Đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022
Trường THPT Vĩnh Linh
-
Câu 1:
Phân bón hóa học là phân như thế nào?
A. Phân đơn
B. Phân đa nguyên tố
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 2:
Chất hữu cơ vùi vào đất để làm gì?
A. Đảm bảo cây trồng có năng suất cao
B. Đảm bảo cây trồng có chất lượng tốt
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 3:
Phân bón sử dụng trong nông, lâm nghiệp có những loại nào?
A. Phân hóa học
B. Phân hữu cơ
C. Phân vi sinh vật
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 4:
Phân hóa học có đặc điểm gì?
A. Dễ tan
B. Khó tan
C. Dễ tan, trừ phân lân
D. Khó tan, trừ phân lân
-
Câu 5:
Phân hữu cơ là loại phân bón như thế nào?
A. Sản xuất theo quy trình công nghiệp
B. Mà các chất hữu cơ vùi vào đất
C. Chứa các loài vi sinh vật
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 6:
Bón phân hữu cơ liên tục nhiều năm sẽ như thế nào?
A. Gây hại đất
B. Không gây hại đất
C. Làm chua đất
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 7:
Có mấy loại phân vi sinh vật thường được sử dụng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Phân vi sinh vật chuyển hóa lân là loại phân bón chứa loại vi sinh vật thế nào?
A. Vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan
B. Vi sinh vật chuyển hóa lân dễ tan thành lân khó tan
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 9:
Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào mấy yếu tố?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Điều kiện khí hậu ảnh hưởng tới sâu, bệnh hại cây trồng là gì?
A. Nhiệt độ môi trường
B. Độ ẩm không khí
C. Lượng mưa
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 11:
Độ ẩm không khí ảnh hưởng tới yếu tố nào?
A. Sự sinh trưởng của côn trùng
B. Sự phát triển của côn trùng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 12:
Lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo yếu tố nào?
A. Độ ẩm không khí
B. Lượng mưa
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 13:
Tại sao phải sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Để phát huy ưu điểm
B. Để khắc phục nhược điểm
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 14:
Đâu là biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Biện pháp hóa học
B. Biện pháp điều hòa
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 15:
Biện pháp kĩ thuật phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì?
A. Bón phân hợp lí
B. Luân canh cây trồng
C. Gieo trồng đúng thời vụ
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 16:
Biện pháp hóa học được sử dụng khi nào?
A. Dịch hại tới ngưỡng gây hại
B. Dịch hại mới bắt đầu
C. Các biện pháp phòng trừ khác không đạt hiệu quả
D. Cả A và C đều đúng
-
Câu 17:
Để tăng hiệu quả diệt trừ sâu, bệnh thuốc hóa học bảo vệ thực vật thường được sử dụng với nồng độ như thế nào?
A. Cao
B. Trung bình
C. Thấp
D. Đáp án khác
-
Câu 18:
Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật như thế nào?
A. Giảm năng suất và chất lượng nông sản
B. Phá vỡ thế cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật
C. Làm xuất hiện các quần thể kháng thuốc
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 19:
Việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật phải đúng yếu tố nào?
A. Đúng thuốc
B. Đúng thời gian
C. Đúng nồng độ và liều lượng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 20:
Khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao
B. Sử dụng các loại thuốc phân hủy nhanh trong môi trường
C. Chỉ sử dụng thuốc khi dịch hại tới ngưỡng gây hại
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 21:
Đâu là tên sâu hại lúa?
A. Đạo ôn
B. Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 22:
Đâu là tên bệnh hại lúa?
A. Rầy nâu hại lúa
B. Bạc lá lúa
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 23:
Ổ trứng của sâu đục thân bướm hai chấm có phủ một lớp lông tơ màu gì?
A. Nâu
B. Vàng
C. Vàng nâu
D. Đáp án khác
-
Câu 24:
Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ khi trưởng thành có màu như thế nào?
A. Vàng nhạt
B. Vàng nâu
C. Vàng đục
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 25:
Trứng của rầy nâu hại lúa đẻ như thế nào?
A. Riêng lẻ từng quả
B. Thành từng ổ
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 26:
Đặc điểm cánh của rầy nâu hại lúa trưởng thành là gì?
A. Đôi cánh dài có chiều dài 1/3 thân
B. Đôi cánh dài có chiều dài 2/3 thân
C. Đôi cánh ngắn dài 2/3 thân
D. Đôi cánh ngắn dài 1/3 thân
-
Câu 27:
Bệnh đạo ôn do yếu tố nào gây ra?
A. Vi khuẩn gây ra
B. Nấm gây ra
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 28:
Bệnh đạo ôn gây hại cho lúa ở vị trí nào?
A. Ngọn
B. Thân
C. Rễ
D. Tất cả các bộ phận trên đất
-
Câu 29:
Có các loại chế phẩm bảo vệ thực vật nào?
A. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu
B. Chế phẩm vi rút trừ sâu
C. Chế phẩm nấm trừ sâu
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 30:
Chế phẩm N.P.V được sử dụng để trừ loại sâu nào?
A. Sâu róm thông
B. Sâu đo
C. Sâu xanh
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 31:
Có mấy nhóm nấm gây bệnh cho sâu bọ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Đáp án khác
-
Câu 32:
Sâu bọ khi nhiễm nấm phấn trắng có đặc điểm gì?
A. Cơ thể cứng lại
B. Cơ thể trắng như rắc bột
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 33:
Tại sao lại sử dụng phân đạm để bón thúc?
A. Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
B. Dễ hòa tan
C. Hiệu quả nhanh
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 34:
Bón phân đạm nhiều năm liên tục sẽ gây ra hậu quả gì cho đất?
A. Hóa chua đất
B. Không ảnh hưởng gì đến đất
C. Có lợi cho đất
D. Đáp án khác
-
Câu 35:
Ở nước ta, đất mặn được hình thành do nguyên nhân chính nào sau đây?
A. Nước biển tràn vào
B. Ảnh hưởng của nước ngầm
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 36:
Khi bị ướt, đất mặn có đặc điểm gì?
A. Dẻo
B. Dính
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 37:
Đất mặn có phản ứng như thế nào?
A. Trung tính
B. Axit
C. Kiềm mạnh
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 38:
Người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây để cải tạo đất mặn?
A. Biện pháp thủy lợi
B. Biện pháp bón vôi
C. Trồng cây chịu mặn
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 39:
Người ta sử dụng đất mặn để làm gì?
A. Trồng lúa
B. Trồng cói
C. Nuôi trồng thủy sản
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 40:
Hoạt động của vi sinh vật đất phèn như thế nào?
A. Mạnh
B. Yếu
C. Trung bình
D. Cả 3 đáp án trên