Đề thi giữa HK2 môn Tin học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Phát biểu nào dưới đây về kiểu mảng một chiều là phù hợp?
A. Là một tập hợp các số nguyên
B. Độ dài tối đa của mảng là 255
C. Là một dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu
D. Mảng không thể chứa kí tự
-
Câu 2:
Để khai báo số phần tử của mảng trong PASCAL, người lập trình cần:
A. khai báo một hằng số là số phần tử của mảng
B. khai báo chỉ số bắt đầu và kết thúc của mảng
C. khai báo chỉ số kết thúc của mảng
D. không cần khai báo gì, hệ thống sẽ tự xác định
-
Câu 3:
Phát biểu nào dưới đây về chỉ số của mảng là phù hợp nhất?
A. Dùng để truy cập đến một phần tử bất kì trong mảng
B. Dùng để quản lí kích thước của mảng
C. Dùng trong vòng lặp với mảng
D. Dùng trong vòng lặp với mảng để quản lí kích thước của mảng
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây về mảng là không chính xác?
A. Chỉ số của mảng không nhất thiết bắt đầu từ 1
B. Có thể xây dựng mảng nhiều chiều
C. Xâu kí tự cũng có thể xem như là một loại mảng
D. Độ dài tối đa của mảng là 255
-
Câu 5:
Thế nào là khai báo biến mảng gián tiếp?
A. Khai báo mảng của các bản ghi
B. Khai báo mảng xâu kí tự
C. Khai báo mảng hai chiều
D. Khai báo thông qua kiểu mảng đã có
-
Câu 6:
Độ dài tối đa của xâu kí tự trong PASCAL là:
A. 256
B. 255
C. 65535
D. Tùy ý
-
Câu 7:
Cho xâu S là ‘Hanoi-Vietnam’. Kết quả của hàm Length(S) là:
A. 12
B. 13
C. 14
D. 15
-
Câu 8:
Cho xâu S là ‘Hanoi-Vietnam’. Kết quả của hàm Pos(‘Vietnam’,S) là
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 9:
Cho khai báo sau: Var hoten : String;
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Câu lệnh sai vì thiếu độ dài tối đa của xâu
B. Xâu có độ dài lớn nhất là 0
C. Xâu có độ dài lớn nhất là 255
D. Cần phải khai báo kích thước của xâu sau đó
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây về chức năng của kiểu bản ghi là phù hợp nhất?
A. Để mô tả đối tượng chứa nhiều loại thông tin khác nhau
B. Để mô tả nhiều dữ liệu
C. Để mô tả dữ liệu gồm cả số và xâu kí tự
D. Để tạo mảng nhiều chiều
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây về bản ghi là không phù hợp?
A. Bản ghi là dữ liệu có cấu trúc
B. Bản ghi thường có nhiều trường dữ liệu
C. Trường dữ liệu của bản ghi có thể là một kiểu bản ghi khác
D. Bản ghi thường được dùng để thay thế mảng
-
Câu 12:
Cho biến bản ghi sinh_vien gồm các trường ho_ten, ngay_sinh. Biểu thức nào truy cập đến trường ho_ten của bản ghi này?
A. ho_ten;
B. sinh_vien → ho_ten;
C. sinh_vien.(ho_ten,ngay_sinh);
D. sinh_vien.ho_ten;
-
Câu 13:
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về kiểu bản ghi?
A. Kiểu bản ghi là một kiểu dữ liệu có cấu trúc
B. Mỗi bản ghi mô tả một đối tượng, mỗi bản ghi có thể gồm một số thành phần gọi là trường, mỗi trường mô tả một thuộc tính của đối tượng. Giống như kiểu mảng, các thành phần tạo thành một bản ghi phải thuộc cùng một kiểu dữ liệu.
C. Có thể so sánh các bản ghi bất kì với nhau bằng các quan hệ <, >, =, <>
D. Trên các biến bản ghi, ta có thể sử dụng các phép toán số học +, – , *, /
-
Câu 14:
Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về kiểu bản ghi?
A. Có thể so sánh các bản ghi bất kì với nhau bằng các quan hệ <, >, =, <>
B. Kiểu bản ghi là một kiểu dữ liệu có cấu trúc
C. Với A. B là hai biến bản ghi thì ta chỉ có thể dùng lệnh gán A := B trong trường hợp A và B là cùng kiểu
D. Kiểu bản ghi cho chúng ta một phương thức xây dựng các kiểu dữ liệu mới một cách linh hoạt và phong phú. Kiểu bản ghi thường được dùng để mô tả các đối tượng trong các bài toán quản lí
-
Câu 15:
Hãy chọn phương án ghép đúng nhất. Thủ tục chuẩn Insert(S1,S2,vt) thực hiện:
A. Chèn xâu S1 vào S2 bắt đầu từ vị trí vt
B. Chèn xâu S2 vào S1 bắt đầu từ vị trí vt
C. Nối xâu S2 vào S1
D. Sao chép vào cuối S1 một phần của S2 từ vị trí vt
-
Câu 16:
Đoạn chương trình sau in ra kết quả nào ?
Program Welcome ;
Var a : string[10];
Begin
a := ‘tinhoc ’;
writeln(length(a));
End.
A. 6;
B. 7;
C. 10;
D. Chương trình có lỗi;
-
Câu 17:
Cho str là một xâu kí tự, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
for i := length(str) downto 1 do
write(str[i]) ;
A. In xâu ra màn hình;
B. In từng kí tự xâu ra màn hình;
C. In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược, trừ kí tự đầu tiên;
D. In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược; (*)
-
Câu 18:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu kí tự không có kí tự nào gọi là?
A. Xâu không;
B. Xâu rỗng;
C. Xâu trắng;
D. Không phải là xâu kí tự;
-
Câu 19:
Hãy chọn phương án ghép đúng. Tệp văn bản
A. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.
B. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.
C. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.
D. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.
-
Câu 20:
Hãy chọn phương án ghép đúng. Tệp có cấu trúc
A. Cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.
B. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.
C. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.
D. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.
-
Câu 21:
Hãy chọn phương án ghép đúng. Tệp truy cập tuần tự
A. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.
B. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.
C. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.
D. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.
-
Câu 22:
Trong NNLT Pascal, cú pháp để khai báo biến tệp văn bản là
A. var < tên tệp > : txt;
B. var < tên biến tệp > : txt;
C. var < tên tệp > : text;
D. var < tên biến tệp > : text;
-
Câu 23:
Để có thể thao tác với tệp dữ liệu trên đĩa thông qua biến tệp cho trước thì bước đầu tiên chúng ta phải làm gì?
A. Gắn tên tệp cho biến tệp
B. Mở tệp để ghi dữ liệu vào tệp
C. Mở tệp để đọc dữ liệu từ tệp
D. Đóng tệp
-
Câu 24:
Trong NNLT Pascal, cú pháp để gắn tên tệp cho biến tệp là:
A. < biến tệp > := < tên tệp >;
B. < tên tệp > := < biến tệp >;
C. assign ( < biến tệp > , < tên tệp > );
D. assign ( < tên tệp > , < biến tệp > );
-
Câu 25:
Trong NNLT Pascal, cú pháp để mở tệp ở chế độ đọc dữ liệu từ tệp là:
A. repeat( < biến tệp >);
B. reset ( < biến tệp >);
C. restart ( < biến tệp >);
D. rewrite ( < biến tệp >);
-
Câu 26:
Cú pháp của thủ tục đọc dữ liệu từ tệp văn bản là:
A. read ( < biến tệp > , < danh sách biến > );
B. readln ( < biến tệp > , < danh sách biến > );
C. readln ( < tên tệp > , < danh sách biến > );
D. Cả đáp án A và B đều đúng
-
Câu 27:
Cú pháp của thủ tục ghi dữ liệu vào tệp văn bản là:
A. write (< biến tệp > , < danh sách kết quả >);
B. write (< tên tệp > , < danh sách kết quả >);
C. writeln (< biến tệp > , < danh sách kết quả >);
D. Cả đáp án A và C đều đúng
-
Câu 28:
Hàm eof() trả về giá trị TRUE khi nào?
A. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp
B. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới đầu tệp
C. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng
D. Khi con trỏ tệp đang chỉ tới đầu dòng
-
Câu 29:
Hãy viết lệnh tính điện trở tương đương Rtd cho sơ đồ mạch điện gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc song song với nhau:
A. Rtd := R1*R2*R3/(R1*R2 + R2*R3 + R3*R1).
B. Rtd := R1*R2*R3/(R1*R2 + R2*R3 + R3*R1);
C. Rtd := 1/R1 + 1/R2 + 1/R3;
D. Rtd := R1*R2/(R1 + R2) + R3;
-
Câu 30:
Hãy viết lệnh tính điện trở tương đương Rtd cho sơ đồ mạch điện gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp với nhau là:
A. Rtd := R1*R2*R3/(R1*R2 + R2*R3 + R3*R1);
B. Rtd := R1*R2/(R1 + R2) + R3;
C. Rtd := R1*R2*R3/(R1 + R2 + R3);
D. Rtd := R1 + R2 + R3;
-
Câu 31:
Trong mặt phẳng hệ tọa độ Descartes vuông góc, cho 2 điểm M(x1,y1) và N(x2,y2). Hãy viết câu lệnh tính khoảng cách d từ điểm M đến N:
A. d := sqrt(sqr(x1 – x2) + sqr(y1 – y2));
B. d := sqr(sqrt(x1 – x2) + sqrt(y1 – y2));
C. d := sqrt(sqr(x1 + x2) – sqr(y1 + y2));
D. d := sqr(sqrt(x1 + x2) – sqrt(y1 + y2));
-
Câu 32:
Trong mặt phẳng hệ tọa độ Descartes vuông góc, cho điểm M(x, y). Hãy viết câu lệnh tính khoảng cách d từ điểm M đến gốc tọa độ O:
A. d := sqr(x*x + y*y);
B. d := sqrt(sqr(x) + sqr(y));
C. d := sqr(x*x – y*y);
D. d := sqr(sqrt(x) + sqrt(y));
-
Câu 33:
Em hãy cho biết ý kiến nào là đúng. Trong giờ ôn tập về hệ CSDL, các bạn trong lớp thảo luận rất hăng hái. Đề cập đến vai trò của máy khách trong hệ CSDL khách-chủ, có rất nhiều bạn phát biểu:
A. Có nhiệm vụ kiểm tra quyền được truy cập vào CSDL
B. Có quyền xin được cấp phát tài nguyên
C. Không được phép quản lí các giao diện khi thực hiện các chương trình ứng dụng khai thác CSDL
D. Không được phép cài đặt thêm bất kì một CSDL cá nhân nào
-
Câu 34:
CSDL đặt tại một máy, các thành phần của hệ QTCSDL tương tác với nhau tạo nên hệ thống gồm thành phần yêu cầu tài nguyên và thành phần cấp tài nguyên, có trong kiến trúc hệ CSDL nào?
A. Hệ CSDL phân tán
B. Hệ CSDL khách - chủ
C. Hệ CSDL trung tâm
D. Hệ CSDL cá nhân
-
Câu 35:
Hệ thống đăng kí và bán vé máy bay sử dụng kiến trúc hệ CSDL nào?
A. Hệ CSDL phân tán
B. Hệ CSDL khách - chủ
C. Hệ CSDL trung tâm
D. Hệ CSDL cá nhân
-
Câu 36:
Cho biết f1 là biến tệp văn bản và tệp ketqua.txt có nội dung đang lưu trữ là: Tich 2 so la: 20. Hãy cho biết sau khi thực hiện đoạn lệnh sau:
a := 10; b :=2;
assign(f1, 'ketqua.txt');
rewrite(f1);
writeln(f1, 'Thuong 2 so la: ', a/b);
thì tệp ketqua.txt có nội dung gì?
A. Tich 2 so la: 20
B. Tich 2 so la: 20Thuong 2 so la: 5
C. Thuong 2 so la: 5
D. Thuong 2 so la: 5Tich 2 so la: 20
-
Câu 37:
Trong Pascal, thực hiện chương trình VD_bt1_txt dưới đây sẽ ghi kết quả nào trong các kết quả cho dưới đây vào tệp văn bản BT1.TXT ?
ProgramVD_bt1_txt;
Uses crt ;
Var f : text ;
Begin
Clrscr;
Assign(f, ‘BT1.TXT ’) ;
Rewrite(f) ;
Write(f, 123 + 456) ;
Close(f) ;
End .
A. 123 + 456
B. 123456
C. 579
D. 123 456
-
Câu 38:
Trong Pascal, cho trước tệp văn bản BT2.TXT chỉ có một dòng, chứa dòng chữ : CHAO MUNG BAN DEN VOI LAP TRINH ngay ở đầu dòng. Thực hiện chương trình VD_bt2_txt dưới đây, trên màn hình sẽ hiện kết quả nào trong các kết quả cho dưới đây ?
ProgramVD_bt2_txt;
Uses crt ;
Var f : text ;
S : string[13] ;
Begin
Clrscr;
Assign(f, ‘BT2.TXT ’) ;
Reset(f) ;
Read(f, S) ;
Write(S) ;
Close(f) ;
End .
A. CHAO MUNG BAN DEN VOI LAP TRINH
B. CHAO MUNG BAN
C. CHAO MUNG BAN DEN VOI
D. CHAO MUNG
-
Câu 39:
Hãy chọn phát biểu đúng khi nói về hệ CSDL tập trung:
A. Trong hệ CSDL khách-chủ, máy khách được bổ sung dễ dàng
B. Hệ CSDL khách-chủ có hiệu năng hoạt động thấp hơn hệ CSDL trung tâm
C. Hệ CSDL cá nhân có tính an toàn cao hơn hệ CSDL trung tâm
D. Hệ CSDL cá nhân có thể cho nhiều người truy cập cùng lúc
-
Câu 40:
Phương án nào dưới đây là khai báo mảng hợp lệ?
A. Var mang : ARRAY[0..10] OF INTEGER;
B. Var mang : ARRAY[0..10] : INTEGER;
C. Var mang : INTEGER OF ARRAY[0..10];
D. Var mang : ARRAY(0..10) : INTEGER;