Đề thi HK1 môn Công nghệ 10 KNTT năm 2022-2023
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Cho biết: Giá thể than bùn là gì?
A. Giá thể được tạo ra từ xác các loại thực vật khác nhau, thủy phân trong điều kiện kị khí.
B. Giá thể tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ.
C. Giá thể được tạo ra bởi quá trình đốt vỏ trấu của hạt thóc trong điều kiện kị khí.
D. Giá thể tạo ra từ vỏ dừa.
-
Câu 2:
Đâu là khái niệm về giá thể trấu hun đúng?
A. Giá thể được tạo ra từ xác các loại thực vật khác nhau, thủy phân trong điều kiện kị khí.
B. Giá thể tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ.
C. Giá thể được tạo ra bởi quá trình đốt vỏ trấu của hạt thóc trong điều kiện kị khí.
D. Giá thể tạo ra từ vỏ dừa.
-
Câu 3:
Cho biết: Bước 1 của quy trình sản xuất than bùn?
A. Tập kết than bùn sau khi khai thác về nơi chế biến như sân phơi, nhà xưởng.
B. Phơi khô than bùn ngoài không khí và nghiền nhỏ.
C. Phối trộn với vôi bột, chất phụ gia, chế phẩm vi sinh vật, sau đó ử một thời gian.
D. Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây.
-
Câu 4:
Cho biết: Bước 3 của quy trình sản xuất than bùn?
A. Tập kết than bùn sau khi khai thác về nơi chế biến như sân phơi, nhà xưởng.
B. Phơi khô than bùn ngoài không khí và nghiền nhỏ.
C. Phối trộn với vôi bột, chất phụ gia, chế phẩm vi sinh vật, sau đó ử một thời gian.
D. Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây.
-
Câu 5:
Cho biết: Phân bón được sản xuất theo quy trình công nghệ là gì?
A. Phân bón hóa học
B. Phân bón hữu cơ
C. Phân bón vi sinh
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 6:
Xác định hình ảnh nào sau đây là phân đạm?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 7:
Đâu là hình ảnh mô tả về phân lân?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 8:
Đâu là hình ảnh của phân NPK?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 9:
Đâu không phải là đặc điểm của phân bón hữu cơ?
A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng
B. Tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định
C. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
D. Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp
-
Câu 10:
Cho biết: Sử dụng phân hóa học nhiều năm sẽ?
A. Làm đất chua
B. Không làm hại đất
C. Tăng độ phì nhiêu
D. Tăng độ tơi xốp cho đất
-
Câu 11:
Chọn ý đúng: Đặc điểm phân bón vi sinh?
A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng
B. Chứa vi sinh vật sống
C. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 12:
Đâu là ý đúng: Phân bón vi sinh chứa?
A. Vi sinh vật cố định đạm
B. Vi sinh vật chuyển hóa lân
C. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 13:
Xác định Có mấy phương pháp chọn giống cây trồng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 14:
Cho biết: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hỗn hợp là gì?
A. Đơn giản
B. Dễ thực hiện
C. Ít tốn kém
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 15:
Cho biết: Có phương pháp tạo giống cây trồng nào?
A. Phương pháp lai
B. Phương pháp gây đột biến
C. Công nghệ ren
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 16:
Cho biết: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là?
A. Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hóa học hoặc sinh học gây biến đổi vật chất di truyền của các giống cây trồng nhằm tạo ra các giống mới mang các tổ hợp gene mới, quy định các đặc điểm mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của con người.
B. Phương pháp tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới.
C. Tạo giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước
D. Con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.
-
Câu 17:
Cho biết: Thời gian ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Cuối thế kỉ XVIII
B. Cuối thế kỉ XIX
C. Những năm 70 của thế kỉ XX
D. Năm 2011
-
Câu 18:
Xác định: Thời gian ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?
A. Cuối thế kỉ XVIII
B. Cuối thế kỉ XIX
C. Những năm 70 của thế kỉ XX
D. Năm 2011
-
Câu 19:
Cho biết: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ đâu?
A. Anh
B. Anh, Đức, Hoa Kì
C. Mỹ
D. Đức
-
Câu 20:
Cho biết: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ đâu?
A. Anh
B. Anh, Đức, Hoa Kì
C. Mỹ
D. Đức
-
Câu 21:
Cho biết: Nghề nào sau đây thuộc ngành cơ khí?
A. Sửa chữa
B. Cơ khí chế tạo
C. Hàn
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 22:
Cho biết: Nghề nào không thuộc ngành điện, điện tử, viễn thông?
A. Hệ thống điện
B. Kĩ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp
C. Điện mặt trời
D. Chế tạo khuôn mẫu
-
Câu 23:
Xác định: Yêu cầu đối với người làm việc trong ngành cơ khí là:
A. Vận hành hệ thống điện
B. Sử dụng thiết bị viễn thông
C. Đọc bản vẽ kĩ thuật
D. Lắp ráp mạch điện
-
Câu 24:
Xác định: Kích thước khổ giấy A0 là gì?
A. 1189 x 841
B. 841 x 594
C. 594 x 420
D. 420 x 297
-
Câu 25:
Chọn ý đúng: Kích thước khổ giấy A1 là?
A. 1189 x 841
B. 841 x 594
C. 594 x 420
D. 420 x 297
-
Câu 26:
Cho biết: Trong các khổ giấy sau, khổ giấy nào có kích thước lớn nhất?
A. A0
B. A1
C. A2
D. A3
-
Câu 27:
Cho biết: Theo tiêu chuẩn trình bày kĩ thuật, có mấy loại tỉ lệ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu đứng người ta nhìn theo hướng nào?
A. Từ trước vào
B. Từ trên xuống
C. Từ trái sang
D. Từ phải sang
-
Câu 29:
Cho biết: Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu bằng người ta nhìn theo hướng nào?
A. Từ trước vào
B. Từ trên xuống
C. Từ trái sang
D. Từ phải sang
-
Câu 30:
Hãy cho biết: Hình chiếu đứng ở vị trí nào so với hình chiếu bằng?
A. Phía trên
B. Phía dưới
C. Bên phải
D. Bên trái
-
Câu 31:
Cho biết: Vẽ hình chiếu vuông góc gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 32:
Xác định: Khái niệm mặt cắt là gì?
A. Hình biểu diễn phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
B. Hình biểu diễn phần vật thể nằm dưới mặt phẳng cắt.
C. Hình biểu diễn bao gồm phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt và hình chiếu của phần vật thể còn lại.
D. Đáp án khác
-
Câu 33:
Cho biết: Hình cắt được phân làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 34:
Cho biết: Hình cắt toàn bộ là?
A. Là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể.
B. Là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.
C. Là hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 35:
Hãy cho biết: Hình cắt cục bộ là?
A. Là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể.
B. Là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.
C. Là hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 36:
Cho biết: Theo phân loại, có mặt cắt nào sau đây?
A. Mặt cắt chập
B. Mặt cắt rời
C. Mặt cắt chập, mặt cắt rời
D. Đáp án khác
-
Câu 37:
Hãy cho biết đâu là ý đúng: Mặt cắt rời là?
A. là mặt cắt vẽ ở ngoài hình chiếu.
B. là mặt cắt vẽ ngay trên hình cắt.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 38:
Cho biết: Đường bao ngoài mặt cắt rời vẽ bằng nét?
A. Liền đậm
B. Liền mảnh
C. Đứt mảnh
D. Gạch chấm mảnh
-
Câu 39:
Đâu là vị trí mặt cắt chập?
A. Nằm bên ngoài hình chiếu
B. Nằm trên hình chiếu
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 40:
Đâu là nội dung: Bước đầu tiên trong quy trình trồng trọt?
A. Làm đất, bón lót
B. Gieo hạt, trồng cây
C. Chăm sóc
D. Thu hoạch