểu hiện?
A. Tập trung thành vùng rộng lớn
B. Di chuyển theo các hướng bất kì
C. Phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc
D. Phân bố theo những điểm cụ thể
-
Câu 38:
Hãy nêu nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên?
A. Nông nghiệp, du lịch
B. Môi trường, tài nguyên
C. Khí hậu học, địa chất
D. Dân số học, đô thị học
-
Câu 39:
Địa lí có những đóng góp giá trị cho lĩnh vực nào sau đây?
A. Mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng
B. Hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế
C. Các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng
D. Tất cả các linh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ
-
Câu 40:
Học Địa lí sẽ giúp cho kho tàng kiến thức của người học như thế nào?
A. Phong phú
B. Hạn chế
C. Thu hẹp
D. Nghèo nàn