Đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022
Trường THPT Hoằng Hóa
-
Câu 1:
Trong quá trình sản xuất phân hóa học có sử dụng nguyên liệu như thế nào?
A. Nguyên liệu tự nhiên
B. Nguyên liệu tổng hợp
C. Nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp
D. Đáp án khác
-
Câu 2:
Hãy cho biết đâu là phân hóa học?
A. Canxi
B. Lưu huỳnh
C. Bo
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 3:
Phân hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng như thế nào?
A. Ít nguyên tố dinh dưỡng
B. Nhiều nguyên tố dinh dưỡng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 4:
Phân hữu cơ chứa nguyên tố dinh dưỡng thuộc nhóm nào?
A. Đa lượng
B. Trung lượng
C. Vi lượng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 5:
Phân vi sinh vật là loại phân có đặc điểm gì?
A. Sản xuất theo quy trình công nghiệp
B. Mà các chất hữu cơ vùi vào đất
C. Chứa các loài vi sinh vật
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 6:
Vì sao thời hạn sử dụng phân vi sinh vật ngắn?
A. Do vi sinh vật có khả năng sống phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh
B. Do vi sinh vật có thời gian tồn tại phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 7:
Thành phần chính của phân vi sinh vật cố định đạm là gì?
A. Than bùn
B. Vi sinh vật nốt sần cây họ đậu
C. Chất khoáng và nguyên tố vi lượng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 8:
Đất nhận chất hữu cơ qua yếu tố nào?
A. Phân bón
B. Xác động vật
C. Xác thực vật sống trong đất
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 9:
Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nguồn sâu, bệnh hại
B. Điều kiện khí hậu, đất đai
C. Giống cây trồng và chế độ chăm sóc
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 10:
Cây trồng dễ mắc sâu bệnh khi nào?
A. Đất thiếu dinh dưỡng
B. Đất thừa dinh dưỡng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 11:
Nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ bao nhiêu?
A. Trên 25°C
B. Dưới 30°C
C. Trên 30°C
D. Từ 25°C ÷ 30°C
-
Câu 12:
Nguyên lí phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng gồm có bao nhiêu đặc điểm?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Đâu là biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh
B. Biện pháp cơ giới, vật lí
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 14:
Biện pháp sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để làm gì?
A. Ngăn chặn thiệt hại do sâu, bệnh gây ra
B. Làm giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 15:
Biện pháp cơ giới, vật lí cụ thể là gì?
A. Bẫy ánh sáng
B. Bắt bằng vợt
C. Bẫy mùi vị
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 16:
Để tăng hiệu quả diệt trừ sâu, bệnh hại, thuốc hóa học bảo vệ thực vật thường được sử dụng với liều lượng như thế nào?
A. Trung bình
B. Cao
C. Thấp
D. Đáp án khác
-
Câu 17:
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ra sao là hợp lí?
A. Đúng thuốc
B. Đúng lúc
C. Đúng liều lượng và nồng độ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Khi bảo quản, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật phải tuân thủ quy định về yếu tố nào?
A. An toàn lao động
B. Vệ sinh môi trường
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 19:
Xác định tên sâu hại lúa?
A. Rầy nâu hại lúa
B. Bạc lá lúa
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 20:
Xác định tên các bệnh hại lúa?
A. Đạo ôn
B. Khô vằn
C. Bệnh bạc lá lúa
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 21:
Đặc điểm gây hại của sâu đục thân bướm hai chấm là gì?
A. Nhánh lúa trở lên vô hiệu
B. Nõn lúa héo
C. Bông bạc
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 22:
Đối với sâu đục thân bướm hai chấm, loại sâu non có đặc điểm như thế nào?
A. Màu vàng nhạt
B. Màu trắng sữa
C. Đầu màu nâu vàng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 23:
Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ, khi trưởng thành thì cánh nào sẽ có hai vân ngang hình làn sóng?
A. Cánh trước
B. Cánh sen
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 24:
Mỗi ổ trứng của rầy nâu hại lúa có khoảng bao nhiêu quả?
A. Dưới 5 quả
B. Trên 12 quả
C. Từ 5 ÷ 12 quả
D. Dưới 12 quả
-
Câu 25:
Rầy nâu hại lúa khi trưởng thành sẽ có màu gì?
A. Màu vàng nâu
B. Màu nâu tối
C. Màu trắng sữa
D. Màu trắng xám
-
Câu 26:
Bệnh bạc lá lúa khi mới xuất hiện có màu gì?
A. Màu xám bạc
B. Màu xanh đậm
C. Màu xanh đậm, sáng
D. Đáp án khác
-
Câu 27:
Bệnh đạo ôn khi mới xuất hiện, vết bệnh có màu gì?
A. Nâu
B. Xám
C. Xanh
D. Xám xanh
-
Câu 28:
Tinh thể protein độc có hình dạng như thế nào?
A. Hình quả trám
B. Hình lập phương
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 29:
Chế phẩm Bt được sử dụng trừ loại sâu nào sau đây?
A. Sâu đo
B. Sâu xanh
C. Sâu róm thông
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 30:
Có bao nhiêu nhóm nấm được ứng dụng rộng rãi trong phòng trừ dịch hại cây trồng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 31:
Khi nhiễm nấm phấn trắng, sau bao lâu sâu bọ sẽ chết?
A. 1 ngày nhiễm bệnh
B. 2 ngày nhiễm bệnh
C. Vài ngày nhiễm bệnh
D. Đáp án khác
-
Câu 32:
Tại sao phải sử dụng phân kali để bón thúc?
A. Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
B. Dễ hòa tan
C. Hiệu quả nhanh
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 33:
Bón phân kali nhiều năm liên tục sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Hóa chua đất
B. Không ảnh hưởng gì đến đất
C. Có lợi cho đất
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 34:
Ở nước ta, đất mặn được hình thành ở khu vực nào?
A. Vùng núi
B. Vùng trung du
C. Vùng đồng bằng ven biển
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 35:
Khi bị khô, đất mặn có đặc điểm như thế nào?
A. Nứt nẻ
B. Rắn chắc
C. Khó làm đất
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 36:
Đất mặn có phản ứng như thế nào?
A. Axit
B. Kiềm yếu
C. Kiềm mạnh
D. Đáp án khác
-
Câu 37:
Đất phèn có thành phần cơ giới như thế nào?
A. Nặng
B. Nhẹ
C. Trung bình
D. Đáp án khác
-
Câu 38:
Trị số pH của đất phèn như thế nào?
A. Trên 4
B. Dưới 4
C. 4
D. Đáp án khác
-
Câu 39:
Đất phèn có độ phì nhiêu như thế nào?
A. Cao
B. Thấp
C. Trung bình
D. Đáp án khác
-
Câu 40:
Người ta thường sử dụng mấy biện pháp để cải tạo đất mặn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4