Đề thi HK1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2022-2023
Trường THPT Xuân Huy
-
Câu 1:
Nhận nào đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?
A. Tác động theo các thứ tự
B. Không ảnh hưởng nhau
C. Có mối quan hệ với nhau
D. Không đồng thời tác động
-
Câu 2:
Căn cứ vào yếu tố gì để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?
A. độ ẩm
B. độ phì
C. độ rắn
D. nhiệt độ
-
Câu 3:
Hãy cho biết hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?
A. Lâm nghiệp
B. Công nghiệp
C. Ngư nghiệp
D. Nông nghiệp
-
Câu 4:
Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất đặc trưng gì?
A. Đen
B. Pốtdôn
C. Xám
D. Feralit
-
Câu 5:
Vùng chí tuyến bờ Đông của lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của yếu tố nào?
A. áp cao
B. gió mùa
C. dòng biển
D. Tín phong
-
Câu 6:
Vùng ôn đới bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của yếu tố gì?
A. dòng biển nóng
B. gió địa phương
C. frông ôn đới
D. áp thấp ôn đới
-
Câu 7:
Vùng ôn đới bờ Đông của đại dương có khí hậu như thế nào?
A. ấm, mưa nhiều
B. lạnh, khô hạn
C. lạnh, ít mưa
D. nóng, ẩm ướt
-
Câu 8:
Vùng chí tuyến bờ Tây lục địa có khí hậu như thế nào?
A. lạnh, ít mưa
B. ẩm, mưa nhiều
C. nóng, mưa nhiều
D. khô, ít mưa
-
Câu 9:
Tại lưu vực sông rừng phòng hộ thường được trồng ở khu vực nào?
A. trung và hạ lưu
B. thượng và trung lưu
C. hạ lưu
D. sát cửa sông
-
Câu 10:
Việc nào thể hiện rõ nhất tác dụng điều hoà dòng chảy của thảm thực vật?
A. giảm bớt cường độ của các đợt lũ
B. hạn chế nước chảy tràn trên mặt
C. làm tăng lượng nước dưới đất
D. lớp thảm mục giữ một phần nước
-
Câu 11:
Đâu là nguyên nhân quan trọng góp phần làm cho thuỷ chế sông Mê Công điều hoà hơn sông Hồng?
A. sự điều tiết nước của Biển Hồ
B. mưa tương đối ổn định
C. hệ thống kênh rạch chằng chịt
D. diện tích lưu vục lớn
-
Câu 12:
Vì sao thượng nguồn sông Nin có lưu lượng nước khá lớn?
A. nằm trong kiểu khí hậu xích đạo
B. nguồn nước, ngầm phong phú
C. nằm trong kiểu khí hậu chí tuyến
D. băng tuyết tan khối lượng lớn
-
Câu 13:
Đâu là tính chất của gió Mậu dịch?
A. lạnh khô
B. nóng ẩm
C. ẩm
D. khô
-
Câu 14:
Đâu là đặc điểm của gió mùa?
A. nhiệt độ các mùa giống nhau
B. tính chất không đổi theo mùa
C. hướng gió thay đổi theo mùa
D. độ ẩm các mùa tương tự nhau
-
Câu 15:
Nhận định nào sau đây không đúng với gió mùa?
A. Do chênh lệch áp giữa các đới gây ra
B. Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương
C. Mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền
D. Thường xảy ra ở phía đông đới nóng
-
Câu 16:
Gió Đông cực thổi từ áp cao nào sau đây?
A. cực về ôn đới
B. chí tuyến về xích đạo
C. cực về xích đạo
D. chí tuyến về ôn đới
-
Câu 17:
Nguyên nhân chính nào làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực?
A. không khí càng loãng
B. góc nhập xạ giảm
C. thời gian chiếu sáng giảm
D. áp suất không khí giảm
-
Câu 18:
Đâu là nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu?
A. nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng
B. nhiệt từ các tầng của khí quyển truyền vào
C. nhiệt từ trong lòng Trái Đất truyền ra ngoài
D. bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời xuống Trái Đất
-
Câu 19:
Đâu là đặc điểm của dải hội tụ nhiệt đới khác với frông?
A. Gây nhiễu loạn thời tiết và gây ra mưa nhiều
B. Di chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
C. Là nơi gặp nhau của các khối khí khác nhau
D. Phạm vi hoạt động hẹp, quanh khu vực xích đạo
-
Câu 20:
Nêu tên các khối khí chính trên Trái Đất?
A. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
B. hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo
C. Nam cực, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo
D. Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
-
Câu 21:
Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình nào sau đây?
A. phong hoá
B. bóc mòn
C. vận chuyển
D. bồi tụ
-
Câu 22:
Các cồn (cù lao) sông là kết quả trực tiếp của quá trình nào dưới đây?
A. phong hoá
B. vận chuyển
C. bồi tụ
D. bóc mòn
-
Câu 23:
Những ngọn đá sót hình nấm thuộc địa hình gì?
A. bồi tụ
B. băng tích
C. thổi mòn
D. mài mòn
-
Câu 24:
Yếu tố nào dưới đây không thuộc về ngoại lực?
A. Con người
B. Khí hậu
C. Kiến tạo
D. Sinh vật
-
Câu 25:
Muốn phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương ta phải dựa vào tiêu chí nào?
A. Đặc tính vật chất, độ dẻo
B. Cấu tạo địa chất, độ dày
C. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá
D. Sự phân chia của các tầng
-
Câu 26:
Vận động nội lực theo phương nằm ngang không tạo nên dạng địa hình nào?
A. thành núi uốn nếp
B. những nơi địa luỹ
C. những nơi địa hào
D. lục địa nâng lên
-
Câu 27:
Đâu không phải là nguồn năng lượng sinh ra nội lực?
A. sự dịch chuyển các dòng vật chất
B. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất
C. các phản ứng hóa học khác nhau
D. sự phân huỷ các chất phóng xạ
-
Câu 28:
Hiện tượng động đất, núi lửa thường xảy ra ở khu vực nào sau đây?
A. ngoài biển của mảng ở đại dương
B. vùng rìa của các mảng kiến tạo
C. nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo
D. trung tâm của các mảng kiến tạo
-
Câu 29:
Nơi nào đã cho dưới đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?
A. Cực
B. Chí tuyến
C. Xích đạo
D. Vòng cực
-
Câu 30:
Đối với các nước theo Dương lịch ở bán cầu Bắc đâu là ngày bắt đầu mùa xuân?
A. 01/01
B. 21/3
C. 15/01
D. 05/02
-
Câu 31:
Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày bao nhiêu?
A. 21/3
B. 22/6
C. 22/12
D. 23/9
-
Câu 32:
Vĩ tuyến đã cho nào sau đây nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhất trong năm?
A. Vòng cực
B. Xích đạo
C. Cực
D. Chí tuyến
-
Câu 33:
Đâu không phải là đặc điểm của lớp Manti trên?
A. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng
B. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo
C. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km
D. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển
-
Câu 34:
Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và khu vực nào?
A. phần dưới của lớp Manti
B. nhân trong của Trái Đất
C. nhân ngoài của Trái Đất
D. phần trên của lớp Manti
-
Câu 35:
Đâu là điểm khác nhau cơ bản cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương?
A. lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa
B. lớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit
C. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan
D. vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit
-
Câu 36:
Ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường có đặc điểm gì?
A. con người tập trung đông
B. vùng bất ổn của Trái Đất
C. tập trung nhiều đồng bằng
D. có cảnh quan rất đa dạng
-
Câu 37:
Đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu?
A. tập trung thành vùng rộng lớn
B. di chuyển theo các hướng bất kì
C. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc
D. phân bố theo những điểm cụ thể
-
Câu 38:
Nêu tên viết tắt của hệ thống định vị toàn cầu?
A. VPS
B. GSO
C. GPS
D. GPRS
-
Câu 39:
Biết rằng cứ 1o có giá trị trung bình là 111,1km. Việt Nam trải dài trên 15° vĩ tuyến thì tương ứng với bao nhiêu km?
A. 1666,5km
B. 2360km
C. 3260km
D. 2000,5km
-
Câu 40:
Các hiện tượng nào sau đây dùng phương pháp chấm điểm để thể hiện?
A. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc
B. phân bố theo những điểm cụ thể
C. tập trung thành vùng rộng lớn
D. di chuyển theo các hướng bất kì